Friday, July 18, 2025
spot_img
Home Blog Page 13

Dẫn lễ Thiếu nhi | Chúa nhật 28 Thường niên

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN

Dẫn vào Thánh lễ

Dụ ngôn tổ chức cưới con
Vua mời thực khách họ luôn bất cần
Nước Trời ta được thông phần
Phải mang y phục tinh thần Phúc âm.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ hai mươi tám Thường niên: Tham dự Tiệc cưới Nước Trời (Mt 22,1-10).

Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh tiệc cưới hoàng tử để nói về Nước Trời. Khách được mời dự tiệc đã từ chối những ân huệ Thiên Chúa ban cho họ. Người đi thăm trại, kẻ đi buôn bán, người hành hạ và giết chết sứ giả của nhà vua.

Với chúng ta, được mời dự tiệc Nước Trời là ơn ban và vinh dự. Vì thế, chúng ta hãy chuẩn bị thật kỹ càng cho ngày họp mặt cao quý ấy.

Dâng Thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta biết trân trọng lời mời dự tiệc của Chúa. Chúng ta hãy vui vẻ nhận lời và quyết tâm chuẩn bị/ để xứng đáng tham dự Tiệc cưới Nước Trời. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Is 25,6-10a)
Đức Chúa chiêu đãi muôn dân trên Núi Thánh một bữa tiệc. Trong bữa tiệc ấy, Người sẽ cất khỏi muôn dân sự đau buồn và chết chóc. Người sẽ lau khô những giọt lệ trên mọi khuôn mặt.  Đó là ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta.

Bài đọc 2 (Pl 4,12-14.19-20)
Vì Đức Kitô, Thánh Phaolô bước vào cuộc chiến. Chính Đức Kitô đã ban cho ngài sức mạnh để vượt qua những nghịch cảnh và sẵn sàng chịu đựng tất cả.

Lời nguyện chung
Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, Chúa Kitô mời gọi tất cả chúng ta vào dự Tiệc cưới Nước Trời, nơi Chúa hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tin tưởng vào lời mời của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

1. Chúa Giêsu đi trước để dọn chỗ cho chúng ta trong nhà Cha trên trời. Xin cho mọi tín hữu trong Giáo hội/ tin tưởng đáp lại lời mời dự tiệc của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

2. Tiệc cưới Nước Trời đủ chỗ cho tất cả mọi người trên thế giới. Xin cho những người chưa tin Đức Kitô khắp nơi, nhận được lời mời dự tiệc Nước Trời và quảng đại đáp lại lời mời ấy. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

3. Chúa Kitô ban cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những nghịch cảnh. Xin cho những người đau khổ, những người đang sống trong tuyệt vọng/ biết lấy Chúa Kitô làm sức mạnh cho chính mình. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

4. “Ơn gọi Kitô hữu là ơn gọi nên thánh”. Xin cho các thầy cô giáo lý viên, các anh chị trưởng và các bạn thiếu nhi/ biết quý trọng ơn trở thành con Chúa và con Giáo hội, để chuẩn bị sẵn sàng cho lời mời dự tiệc Nước Trời. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Chúa, Chúa đã chân thành mời gọi chúng con vào Nước Trời. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn xứng đáng, để hân hoan dự tiệc trên trời cùng với tất cả mọi người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần XXVII | Thường niên | Năm A

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Mt 21, 33-43

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh, đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: ‘Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó’. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?” Các ông trả lời, “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”.

Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: ‘Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!’ Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.

SUY NIỆM:

Được ông chủ cho thuê vườn nho là một hạnh phúc, vì nhờ vườn nho này mà họ sẽ được làm việc để bảo đảm cho cuộc sống của mình.

Tuy nhiên những người tá điền đã không biết ơn mà còn muốn chiếm đoạt luôn vườn nho của ông chủ. Hành động gian ác của họ xuất phát từ việc không ý thức mình là ai; giống như Adam và Eva trong vườn địa đàng thuở xưa; và cũng như Luciphe đã không ý thức mình là ai, để muốn cho mình những gì là của Thiên Chúa.

Khi ý thức mình là ai, người ta sẽ rất bình an và lo sống tốt với những gì mình đang có, vì họ biết như vậy là họ đang “nộp hoa lợi” cho ông chủ.

Khi người ta bất an, còn so đo, hơn thua nhau… là khi người ta không muốn “nộp hoa lợi” cho ông chủ. Họ thích sống theo ý mình, họ muốn quản lý vườn nho cuộc đời theo ý họ.

Khi cao ngạo muốn chiếm đoạt quyền của Thiên Chúa, người ta sẽ trở nên gian ác vì họ không đủ khả năng quản lý. Khi khiêm tốn biết quý trọng những gì Chúa ban, người ta sẽ lo sinh lợi cho Thiên Chúa từ những gì Ngài ban.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết mình là ai để có thể sống tốt hơn cuộc sống của mình. Xin cho con biết mình là thụ tạo của Chúa để lo thờ phượng Chúa cho tốt. Xin cho con biết mình là anh chị em với mọi người để lo sống yêu thương nhau.

THỨ HAI

TIN MỪNG: Lc 10, 25-37

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?”

Chúa Giêsu nói tiếp: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: ‘Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông’.

“Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”.

SUY NIỆM:

Đức Giêsu đã cho người thông luật biết điều cốt yếu của Tin mừng là sống tình yêu thương một cách cụ thể giống người Samari dù anh ta không có đạo, chứ đừng nệ vào luật lệ như ông tư tế và trợ tế là những người lãnh đạo tôn giáo.

Sống đạo là sống theo Tin mừng của Đức Giêsu, vì Người “là đường, là  sự thật và là sự sống”. Tin mừng đó chính là tình yêu muốn cứu độ nhân loại. Tin mừng đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu Kitô “là họa ảnh của lòng thương xót”. Tin mừng đó được diễn tả trong chính cuộc đời của người môn đệ Đức Giêsu.

“Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” cũng phải là tâm nguyện từng giây từng phút trong suốt cuộc đời chúng ta. Và câu trả lời đã được chính Đức Giêsu nói lên trong đoạn Tin Mừng hôm nay: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót”. Khi biết xót thương, chúng ta đang tìm sự sống đời đời và làm cho đời thêm tươi đẹp.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con nhận ra được sứ điệp chính yếu trong Tin mừng của Đức Giêsu là con được Chúa yêu thương. Từ đó mời gọi con hãy trở nên giống Đức Giêsu trong tình yêu thương cụ thể, biết hạ mình xuống để đến với mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh. Xin đừng để bất cứ điều gì cản trở bước đường yêu thương của con. Amen.

THỨ BA

TIN MỪNG: Lc 10, 38-42

Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với”.

Nhưng Chúa đáp: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.

SUY NIỆM:

Phác họa vài hình ảnh những người bạn của Đức Giêsu:

  • Đón tiếp Ngài: Khi đến nhà ai, lẽ thường tình ta xem họ là người thân, hoặc trước lạ sau quen.  Đức Giêsu đến ngôi nhà ở Bêtania rất nhiều lần và xem đây như nhà của  mình. Chính vì vậy 3 chị em Matta, Maria, Lazarô xem Ngài như người nhà của họ. Mỗi khi Ngài đến họ rất vui mừng, mỗi khi Ngài đi họ nhớ, và mong ngày Ngài trở lại. Cho nên thái độ đầu tiên của những người bạn thân là mong được đón tiếp nhau.
  • Phục vụ: Mỗi người một cách thức khác nhau, Matta phục vụ bằng những lo lắng bên ngoài như chuyện ăn uống, nghỉ ngơi cho Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài, vì tính cách của bà là một người hoạt động ; Maria phục vụ bằng việc ngồi tâm sự với Chúa vì tính cách của cô là một người sống nội tâm ; còn Lazarô chắc chắn cũng có cách thức phục vụ của anh, thân thiết đến mức khi hay tin anh chết, Chúa Giêsu phải rơi lệ. Nói chung, mỗi người một tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều là phục vụ Chúa Giêsu.

Như vậy những người bạn của Chúa Giêsu là những người có liên hệ và sống mối thân tình với Ngài; sẵn sàng dùng hết khả năng và sức lực để phục vụ Ngài.

Thực sự Đức Giêsu không cần được phục vụ, vì Ngài là đến là “để phục vụ”, nhưng phục vụ Đức Giêsu ở đây là chia sẻ sứ mạng với Ngài, được làm việc với Ngài cho Nước Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa cho con được biết Đức Giêsu. Con xin Chúa cho con được yêu mến những lời Ngài giảng dạy. Con tha thiết được dành mọi ưu tiên trong cuộc đời cho đối tượng duy nhất của lòng con. Con xin Chúa bảo vệ con, đừng để những xáo trộn bên ngoài làm con xa cách Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Ngài! Amen.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Lc 11, 1-4

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông”. Người nói với các ông: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói:

” ‘Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ “.

SUY NIỆM:

Tất cả môn đệ Đức Giêsu đều được mời gọi nhằm làm cho “Danh Cha cả sáng”. Chính vì thế nhiệt thành trong công việc truyền giáo là rất tốt, nhưng phải làm sao để người ta nhận ra “Danh Cha” trong từng lời nói, việc làm của mình kẻo như chính lời của thánh Phaolô đã nói: “E rằng mình đang bôn tẩu hoặc đã bôn tẩu luống công chăng”

Lời kinh Lạy Cha vang lên hằng ngày từ giờ kinh sáng, Thánh lễ, kinh chiều và những việc đạo đức khác… nhắc nhở người môn đệ của Chúa Giêsu phải biết làm cho “Danh Cha cả sáng” để họ luôn ý thức trong từng lời ăn tiếng nói và công việc mình làm sao cho đúng tư cách là những Kitô hữu, những người thuộc “Nước Chúa”, mà “Nước Chúa” phải thật đẹp, thật hấp dẫn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, hạnh phúc đích thực của con là được sống trong “Nhà Chúa”. Xin cho con thể hiện hạnh phúc đó qua chính cách sống yêu thương, phục vụ của mình, để qua đó sẽ làm cho “Danh Cha cả sang, Nước Cha trị đến”. Amen

THỨ NĂM

PHÚC ÂM: Lc 11, 5-13

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: ‘Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy’. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: ‘Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được’. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần.

“Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho. Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”.

SUY NIỆM:

Mục đích của dụ ngôn này là muốn nói lên kết quả của sự kiên trì, nhẫn nại cầu nguyện. Cứ van xin, một người không có tình cảm cũng sẽ cho vì sự quấy rầy của mình; huống hồ chi Thiên Chúa.

Đức tin xác quyết Thiên Chúa là người Cha nhân từ, yêu thương, nên chắc chắn Ngài không bỏ rơi những con cái liên lỉ cầu xin với Ngài.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nói: “Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”. Nghĩa là chúng ta phải biết cách thức xin.

Xin không phải theo nhu cầu chúng ta, nhưng xin điều đẹp lòng Chúa, vì Chúa biết mọi sự trước khi chúng ta xin. Xin là để bày tỏ tâm tình khiêm tốn của chúng ta muốn tín thác vào Ngài; cho thấy sự bất lực của con người để chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, “Xin cho con luôn nhận thấy được rằng, tình Ngài thương hơn trời cao đất sâu. Đã từ lâu Chúa hằng ủ ấp con, đã từ lâu Ngài chở che giữ gìn”… Để con luôn tín thác vào Ngài mà thôi.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Lc 11, 15-26 

Khi ấy, (lúc Chúa Giêsu trừ quỷ), thì có mấy người trong dân chúng nói rằng: “Ông ta nhờ tướng quỷ Bêelgiêbút mà trừ quỷ”. Mấy kẻ khác muốn thử Người, nên xin Người một dấu lạ từ trời xuống.

Nhưng Người biết ý của họ, liền phán: “Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau. Vậy nếu Satan cũng tự chia rẽ, thì nước nó làm sao đứng vững được? Bởi các ngươi bảo Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, vậy nếu Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, thì con cái các ngươi nhờ ai mà trừ? Bởi đó chính con cái các ngươi sẽ xét xử các ngươi. Nhưng nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi.

“Khi có người khoẻ mạnh và võ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người đó được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh hơn xông đến đánh bại hắn, thì sẽ tước hết khí giới hắn tin tưởng, và làm tiêu tán hết những gì đã tước đoạt. Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta, và ai không thu góp với Ta là phân tán.

“Khi thần ô uế ra khỏi người nào, thì nó đi dông dài những nơi khô ráo, tìm chỗ nghỉ ngơi, nhưng không tìm được, nên nó nói rằng: ‘Ta sẽ trở lại nhà ta, nơi ta đã ra đi’. Khi đến nơi, nó thấy nhà đó đã được quét sạch và sắp đặt ngăn nắp. Bấy giờ nó đi rủ bảy tà thần khác hung ác hơn nó, chúng vào cư ngụ ở đó. Và tình trạng sau cùng của người ấy trở nên tệ hại hơn trước”.

SUY NIỆM:

Bằng những lời quyền năng, Đức Giêsu cho “mấy người trong dân chúng” phải tâm phục khẩu phục bởi quyền năng có thể xua trừ ma quỷ của Ngài. Và xác quyết một điều chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể chế ngự sự dữ.

Kế đến Đức Giêsu cho biết chia rẽ là sống trong thế lực của ma quỷ, vì chính nó đã chia rẽ với Thiên Chúa cũng như không muốn con người được hiệp thông với Ngài: “Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau”

Sau cùng Đức Giêsu nhắc ta phải cảnh giác luôn luôn, đừng nghĩ rằng mình đã “an toàn” khi sạch tội, khi có sự hăng say nhiệt thành và quyết liệt với tội lỗi… vì chính khi mất cảnh giác ma quỷ sẽ len lõi trở lại nơi mảnh đất màu mỡ của tâm hồn ta và dễ dàng gieo những hạt giống độc hại vào đấy.

Điều quan trọng trong đời sống đức tin là hãy luôn hiệp nhất với nhau với chống lại ma quỷ, chống lại sự dữ, vì nếu một mình ta dù có mạnh đến đâu cũng không thắng nỗi thế lực của ma quỷ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, ma quỷ rất tinh vi, lợi hại để gieo vào lòng con những điều con nghĩ là tốt. Ví dụ đứng trước việc lành của người khác con cũng bị cám dỗ nghĩ rằng họ làm như vậy cũng có mục đích nào đó… Thế cho nên xin Chúa cho con một cái nhìn đầy “quyền năng” để nhận ra mọi sự tốt đẹp đều bởi Chúa, và đủ cảnh tỉnh trước những cám dỗ xấu xa của ma quỷ. Amen.

THỨ BẢY

PHÚC ÂM: Lc 11, 27-28

Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” Nhưng Người phán rằng: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”.

SUY NIỆM:

Trong bối cảnh Chúa Giêsu đang giảng, dân chúng thán phục Ngài và tận thâm tâm họ mến mộ Ngài. Vì vậy câu nói: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” là để tỏ lòng thán phục theo tình cảm tự nhiên của con người.

Nhưng Đức Giêsu đã hướng họ đến cái nhìn siêu nhiên: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”. Ngài mời gọi họ đừng nhìn Ngài bằng tình cảm, nhưng hãy lắng nghe lời giảng dạy của Ngài vì đó là lời của Chúa; và quan trọng hơn cả là biết thực hành những lời đó.

Chúng ta được hấp dẫn bởi linh mục này giảng hấp dẫn, cha xứ kia khéo nói, cha sở nọ làm việc từ thiện giỏi, cha “người ta” như tài tử… Tất cả đó là cái nhìn tự nhiên của con người không có gì là xấu, cái nhìn thán phục thực sự.

Nhưng Chúa muốn người Kitô hữu qua tất cả những điều tốt đẹp đó có còn nhận ra được điều gì Chúa muốn gửi đến chúng ta không? Hay chúng ta chỉ nghe được những lời êm dịu, những cái nhìn “đã con mắt”…

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết vượt qua những tình cảm tự nhiên của con người để khám phá ra những chân lý sâu xa trong từng lời nói, việc làm và những sự kiện đang diễn ra xung quanh con. Amen.

Dẫn lễ Thiếu nhi | Chúa nhật 27 Thường niên

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN

Dẫn vào Thánh lễ

Dụ ngôn đầy tớ vườn nho
Dạy mọi người biết sống cho nhân hiền
Biết luôn giữ lệnh Chúa truyền
Biết tạ ơn Chúa thường xuyên trong đời.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ hai mươi bảy Thường niên: Hãy trở nên những tôi tớ trung thành (Mt 21,33-43).

Dụ ngôn những tá điền sát nhân nêu bật hình ảnh ông chủ vườn nho tốt lành/ đã chẩn bị sẵn mọi thứ cho những đầy tớ của mình. “Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh” (Mt 21,33). Tuy nhiên, đầy tớ của ông lại là những kẻ phản bội. Ông chủ vườn nho ấy chính là Thiên Chúa tốt lành/ mà Chúa Giêsu muốn giới thiệu cho chúng ta.  

Dâng Thánh lễ hôm nay, xin cho thiếu nhi chúng ta biết tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc. Vì tất cả những gì chúng ta có đều là do ân huệ Chúa thương ban. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Is 5,1-7)
Thiên Chúa yêu thương chăm sóc vườn nho của Người là dân Is-ra-el. Tuy nhiên, dân đã lãng quên những gì Thiên Chúa thương ban và trở thành những người con phản bội Cha của mình.

Bài đọc 2 (Pl 4,6-9)
Thánh Phaolô đã gửi đến các tín hữu Phi-líp-phê lời chúc bình an của Thiên Chúa và khuyến khích mọi người hãy sống xứng đáng cương vị của những người môn đệ Đức Kitô.

Lời nguyện chung
Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy trở nên những tôi tớ trung tín và khôn ngoan của Thiên Chúa.  Chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

1. Giáo hội là vườn nho của Thiên Chúa. Xin cho đại gia đình Hội thánh/ ý thức vai trò quan trọng của mình là: chăm sóc vườn nho của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

2. “Để họ nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”. Xin cho những người Công giáo Việt Nam/ luôn hiệp nhất trong tình yêu mến Thiên Chúa và Giáo hội. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

3. “Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe… thì hãy đem ra thực hành”. Xin cho các Kitô hữu di dân/ trở nên những tá điền chăm chỉ, chăm sóc vườn nho của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

4. “Hãy là những tá điền trung thành khi được Thiên Chúa trao nhiệm vụ canh tác vườn nho”. Xin cho mọi người trong giáo xứ chúng ta/ luôn là những người con trung thành của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa muốn chúng con trở nên những người đầy tớ trung thành trong vườn nho của Người. Xin cho chúng con biết ghi nhớ và thực hành những điều Chúa và Giáo hội dạy bảo. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần XXVI | Thường niên | Năm A

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Mt 21, 33-43

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh, đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: ‘Đứa con thừa tự kia rồi, nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó’. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?” Các ông trả lời, “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó, và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”.

Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: ‘Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc. Đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta!’ Bởi vậy, Tôi bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.

SUY NIỆM:

Được ông chủ cho thuê vườn nho là một hạnh phúc, vì nhờ vườn nho này mà họ sẽ bảo đảm cho cuộc sống của mình.

Tuy nhiên những người tá điền đã không biết ơn mà còn muốn chiếm đoạt luôn vườn nho của ông chủ. Hành động gian ác của họ xuất phát từ việc không ý thức mình là ai; giống như Adam và Eva trong vườn địa đàng thuở xưa; và cũng như Luciphe đã không ý thức mình là ai, để muốn cho mình những gì là của Thiên Chúa.

Khi ý thức mình là ai, người ta sẽ rất bình an và lo sống tốt với những gì mình đang có, vì họ biết như vậy là họ đang “nộp hoa lợi” cho ông chủ.

Khi người ta bất an, còn so đo, hơn thua nhau… là khi người ta không muốn “nộp hoa lợi” cho ông chủ. Họ thích sống theo ý mình, họ muốn quản lý vườn nho cuộc đời theo ý họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết mình là ai để có thể sống tốt hơn cuộc sống của mình. Xin cho con biết mình là thụ tạo của Chúa để lo thờ phượng Chúa cho tốt. Xin cho con biết mình là anh chị em với mọi người để lo sống yêu thương nhau.

THỨ HAI – 02/10 : CÁC THIÊN THẦN BẢN MỆNH

LỜI CHÚA: Mt 18, 1-5. 10 

Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?” Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: “Thật, Thầy bảo thật các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời. Và kẻ nào đón nhận một trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy. Các con hãy coi chừng, đừng khinh rẻ một ai trong những kẻ bé mọn này, vì Thầy bảo các con, thiên thần của chúng trên trời hằng chiêm ngưỡng thánh nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”.

SUY NIỆM:

Một trong những đức tính quan trọng nhất của đạo đức Kitô giáo là sự khiêm nhường. Chỉ có những kẻ khiêm nhường như trẻ nhỏ mới là công dân Nước Trời, vì Đức Giêsu đã nói rõ “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.

Sở dĩ Đức Giêsu bắt các môn đệ phải “trở lại” là bởi vì các ông đang đi sai đường, trệch hướng. Các ông quan tâm đến việc “ai là người lớn nhất trong Nước Trời”. Câu hỏi đó thể hiện tầm nhìn và định hướng cuộc đời các ông đang hướng về đâu. Các ông đang tìm kiếm một chỗ ngồi, một địa vị, một sự thống trị, một quyền hành, một uy thế… và làm mọi cách để chiếm hữu, giữ gìn uy thế cá nhân…

Đức Giêsu thấy trước nguy hiểm bởi tầm nhìn và tâm thế đối nghịch với Nước Trời mà Ngài đang rao giảng do chính các môn đệ của mình. Bởi vì muốn là công dân Nước Trời thì người ta phải hoàn toàn từ bỏ bản ngã, hạ bệ cái tôi cá nhân và sử dụng nó trong một đời sống hướng về phục vụ chứ không phải quyền hành.

Thái độ của các môn đệ khiến Đức Giêsu lo lắng vì các ông đang quay lưng lại với Nước Trời nên Ngài muốn họ phải “trở lại” ngay lập tức kẻo không, họ sẽ đánh mất hạnh phúc của cuộc đời mình, họ sẽ trở thành những kẻ đối nghịch với Nước Trời chứ không còn là những người loan báo, hoặc có loan báo thì sẽ loan báo một Nước Trời hoàn toàn sai lệch.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Chúa ban cho mỗi người chúng con có Thiên Thần Hộ Thủ để bảo vệ chúng con trên mọi nẻo đường , cũng như hướng dẫn để chúng con biết làm đúng những gì Chúa muốn. Xin cho chúng con biết nghe lời các ngài để: “trở lại mà nên như trẻ em”.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Lc 9, 51-56

Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?” Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Và các Ngài đi tới một làng khác.

SUY NIỆM:

Lên Giêrusalem là cụm từ nói về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. “Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem” cho thấy tự do, và sự quyết liệt của một Vì Thiên Chúa gánh lấy nỗi đau của con người.

Chính thái độ gánh lấy nỗi đau của nhân loại mà Đức Giêsu không bao giờ muốn nhân loại phải khổ đau. Ngược lại hai người trong nhóm môn đệ thân tín của Ngài lại là những kẻ có ý định gây nên tội ác: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?”

Đây là thái độ cậy quyền. Rõ ràng 2 môn đệ này biết rõ thầy mình có quyền năng để làm mọi sự. Nhưng họ lại ghê gớm đến mức muốn dùng quyền năng đó để tiêu diệt những ai không đồng quan điểm, không đi chung con đường với họ. Suy nghĩ cho kỹ lại chúng ta mới thấy những môn đệ thân tín của Đức Giêsu thật là khủng khiếp.

Và Đức Giêsu đã huấn luyện, dạy dỗ lại các môn đệ để họ thấy họ đang bị tà thần trấn áp: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình”. Để từ đó nhắc cho họ biết: “Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”.

Con đường thập giá là con đường gánh lấy nỗi đau của nhân loại, và vì thế sẽ gây nên đau khổ cho chính mình. Con đường đó Chúa Giêsu đã đi cách trọn vẹn. Ngài cũng muốn các môn đệ của mình đi trên con đường đó và thậm chí chỉ có con đường  đó nếu muốn làm môn đệ của Ngài.

Vì thế người môn đệ phải chấp nhận đau khổ để gánh lấy nỗi đau của người khác như Chúa Giêsu là Thầy của họ. Gánh lấy nỗi đau của người khác khi chấp nhận hy sinh vì họ. Hy sinh thời giờ, sức lực, tiền bạc, khả năng, thậm chí bị hiểu lầm, chê bai, chỉ trích vì họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, cuộc sống tự nhiên con dễ kiếm tìm những gì dễ dãi và trốn tránh gánh nặng, nhưng người môn đệ Chúa Giêsu không được thế, phải gánh lấy nỗi đau cho nhau. Xin cho con biết sẵn sàng trước thập giá để “gánh nhau trong đời”.

THỨ TƯ – 04/10 : THÁNH PHANXICÔ ASSISI

LỜI CHÚA: Lc 9, 57-62 

Khi ấy, đang lúc Chúa Giêsu và các môn đệ đi đường, thì có kẻ thưa người rằng: “Dù Thầy đi đâu, tôi cũng sẽ theo Thầy”. Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Người bảo một kẻ khác rằng: “Hãy theo Ta”. Người ấy thưa: “Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã”. Nhưng Người đáp: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”. Một người khác thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã”. Nhưng Chúa Giêsu đáp: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.

SUY NIỆM:

Cùng là môn đệ của Đức Giêsu, nhưng mỗi người có một sứ mạng khác nhau. Không phải tất cả đều từ bỏ mọi sự mà theo Chúa một cách sát gót theo nghĩa đen. Và cũng không phải tất cả đều ở tại gia đình của mình.

Có người muốn từ bỏ gia đình để cùng đi với Chúa, nhưng Chúa biết tính cách của mỗi người nên đã nói lên sự thật của một người cùng đi với Chúa, để nếu anh ta thấy phù hợp thì bước đi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”.

Có người đích thân Chúa mời gọi, nhưng họ còn những vướng bận, nên Ngài cũng đã nói lên đòi buộc dứt khoát của những người được mời gọi: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ; “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.    

Trong mọi bậc sống, điều quan trọng nhất là cùng sống với Chúa trong sứ mạng của mình một cách trọn vẹn. Phải hiểu người môn đệ bấp bênh trong mọi sự, chỉ có Chúa là điểm tựa an toàn để đừng tìm một sự bảo đảm về những giá trị chóng qua ở đời này thì mới trở thành môn đệ của Chúa.

Và một khi đã bước theo Chúa thì phải mạnh dạn từ bỏ mọi giá trị khác để cuộc sống của ta phù hợp với ơn gọi, với sứ mạng mà ta đã chọn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con quyết tâm sống tốt ơn gọi mà mình đang sống trong sự dấn thân hết mình vì Nước Trời và sự gắn bó trọn vẹn với Đức Giêsu, Đấng trở thành không để con trở thành tất cả.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Lc 10, 1-12

Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Thầy sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.

“Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: ‘Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi’. Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: ‘Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần’. Thầy bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này”.

SUY NIỆM:

Loan báo Tin mừng là bản chất của Giáo hội và là việc hết sức cấp bách vì “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Đức Giêsu dạy các môn đệ “hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người”, chứ không phải thấy “lúa chín” là “nhào vô” gặt, vì đó là việc của chủ ruộng. Ông biết phải làm gì và biết những ai có thể gặt.

Thợ gặt phải có những tính cách sau đây theo sự hướng dẫn của Thầy Giêsu:

Đi từng hai người để họ nâng đỡ nhau, giúp nhau và nhất là tránh cho nhau “bỏ lúa vào giỏ riêng của mình”. Đi chung để biết rằng đây không phải là việc của riêng ai, nhưng là sứ mạng của Chúa trao.

Những việc không được làm: “đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường”. Nghĩa là đừng bận tâm đến vật chất và đừng để những tình cảm riêng tư chi phối mình. Tất cả phải tập trung vào việc “gặt lúa”.

Những việc được làm và phải làm: “Hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành”. Đây là sự hội nhập, đừng để mình bị gạt ra bên lề xã hội mình đang sống. Cùng ăn, cùng uống, cùng chia sẻ những thao thức, buồn vui của con người nơi chúng ta hiện diện. Đồng thời người thợ của Chúa phải là những người chữa lành chứ không phải gây thêm bệnh tật cho người ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con ý thức sự cấp bách của việc loan báo Tin mừng và sứ mạng phải thực hiện mệnh lệnh Chúa đã trao để con biết siêng năng cầu nguyện, học hỏi những gì Chúa chỉ dạy để có được cung cách thực thụ của người loan báo Tin Mừng. Đừng để con bị biến chất bởi những cám dỗ trên bước đường sứ vụ.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Lc 10, 13-16

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho ngươi, hỡi Corozain, khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa: vì nếu tại Tyrô và Siđon đã xảy ra những phép lạ thực hiện nơi các ngươi, thì từ lâu, những nơi đó đã mặc áo vải thô và ngồi trên tro bụi mà sám hối. Cho nên trong ngày thẩm phán, Tyrô và Siđon sẽ được nhiêu dung hơn các ngươi.

“Còn ngươi nữa, hỡi Capharnaum, phải chăng ngươi sẽ được nâng cao đến tận trời? Ngươi sẽ phải hạ thấp xuống tới địa ngục.

“Ai nghe các con, tức là nghe Thầy, và ai khinh dể các con, là khinh dể Thầy. Mà ai khinh dể Thầy là khinh dể Đấng đã sai Thầy”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu lấy làm tiếc cho những thành phố được chứng kiến những dấu lạ của Thiên Chúa làm nhưng cuộc sống của họ cũng vẫn “trơ trơ”, đó được xem là sự khốn nạn cho nơi ấy và dĩ nhiên là những con người trong đó.

Ngược lại, có những người tự hào về những điều nổi bật nào đó chẳng hạn như giàu có; sự cống hiến của những con người nơi đó cho xã hội; sự hiểu biết về chân lý… rồi cho rằng tất cả những điều đó xứng đáng để được cứu độ, thậm chí xem thường người khác và cho rằng họ không xứng đáng.

Chúa Giêsu cảnh báo con người phải biết đọc ra dấu chỉ thời đại để thấy rằng mọi biến cố, mọi sự kiện đều là một nhắc nhở nào đó  của Thiên Chúa, và vì vậy tất cả đều là Tình Yêu của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.

Đồng thời phải biết khiêm tốn để đón nhận thêm những gì mà Chúa đã ban. Đừng tưởng rằng hiện tại may mắn của tôi đủ bảo đảm để tôi được cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cái nhìn linh thánh để đọc được ý Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời. Biết cảm ơn Chúa về những gì tốt đẹp đang xảy ra. Biết nhắc nhở mình lo sửa đổi trước những điều xấu. Biết khiêm tốn khi đón nhận ơn lành của Chúa.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Lc 10, 17-24 

Khi ấy, bảy mươi hai ông trở về vui mừng và nói rằng: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”. Người bảo: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rết, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con; nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”. Lúc đó, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế. – Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự. Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Đấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết”. Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán: “Hạnh phúc cho những con mắt được xem những điều các con xem thấy, vì chưng, Thầy bảo các con: Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe”.

SUY NIỆM:

Hiếm thấy đoạn Tin Mừng nào diễn tả niềm vui của Thầy Giêsu trước những thành công của các môn đệ, nhưng ở đây Luca tường thuật : “Lúc đó, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần”. Như vậy niềm vui này không phải là niềm vui của  thế gian, nhưng là hoan lạc trong Thánh Thần.

Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ sau những thành công trên bước đường truyền giáo: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con; nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”.

Rõ ràng sứ mệnh của Chúa Giêsu cao cả và vượt trội hơn cái nhìn trần tục. Ngài không phải là con người của chính trị, quyền lực, hay của cải vật chất… nhưng Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Đấng Cứu Độ và dẫn đưa con người đến hạnh phúc đích thực, “hoan lạc trong Thánh Thần”.

Người môn đệ sống trong giá trị linh thánh đó, và hơn thế nữa rao giảng và làm chứng cho giá trị như thế là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời cuộc đời của họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết kiếm tìm hạnh phúc đích thực, hạnh phúc khi được sống với Chúa và làm việc cho Chúa.

Dẫn lễ Thiếu nhi | Đức Mẹ Mân Côi

ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Dẫn vào Thánh lễ

Phải lần mọi lúc mọi nơi
Lần cho sốt sắng Mẹ thời mới ưng
Trẻ già nam nữ phải tuân
Vâng nghe lời Mẹ mà lần hạt chuyên.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, lễ Đức Mẹ Mân Côi: Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai (Lc 1,26-38).

Trong sự kiện Truyền tin, sứ thần đã chào Đức Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ơn sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Trong sự kiện đi thăm viếng, bà Ê-li-sa-bét đã ca ngợi Đức Maria: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Hai lời ca tụng này làm nên Kinh Kính Mừng, lời cầu nguyện quan trọng của Kinh Mân Côi.

Dâng Thánh lễ hôm nay, mời các bạn thiếu nhi cùng Đức Maria cảm tạ Thiên Chúa, vì những sự trọng đại Chúa đã làm cho Mẹ. Xin cho chúng ta biết yêu mến và siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Cv 1,12-14)
Sau khi Chúa Giêsu về trời, các Kitô hữu đầu tiên vẫn trung thành với các buổi cầu nguyện, và họ đồng tâm nhất trí với nhau. Các Tông đồ quây quần bên Đức Maria, thân mẫu của Đức Giêsu.

Bài đọc 2 (Gl 4,4-7)
Khi tới thời gian, Thiên Chúa đã cho Con của Người sinh bởi một người phụ nữ và làm người như chúng ta, để chúng ta được trở nên những người con của Thiên Chúa nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Lời nguyện chung
Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, Đức Maria đã trở nên mẫu gương sống kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa cho tất cả chúng ta noi theo. Và qua chuỗi Mân Côi, lời kinh bày tỏ lòng kính mến Thiên Chúa và yêu mến Mẹ Maria, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.

  1. “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói”. Xin cho mọi thành phần trong Hội thánh/ biết tin tưởng vào Thiên Chúa như Đức Maria, và sẵn sàng thưa “xin vâng” với Người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  2. “Đức Maria là Mẹ Đức Giêsu và là Mẹ Giáo hội”. Xin cho các Kitô hữu biết chạy đến với Mẹ Maria, không chỉ để được Mẹ che chở, phù hộ và bầu cử cho, mà còn có cơ hội gần gũi với Chúa Kitô hơn. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  3. “Nữ Vương quyền phép Rất Thánh Mân Côi”: Đức Mẹ chuyển cầu cho những ai siêng năng lần hạt Mân Côi. Xin cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo lý viên và các anh chị trưởng/ biết cầu nguyện với Kinh Mân Côi thường xuyên. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  4. Đức Thánh Cha Piô thứ mười một đã nói: “Các bậc cha mẹ trong gia đình/ hãy ghi sâu vào tâm trí con cái mình/ thói quen lần hạt Mân Côi”. Xin cho thiếu nhi trong giáo xứ chúng ta/ biết yêu mến và sốt sắng lần chuỗi Mân Côi. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội một người Mẹ, là Đức Maria, Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Xin cho chúng con ngày càng gắn bó với Mẹ Maria, để qua Kinh Mân Côi, chúng con đến cùng Đức Giêsu. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần XXV | Thường niên | Năm A

0

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Mt 20, 1-16a

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta”. 

Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết.” Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao”? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?” Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.  

SUY NIỆM:

Ông chủ vườn nho là hình ảnh của Thiên Chúa. Ông không chỉ lo cho vườn nho của mình, mà còn quan tâm để mọi người được làm việc trong vườn nho đó, hầu bảo đảm cho cuộc sống của họ.

Thiên Chúa vẫn không ngừng mời gọi con người đến với Ngài để họ được chia sẻ hạnh phúc với Ngài. Có người đến sớm, có kẻ đến muộn, thậm chí có người bước vào vườn nho trong giờ cuối cùng; nhưng nếu họ chấp nhận bước vào thì sẽ có tiền công, nghĩa là sẽ được hạnh phúc.

Con người sống thì phải làm việc để bảo đảm sự sống cho bản thân. Nếu họ biết nơi nào làm việc có ông chủ tốt, luôn yêu thương và lo lắng cho họ thì họ sẽ an tâm làm việc.

Tin mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một ông chủ như thế. Ông chủ này không phải là kẻ cả, kẻ đứng bên trên, nhưng là người bước xuống để mời gọi chúng ta bước vào trong vườn nho của Ngài. Vườn nho đó chính là Giáo hội. Chắc chắn khi làm việc cho Chúa, cho Giáo hội, chúng ta sẽ được trả lương không phải bằng vật chất, nhưng chính là hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cám ơn và tự hào vì mình được làm việc trong vườn nho của Chúa, được sống trong Giáo hội. Đồng thời hãy làm việc hết mình để làm cho vườn nho của Chúa được ngày càng tốt đẹp, vì đó là bổn phận của con.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Lc 8, 16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi”.     

SUY NIỆM:

Với 3 câu ngắn ngủi, ý tưởng rời rạc, đoạn Tin Mừng này xem ra không hấp dẫn, nhưng với chủ đề ánh sáng (c.16), sống trong ánh sáng (c.17) và hiểu được lời Chúa (c.18) cho chúng ta một liên kết thống nhất.

Trước hết chúng ta là con ái của Ánh Sáng, nên đời sống của chúng ta phải tỏa rạng. Ánh sáng nơi Kitô hữu chính là sự thánh thiện và lòng bác ái.

Kế đến sống trong ánh sáng là sự ngay chính, thật thà, không gian ác và làm những chuyện xấu xa, vì Thiên Chúa là Ánh Sáng sẽ phơi bày tất cả ra ánh sáng. Do đó con cái của Chúa phải cố gắng để từ bỏ những việc làm sai trái của mình.

Và sau cùng, tất cả những gì Chúa dạy không phải chỉ là triết lý cao sâu của một nhà hiền triết để con người đọc lấy kinh nghiệm, nhưng hệ tại ở việc họ có hấp thụ được để sống hay không mà thôi, vì người ta vẫn thường nghe những điều tốt đẹp, nhưng đôi khi nghe cho có, cho qua.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con nghe lời Chúa rất nhiều, nhưng đôi khi con muốn sống trong bóng tối để con được tự do với những sai trái của mình. Xin Chúa cho con biết thức tỉnh vì Chúa thấu suốt mọi sự để con vùng dậy thoát khỏi bóng tối mà chạy đến với Chúa là ánh sáng thật.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Lc 8, 19-21

Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: “Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy”. Người trả lời với họ rằng: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Để làm người Thiên Chúa cần người mẹ theo nguyên nghĩa cho Con của Ngài, và Đức Maria đã được chọn.

Nhờ làm Mẹ thân xác của Chúa Giêsu, mà “NGƯỜI” và “THIÊN CHÚA” nơi Chúa Giêsu chỉ là một, nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa.

Sứ mạng làm người của Chúa Giêsu là để người khác đến gần Thiên Chúa, hầu được ơn cứu độ. Vì thế những ai gần Thiên Chúa đều thuộc gia đình của Ngài.

Mẹ Maria vừa là huyết tộc khi sinh ra bản tính loài người của Chúa Giêsu; Mẹ gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa đen. Mẹ cũng thuộc gia đình thiêng liêng của Chúa Giêsu vì Mẹ đã gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa bóng khi Mẹ là người “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” cách trọn vẹn nhất.

Để trở thành người nhà của Thiên Chúa, hãy bước vào mối liên hệ gia đình với Ngài khi lắng nghe và thực hành lời Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con đã được diễm phúc trở thành “người nhà” của Ngài trong gia đình Hội thánh. Xin cho con luôn luôn lắng nghe lời chỉ dạy của người Cha cao cả và đem ra thực hành để con vừa là đứa con ngoan, vừa có thể đạt được hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Lc 9, 1-6

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai Tông đồ lại, ban cho các ông sức mạnh và quyền năng trên mọi ma quỷ và được chữa lành các bệnh tật. Đoạn Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người bảo các ông rằng: “Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo. Các con vào nhà nào, thì hãy ở lại đó, và đừng rời khỏi nơi ấy. Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, các con hãy giũ cả bụi chân lại, để làm chứng tố cáo họ”. Các ông liền đi rảo khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng, và chữa lành bệnh tật khắp nơi.

SUY NIỆM:

Các tông đồ ngày xưa đã nhận lãnh sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu để thi hành sứ mạng của mình. Nhờ sức mạnh và quyền năng đó mà họ có thể làm được những việc lạ lùng khiến nhiều người thán phục.

Kitô hữu ngày nay cũng sẽ nhận được sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu khi biết cậy dựa vào Ngài bằng một đời sống gắn bó với Ngài.

Nhờ sống gắn bó với Chúa Giêsu, Kitô ngày nay tuy không làm được những dấu lạ, nhưng họ vẫn có thể trừ quỷ, chữa bệnh. Quỷ chính là những thế lực xấu trong xã hội hôm nay. Bệnh tật chính là những đam mê của con người thời đại.

Nếu biết cậy dựa vào Chúa Giêsu bằng một đời sống cầu nguyện, thánh thiện thì người môn đệ vẫn có thể trừ quỷ và chữa bệnh trước hết cho chính mình, sau đó còn cho mọi người.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cậy dựa vào ơn Chúa để con có thể đẩy lùi sự dữ ra khỏi cuộc đời con.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Lc 9, 7-9

Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: “Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại”; còn kẻ khác lại nói: “Ông Êlia đã hiện ra”; kẻ khác nữa nói rằng: “Một tiên tri thời xưa đã sống lại”. Nhưng Hêrôđê thì nói: “Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?” và vua tìm cách gặp Người.

SUY NIỆM:

Trong đám đông theo Chúa Giêsu không phải ai cũng có niềm tin. Có người theo vì hội chứng đám đông, thấy người ta đi đông quá nên cũng đi theo vì hiếu kỳ. Có người theo vì lợi dụng đám đông để mua bán kiếm tiền, vì nơi nào có đông người ắt có nhu cầu ăn uống. Có người theo vì muốn tìm dấu lạ để được khỏi bệnh hoặc thoát khỏi một hoàn cảnh nào đó. Nhưng cũng có những người theo vì tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Hêrôđê trong đoạn Tin mừng hôm nay chắc chắn là muốn tìm gặp Chúa Giêsu vì hiếu kỳ, muốn gặp thử xem sao chứ không có niềm tin. Vì nếu có niềm tin thì ắt ông đã không giết chết Gioan là người đã giới thiệu Chúa Giêsu.

Đoạn Tin Mừng hôm nay mời gọi tôi hãy kiểm chứng lại niềm tin của mình, xem tôi đang theo Chúa vì mục đích gì. Nếu thấy theo Chúa mà không có niềm tin thì phải thay đổi cuộc sống của mình.

Một khi đã theo Chúa vì niềm tin thì phải tin rằng Chúa dẫn tôi đến hạnh phúc đời đời không phải vì tôi xứng đáng, nhưng bởi vì Chúa yêu tôi, nên tôi đừng chán nản trước những yếu đuối của bản thân, những bất toàn của cuộc sống.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con thay đổi cái nhìn về đời sống đức tin để từ nay con sống trọn vẹn tình yêu với Chúa.

THỨ SÁU – 29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL

LỜI CHÚA: Ga 1, 47-51

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanaen đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”.  

SUY NIỆM:

Thiên Chúa luôn yêu thương con cái của Ngài, Ngài cho “các thiên thần Chúa lên xuống” là để gìn giữ và trợ lực cho con người. Sự hiện diện của các thiên thần là sự hiện diện đại diện cho Thiên Chúa.

Tuy nhiên thường con người hay bưng tai bịt mắt trước những lời nhắc nhở của Thiên Chúa. Âu cũng là chuyện thường tình của nhân loại. Từ thời cựu ước, các ngôn sứ đã bị người ta chống đối, thậm chí giết chết vì họ đã nói thay lời Thiên Chúa. Dân chúng không chịu nghe, vì nếu nghe họ phải thay đổi cuộc sống.

Đến thời Chúa Giêsu, rõ ràng đa phần người Do Thái cũng không đón nhận Ngài và khước từ ơn cứu độ, vì họ muốn được cứu độ theo kiểu khác.

Cho đến tận thế, thiên thần Chúa vẫn luôn hiện diện bên cạnh mỗi người để nhắc nhở mỗi người “Ai bằng Thiên Chúa” (Micael), “Sức mạnh của Thiên Chúa” (Gabriel), và “Thiên Chúa chữa trị” (Raphael). Tuy nhiên chỉ những ai nhận ra và sống theo những điều đó thì họ mới được ơn cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, thế gian đầy dẫy những cạm bẫy, cám dỗ làm chúng con xa Chúa. Xin cho chúng con biết nghe lời nhắc nhở của các thiên thần và mạnh dạn sửa đổi để con đạt được hạnh phúc đích thật là hạnh phúc Nước Trời.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Lc 9, 43b-45

Đang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các mộn đệ rằng: “Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.

SUY NIỆM:

Trong khi con người thán phục trước những việc Đức Giêsu đã làm, thì Đức Giêsu muốn cho các môn đệ của mình phải biết sự thật về Đấng Kitô: “Con người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”, để họ khỏi tìm kiếm một Đức Kitô vinh quang, một Đức Kitô được thán phục, mà phải là một Đức Kitô chịu đóng đinh.

Trong đời sống thường ngày, không ai dại dột đi tìm cho mình những chuyện trái ý, những điều không vừa lòng, nhưng những việc đó cũng sẽ xảy ra như là chuyện đương nhiên của cuộc sống. Vì vậy người môn đệ phải chuẩn bị để đón nhận tất cả.

Ai đó đã nói: nếu đi tìm một Đức Kitô không thập giá, thì sẽ gặp một thập giá mà không có Đức Kitô. Những đau khổ trong cuộc sống của chúng ta đã được Đức Kitô chia sẻ một cách trọn vẹn trong cuộc khổ nạn của Ngài, vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, thì chỉ một mình Đức Kitô mới có thể chia sẻ và giúp chúng ta vượt qua một cách đúng nghĩa nhất  mà thôi.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang.

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Mt 20, 1-16a

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta”. 

Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết.” Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao”? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?” Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.  

SUY NIỆM:

Ông chủ vườn nho là hình ảnh của Thiên Chúa. Ông không chỉ lo cho vườn nho của mình, mà còn quan tâm để mọi người được làm việc trong vườn nho đó, hầu bảo đảm cho cuộc sống của họ.

Thiên Chúa vẫn không ngừng mời gọi con người đến với Ngài để họ được chia sẻ hạnh phúc với Ngài. Có người đến sớm, có kẻ đến muộn, thậm chí có người bước vào vườn nho trong giờ cuối cùng; nhưng nếu họ chấp nhận bước vào thì sẽ có tiền công, nghĩa là sẽ được hạnh phúc.

Con người sống thì phải làm việc để bảo đảm sự sống cho bản thân. Nếu họ biết nơi nào làm việc có ông chủ tốt, luôn yêu thương và lo lắng cho họ thì họ sẽ an tâm làm việc.

Tin mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một ông chủ như thế. Ông chủ này không phải là kẻ cả, kẻ đứng bên trên, nhưng là người bước xuống để mời gọi chúng ta bước vào trong vườn nho của Ngài. Vườn nho đó chính là Giáo hội. Chắc chắn khi làm việc cho Chúa, cho Giáo hội, chúng ta sẽ được trả lương không phải bằng vật chất, nhưng chính là hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cám ơn và tự hào vì mình được làm việc trong vườn nho của Chúa, được sống trong Giáo hội. Đồng thời hãy làm việc hết mình để làm cho vườn nho của Chúa được ngày càng tốt đẹp, vì đó là bổn phận của con.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Lc 8, 16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi”.     

SUY NIỆM:

Với 3 câu ngắn ngủi, ý tưởng rời rạc, đoạn Tin Mừng này xem ra không hấp dẫn, nhưng với chủ đề ánh sáng (c.16), sống trong ánh sáng (c.17) và hiểu được lời Chúa (c.18) cho chúng ta một liên kết thống nhất.

Trước hết chúng ta là con ái của Ánh Sáng, nên đời sống của chúng ta phải tỏa rạng. Ánh sáng nơi Kitô hữu chính là sự thánh thiện và lòng bác ái.

Kế đến sống trong ánh sáng là sự ngay chính, thật thà, không gian ác và làm những chuyện xấu xa, vì Thiên Chúa là Ánh Sáng sẽ phơi bày tất cả ra ánh sáng. Do đó con cái của Chúa phải cố gắng để từ bỏ những việc làm sai trái của mình.

Và sau cùng, tất cả những gì Chúa dạy không phải chỉ là triết lý cao sâu của một nhà hiền triết để con người đọc lấy kinh nghiệm, nhưng hệ tại ở việc họ có hấp thụ được để sống hay không mà thôi, vì người ta vẫn thường nghe những điều tốt đẹp, nhưng đôi khi nghe cho có, cho qua.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con nghe lời Chúa rất nhiều, nhưng đôi khi con muốn sống trong bóng tối để con được tự do với những sai trái của mình. Xin Chúa cho con biết thức tỉnh vì Chúa thấu suốt mọi sự để con vùng dậy thoát khỏi bóng tối mà chạy đến với Chúa là ánh sáng thật.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Lc 8, 19-21

Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: “Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy”. Người trả lời với họ rằng: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Để làm người Thiên Chúa cần người mẹ theo nguyên nghĩa cho Con của Ngài, và Đức Maria đã được chọn.

Nhờ làm Mẹ thân xác của Chúa Giêsu, mà “NGƯỜI” và “THIÊN CHÚA” nơi Chúa Giêsu chỉ là một, nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa.

Sứ mạng làm người của Chúa Giêsu là để người khác đến gần Thiên Chúa, hầu được ơn cứu độ. Vì thế những ai gần Thiên Chúa đều thuộc gia đình của Ngài.

Mẹ Maria vừa là huyết tộc khi sinh ra bản tính loài người của Chúa Giêsu; Mẹ gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa đen. Mẹ cũng thuộc gia đình thiêng liêng của Chúa Giêsu vì Mẹ đã gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa bóng khi Mẹ là người “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” cách trọn vẹn nhất.

Để trở thành người nhà của Thiên Chúa, hãy bước vào mối liên hệ gia đình với Ngài khi lắng nghe và thực hành lời Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con đã được diễm phúc trở thành “người nhà” của Ngài trong gia đình Hội thánh. Xin cho con luôn luôn lắng nghe lời chỉ dạy của người Cha cao cả và đem ra thực hành để con vừa là đứa con ngoan, vừa có thể đạt được hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Lc 9, 1-6

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai Tông đồ lại, ban cho các ông sức mạnh và quyền năng trên mọi ma quỷ và được chữa lành các bệnh tật. Đoạn Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người bảo các ông rằng: “Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo. Các con vào nhà nào, thì hãy ở lại đó, và đừng rời khỏi nơi ấy. Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, các con hãy giũ cả bụi chân lại, để làm chứng tố cáo họ”. Các ông liền đi rảo khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng, và chữa lành bệnh tật khắp nơi.

SUY NIỆM:

Các tông đồ ngày xưa đã nhận lãnh sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu để thi hành sứ mạng của mình. Nhờ sức mạnh và quyền năng đó mà họ có thể làm được những việc lạ lùng khiến nhiều người thán phục.

Kitô hữu ngày nay cũng sẽ nhận được sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu khi biết cậy dựa vào Ngài bằng một đời sống gắn bó với Ngài.

Nhờ sống gắn bó với Chúa Giêsu, Kitô ngày nay tuy không làm được những dấu lạ, nhưng họ vẫn có thể trừ quỷ, chữa bệnh. Quỷ chính là những thế lực xấu trong xã hội hôm nay. Bệnh tật chính là những đam mê của con người thời đại.

Nếu biết cậy dựa vào Chúa Giêsu bằng một đời sống cầu nguyện, thánh thiện thì người môn đệ vẫn có thể trừ quỷ và chữa bệnh trước hết cho chính mình, sau đó còn cho mọi người.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cậy dựa vào ơn Chúa để con có thể đẩy lùi sự dữ ra khỏi cuộc đời con.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Lc 9, 7-9

Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: “Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại”; còn kẻ khác lại nói: “Ông Êlia đã hiện ra”; kẻ khác nữa nói rằng: “Một tiên tri thời xưa đã sống lại”. Nhưng Hêrôđê thì nói: “Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?” và vua tìm cách gặp Người.

SUY NIỆM:

Trong đám đông theo Chúa Giêsu không phải ai cũng có niềm tin. Có người theo vì hội chứng đám đông, thấy người ta đi đông quá nên cũng đi theo vì hiếu kỳ. Có người theo vì lợi dụng đám đông để mua bán kiếm tiền, vì nơi nào có đông người ắt có nhu cầu ăn uống. Có người theo vì muốn tìm dấu lạ để được khỏi bệnh hoặc thoát khỏi một hoàn cảnh nào đó. Nhưng cũng có những người theo vì tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Hêrôđê trong đoạn Tin mừng hôm nay chắc chắn là muốn tìm gặp Chúa Giêsu vì hiếu kỳ, muốn gặp thử xem sao chứ không có niềm tin. Vì nếu có niềm tin thì ắt ông đã không giết chết Gioan là người đã giới thiệu Chúa Giêsu.

Đoạn Tin Mừng hôm nay mời gọi tôi hãy kiểm chứng lại niềm tin của mình, xem tôi đang theo Chúa vì mục đích gì. Nếu thấy theo Chúa mà không có niềm tin thì phải thay đổi cuộc sống của mình.

Một khi đã theo Chúa vì niềm tin thì phải tin rằng Chúa dẫn tôi đến hạnh phúc đời đời không phải vì tôi xứng đáng, nhưng bởi vì Chúa yêu tôi, nên tôi đừng chán nản trước những yếu đuối của bản thân, những bất toàn của cuộc sống.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con thay đổi cái nhìn về đời sống đức tin để từ nay con sống trọn vẹn tình yêu với Chúa.

THỨ SÁU – 29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL

LỜI CHÚA: Ga 1, 47-51

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanaen đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”.  

SUY NIỆM:

Thiên Chúa luôn yêu thương con cái của Ngài, Ngài cho “các thiên thần Chúa lên xuống” là để gìn giữ và trợ lực cho con người. Sự hiện diện của các thiên thần là sự hiện diện đại diện cho Thiên Chúa.

Tuy nhiên thường con người hay bưng tai bịt mắt trước những lời nhắc nhở của Thiên Chúa. Âu cũng là chuyện thường tình của nhân loại. Từ thời cựu ước, các ngôn sứ đã bị người ta chống đối, thậm chí giết chết vì họ đã nói thay lời Thiên Chúa. Dân chúng không chịu nghe, vì nếu nghe họ phải thay đổi cuộc sống.

Đến thời Chúa Giêsu, rõ ràng đa phần người Do Thái cũng không đón nhận Ngài và khước từ ơn cứu độ, vì họ muốn được cứu độ theo kiểu khác.

Cho đến tận thế, thiên thần Chúa vẫn luôn hiện diện bên cạnh mỗi người để nhắc nhở mỗi người “Ai bằng Thiên Chúa” (Micael), “Sức mạnh của Thiên Chúa” (Gabriel), và “Thiên Chúa chữa trị” (Raphael). Tuy nhiên chỉ những ai nhận ra và sống theo những điều đó thì họ mới được ơn cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, thế gian đầy dẫy những cạm bẫy, cám dỗ làm chúng con xa Chúa. Xin cho chúng con biết nghe lời nhắc nhở của các thiên thần và mạnh dạn sửa đổi để con đạt được hạnh phúc đích thật là hạnh phúc Nước Trời.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Lc 9, 43b-45

Đang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các mộn đệ rằng: “Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.

SUY NIỆM:

Trong khi con người thán phục trước những việc Đức Giêsu đã làm, thì Đức Giêsu muốn cho các môn đệ của mình phải biết sự thật về Đấng Kitô: “Con người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”, để họ khỏi tìm kiếm một Đức Kitô vinh quang, một Đức Kitô được thán phục, mà phải là một Đức Kitô chịu đóng đinh.

Trong đời sống thường ngày, không ai dại dột đi tìm cho mình những chuyện trái ý, những điều không vừa lòng, nhưng những việc đó cũng sẽ xảy ra như là chuyện đương nhiên của cuộc sống. Vì vậy người môn đệ phải chuẩn bị để đón nhận tất cả.

Ai đó đã nói: nếu đi tìm một Đức Kitô không thập giá, thì sẽ gặp một thập giá mà không có Đức Kitô. Những đau khổ trong cuộc sống của chúng ta đã được Đức Kitô chia sẻ một cách trọn vẹn trong cuộc khổ nạn của Ngài, vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, thì chỉ một mình Đức Kitô mới có thể chia sẻ và giúp chúng ta vượt qua một cách đúng nghĩa nhất  mà thôi.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang.

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Mt 20, 1-16a

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta”. 

Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết.” Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: “Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao”? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?” Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.  

SUY NIỆM:

Ông chủ vườn nho là hình ảnh của Thiên Chúa. Ông không chỉ lo cho vườn nho của mình, mà còn quan tâm để mọi người được làm việc trong vườn nho đó, hầu bảo đảm cho cuộc sống của họ.

Thiên Chúa vẫn không ngừng mời gọi con người đến với Ngài để họ được chia sẻ hạnh phúc với Ngài. Có người đến sớm, có kẻ đến muộn, thậm chí có người bước vào vườn nho trong giờ cuối cùng; nhưng nếu họ chấp nhận bước vào thì sẽ có tiền công, nghĩa là sẽ được hạnh phúc.

Con người sống thì phải làm việc để bảo đảm sự sống cho bản thân. Nếu họ biết nơi nào làm việc có ông chủ tốt, luôn yêu thương và lo lắng cho họ thì họ sẽ an tâm làm việc.

Tin mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một ông chủ như thế. Ông chủ này không phải là kẻ cả, kẻ đứng bên trên, nhưng là người bước xuống để mời gọi chúng ta bước vào trong vườn nho của Ngài. Vườn nho đó chính là Giáo hội. Chắc chắn khi làm việc cho Chúa, cho Giáo hội, chúng ta sẽ được trả lương không phải bằng vật chất, nhưng chính là hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cám ơn và tự hào vì mình được làm việc trong vườn nho của Chúa, được sống trong Giáo hội. Đồng thời hãy làm việc hết mình để làm cho vườn nho của Chúa được ngày càng tốt đẹp, vì đó là bổn phận của con.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Lc 8, 16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi”.     

SUY NIỆM:

Với 3 câu ngắn ngủi, ý tưởng rời rạc, đoạn Tin Mừng này xem ra không hấp dẫn, nhưng với chủ đề ánh sáng (c.16), sống trong ánh sáng (c.17) và hiểu được lời Chúa (c.18) cho chúng ta một liên kết thống nhất.

Trước hết chúng ta là con ái của Ánh Sáng, nên đời sống của chúng ta phải tỏa rạng. Ánh sáng nơi Kitô hữu chính là sự thánh thiện và lòng bác ái.

Kế đến sống trong ánh sáng là sự ngay chính, thật thà, không gian ác và làm những chuyện xấu xa, vì Thiên Chúa là Ánh Sáng sẽ phơi bày tất cả ra ánh sáng. Do đó con cái của Chúa phải cố gắng để từ bỏ những việc làm sai trái của mình.

Và sau cùng, tất cả những gì Chúa dạy không phải chỉ là triết lý cao sâu của một nhà hiền triết để con người đọc lấy kinh nghiệm, nhưng hệ tại ở việc họ có hấp thụ được để sống hay không mà thôi, vì người ta vẫn thường nghe những điều tốt đẹp, nhưng đôi khi nghe cho có, cho qua.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con nghe lời Chúa rất nhiều, nhưng đôi khi con muốn sống trong bóng tối để con được tự do với những sai trái của mình. Xin Chúa cho con biết thức tỉnh vì Chúa thấu suốt mọi sự để con vùng dậy thoát khỏi bóng tối mà chạy đến với Chúa là ánh sáng thật.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Lc 8, 19-21

Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: “Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy”. Người trả lời với họ rằng: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. Để làm người Thiên Chúa cần người mẹ theo nguyên nghĩa cho Con của Ngài, và Đức Maria đã được chọn.

Nhờ làm Mẹ thân xác của Chúa Giêsu, mà “NGƯỜI” và “THIÊN CHÚA” nơi Chúa Giêsu chỉ là một, nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa.

Sứ mạng làm người của Chúa Giêsu là để người khác đến gần Thiên Chúa, hầu được ơn cứu độ. Vì thế những ai gần Thiên Chúa đều thuộc gia đình của Ngài.

Mẹ Maria vừa là huyết tộc khi sinh ra bản tính loài người của Chúa Giêsu; Mẹ gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa đen. Mẹ cũng thuộc gia đình thiêng liêng của Chúa Giêsu vì Mẹ đã gần gũi Thiên Chúa theo nghĩa bóng khi Mẹ là người “nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” cách trọn vẹn nhất.

Để trở thành người nhà của Thiên Chúa, hãy bước vào mối liên hệ gia đình với Ngài khi lắng nghe và thực hành lời Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con đã được diễm phúc trở thành “người nhà” của Ngài trong gia đình Hội thánh. Xin cho con luôn luôn lắng nghe lời chỉ dạy của người Cha cao cả và đem ra thực hành để con vừa là đứa con ngoan, vừa có thể đạt được hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Lc 9, 1-6

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai Tông đồ lại, ban cho các ông sức mạnh và quyền năng trên mọi ma quỷ và được chữa lành các bệnh tật. Đoạn Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người bảo các ông rằng: “Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo. Các con vào nhà nào, thì hãy ở lại đó, và đừng rời khỏi nơi ấy. Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, các con hãy giũ cả bụi chân lại, để làm chứng tố cáo họ”. Các ông liền đi rảo khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng, và chữa lành bệnh tật khắp nơi.

SUY NIỆM:

Các tông đồ ngày xưa đã nhận lãnh sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu để thi hành sứ mạng của mình. Nhờ sức mạnh và quyền năng đó mà họ có thể làm được những việc lạ lùng khiến nhiều người thán phục.

Kitô hữu ngày nay cũng sẽ nhận được sức mạnh và quyền năng của Chúa Giêsu khi biết cậy dựa vào Ngài bằng một đời sống gắn bó với Ngài.

Nhờ sống gắn bó với Chúa Giêsu, Kitô ngày nay tuy không làm được những dấu lạ, nhưng họ vẫn có thể trừ quỷ, chữa bệnh. Quỷ chính là những thế lực xấu trong xã hội hôm nay. Bệnh tật chính là những đam mê của con người thời đại.

Nếu biết cậy dựa vào Chúa Giêsu bằng một đời sống cầu nguyện, thánh thiện thì người môn đệ vẫn có thể trừ quỷ và chữa bệnh trước hết cho chính mình, sau đó còn cho mọi người.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết cậy dựa vào ơn Chúa để con có thể đẩy lùi sự dữ ra khỏi cuộc đời con.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Lc 9, 7-9

Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: “Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại”; còn kẻ khác lại nói: “Ông Êlia đã hiện ra”; kẻ khác nữa nói rằng: “Một tiên tri thời xưa đã sống lại”. Nhưng Hêrôđê thì nói: “Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?” và vua tìm cách gặp Người.

SUY NIỆM:

Trong đám đông theo Chúa Giêsu không phải ai cũng có niềm tin. Có người theo vì hội chứng đám đông, thấy người ta đi đông quá nên cũng đi theo vì hiếu kỳ. Có người theo vì lợi dụng đám đông để mua bán kiếm tiền, vì nơi nào có đông người ắt có nhu cầu ăn uống. Có người theo vì muốn tìm dấu lạ để được khỏi bệnh hoặc thoát khỏi một hoàn cảnh nào đó. Nhưng cũng có những người theo vì tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Hêrôđê trong đoạn Tin mừng hôm nay chắc chắn là muốn tìm gặp Chúa Giêsu vì hiếu kỳ, muốn gặp thử xem sao chứ không có niềm tin. Vì nếu có niềm tin thì ắt ông đã không giết chết Gioan là người đã giới thiệu Chúa Giêsu.

Đoạn Tin Mừng hôm nay mời gọi tôi hãy kiểm chứng lại niềm tin của mình, xem tôi đang theo Chúa vì mục đích gì. Nếu thấy theo Chúa mà không có niềm tin thì phải thay đổi cuộc sống của mình.

Một khi đã theo Chúa vì niềm tin thì phải tin rằng Chúa dẫn tôi đến hạnh phúc đời đời không phải vì tôi xứng đáng, nhưng bởi vì Chúa yêu tôi, nên tôi đừng chán nản trước những yếu đuối của bản thân, những bất toàn của cuộc sống.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con thay đổi cái nhìn về đời sống đức tin để từ nay con sống trọn vẹn tình yêu với Chúa.

THỨ SÁU – 29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL

LỜI CHÚA: Ga 1, 47-51

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanaen đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”.  

SUY NIỆM:

Thiên Chúa luôn yêu thương con cái của Ngài, Ngài cho “các thiên thần Chúa lên xuống” là để gìn giữ và trợ lực cho con người. Sự hiện diện của các thiên thần là sự hiện diện đại diện cho Thiên Chúa.

Tuy nhiên thường con người hay bưng tai bịt mắt trước những lời nhắc nhở của Thiên Chúa. Âu cũng là chuyện thường tình của nhân loại. Từ thời cựu ước, các ngôn sứ đã bị người ta chống đối, thậm chí giết chết vì họ đã nói thay lời Thiên Chúa. Dân chúng không chịu nghe, vì nếu nghe họ phải thay đổi cuộc sống.

Đến thời Chúa Giêsu, rõ ràng đa phần người Do Thái cũng không đón nhận Ngài và khước từ ơn cứu độ, vì họ muốn được cứu độ theo kiểu khác.

Cho đến tận thế, thiên thần Chúa vẫn luôn hiện diện bên cạnh mỗi người để nhắc nhở mỗi người “Ai bằng Thiên Chúa” (Micael), “Sức mạnh của Thiên Chúa” (Gabriel), và “Thiên Chúa chữa trị” (Raphael). Tuy nhiên chỉ những ai nhận ra và sống theo những điều đó thì họ mới được ơn cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, thế gian đầy dẫy những cạm bẫy, cám dỗ làm chúng con xa Chúa. Xin cho chúng con biết nghe lời nhắc nhở của các thiên thần và mạnh dạn sửa đổi để con đạt được hạnh phúc đích thật là hạnh phúc Nước Trời.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Lc 9, 43b-45

Đang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các mộn đệ rằng: “Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.

SUY NIỆM:

Trong khi con người thán phục trước những việc Đức Giêsu đã làm, thì Đức Giêsu muốn cho các môn đệ của mình phải biết sự thật về Đấng Kitô: “Con người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”, để họ khỏi tìm kiếm một Đức Kitô vinh quang, một Đức Kitô được thán phục, mà phải là một Đức Kitô chịu đóng đinh.

Trong đời sống thường ngày, không ai dại dột đi tìm cho mình những chuyện trái ý, những điều không vừa lòng, nhưng những việc đó cũng sẽ xảy ra như là chuyện đương nhiên của cuộc sống. Vì vậy người môn đệ phải chuẩn bị để đón nhận tất cả.

Ai đó đã nói: nếu đi tìm một Đức Kitô không thập giá, thì sẽ gặp một thập giá mà không có Đức Kitô. Những đau khổ trong cuộc sống của chúng ta đã được Đức Kitô chia sẻ một cách trọn vẹn trong cuộc khổ nạn của Ngài, vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, thì chỉ một mình Đức Kitô mới có thể chia sẻ và giúp chúng ta vượt qua một cách đúng nghĩa nhất  mà thôi.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang.

Dẫn lễ Thiếu nhi | Chúa nhật 25 Thường niên

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

 Dẫn vào Thánh lễ

Chủ vườn nho mướn nhân công
Người sau kẻ trước một đồng như nhau
Theo Thầy chớ kể trước sau
Chỉ cần một dạ tuân theo ý Ngài.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ hai mươi lăm Thường niên: Thiên Chúa muốn mọi người được hưởng ơn cứu độ (Mt 20,1-16a).

Bài Tin mừng mô tả Thiên Chúa như ông chủ vườn nho ra chợ mướn người làm công vào từng thời điểm khác nhau trong ngày. Ai ông chủ cũng cảm thấy xót xa vì họ không có việc làm, và ông sẵn sàng mời họ vào làm vườn nho cho mình (Mt 20,4. 6). Tình thương của ông chủ còn tỏ lộ rõ ràng hơn lúc cuối ngày. Kẻ đến trước, người vào sau, ai cũng một đồng.

Dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng đáp lại lời mời của Thiên Chúa, để vào làm vườn nho của Người; vì phần thưởng cao quý dành cho chúng ta chính là Nước Trời. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Is 55,6-9)
Ngôn sứ I-sa-i-a trình bày ý định của Thiên Chúa: Đức Chúa muốn dân không ngừng tìm kiếm Người. Người kêu gọi phường tội lỗi hãy từ bỏ đường lối xấu xa để đón nhận ơn tha thứ.

Bài đọc 2 (Pl 1,20c-24.27a)
Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê đã bộc lộ chính con người của ngài. Đối với thánh nhân, dù sống hay chết, Đức Kitô luôn là tâm điểm và là mục đích theo đuổi suốt đời ngài.

Lời nguyện chung
Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, hôm nay Thiên Chúa mời gọi chúng ta đi làm vườn nho của Người. Trong tâm tình của những người khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

1. Thiên Chúa mời gọi tất cả vào vườn nho của Người. Xin cho Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục và phó tế/ trở nên những thợ làm vườn nho nhiệt thành xây dựng Nước Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

 2. “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Xin cho những người chưa nhận biết Thiên Chúa trên thế giới/ nghe được tiếng gọi của Tin mừng và mau mắn đáp lại. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

3. “Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin mừng của Đức Kitô”. Xin cho các bạn trẻ Công giáo đang sống xa gia đình/ ý thức mình là những người con của Chúa và con Giáo hội. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

 4. “Đối với tôi, sống là Đức Kitô”. Xin cho mỗi người trong cộng đoàn phụng vụ chúng ta/ gắn bó hơn với Đức Kitô qua việc chu toàn bổn phận với Chúa và tha nhân. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa đã không ngừng kêu gọi tất cả chúng con trở nên con cái Chúa. Xin cho chúng con biết làm sáng danh Chúa mỗi ngày trong vai trò những người làm vườn nho của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

[11] Tình yêu thương thôi thúc Ngài

LỜI CHÚA

“Đây là giới răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em” (Gioan 15:12)

TĨNH NGUYỆN

Chúa Giêsu đã nói rất nhiều điều đầy quyền năng, soi sáng và quan trọng. Nhưng có một điều răn tổng hợp tất cả…

“Đây là giới răn của Thầy: anh emhãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”
Gioan 15:12

Nghe có vẻ đơn giản phải không bạn? Nhưng khi chúng ta nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu, Ngài đã yêu thương như thế nào? Và làm thế nào chúng ta có thể cố gắng yêu thương giống như Ngài?

Tình yêu thương đã thôi thúc Chúa Giêsu từ bỏ các đặc quyền của Ngài. Là Đấng Tạo Hóa và Chúa, Chúa Giêsu có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn. Nhưng thay vào đó, Ngôi Lời (Chúa Giêsu) đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta (Ga 1,14)—tạm thời từ bỏ quyền của Ngài để chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa.

Tình yêu thương thôi thúc Chúa Giêsu đặt con người lên hàng đầu. Người đàn bà bên giếng nước. Người đàn ông bị phung. Một quan quyền La Mã. Một người ăn xin mù. Mẹ vợ của Phêrô. Con trai của góa phụ thành Nain. Một người thu thuế bị xem thường. Ngay cả tên trộm bị đóng đinh cạnh Ngài trên thập tự giá. Chúa Giêsu nhìn thấy và yêu thương mọi người.

Tình yêu thương thôi thúc Chúa Giêsu phục vụ người khác. Ngài rửa chân cho các môn đồ của Ngài, theo đuổi những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, thương xót những người bệnh tật, mệt mỏi và suy sụp. Cuối cùng, Ngài đã phó mạng sống của Ngài cho chúng ta.

Tình yêu thương đã thôi thúc Chúa Giêsu quý trọng sự thật và ân sủng. Trong một thế giới mà nhiều người tán dương ân sủng trong khi những người khác chỉ đề cao sự thật, thì Chúa Giêsu quý trọng cả hai. Ngài thiết tha với đường lối của Chúa Cha và Lời Thiên Chúa đồng thời cũng bày tỏ lòng trắc ẩn đối với những người cần đến nhất.

QUYẾT TÂM THỰC HÀNH

Nếu chúng ta không chắc chắn về cách yêu thương người khác, hãy xem Chúa Giêsu là tấm gương tiêu biểu. Ngài sống vị tha, ưu tiên người khác, phục vụ cho đến chết và quý trọng cả sự thật và ân sủng.

Và khi yêu thương như Chúa Giêsu, chúng ta sẽ trở nên giống Ngài hơn.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần XXIV | Thường niên | Năm A

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT:

LỜI CHÚA: Mt 18, 21-35

Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.

“Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả’. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.

“Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: ‘Hãy trả nợ cho ta’. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh’. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong.

“Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến vào bảo rằng: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?’ Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.

“Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.    

SUY NIỆM:

Hằng ngày chúng ta đọc kinh lạy Cha mà chính Chúa Giêsu dạy: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Về tình yêu thì Chúa luôn yêu thương chúng ta; nhưng về tha thứ, Chúa dựa trên tiêu chí của chúng ta, nếu chúng ta tha thì Chúa mới tha. Chúa muốn chúng ta sống yêu thương như Chúa.

Quả thật tha thứ vừa làm cho chúng ta nên giống Chúa, vừa giúp chúng ta nên vĩ đại vì sức mạnh lớn nhất của con người là sự tha thứ. Hơn thế nữa tha thứ còn là điều kiện để chúng ta được cứu độ, vì nếu không tha thứ cho người khác, Chúa cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta.

Hơn thế nữa, khi ta được Chúa tha cho biết bao nhiêu tội lỗi, mà ta lại chấp nhất anh chị em mình đôi khi chỉ là những chuyện nhỏ nhặt là ta độc ác.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, “một cũng chấp, hai cũng chấp, chất chứa trong lòng chi cho mệt; trăm điều bỏ, nghìn điều bỏ, thong dong tất dạ thế mà vui”. Xin cho con biết tha thứ, bỏ qua tất cả giống Chúa để con được thư thái bình an.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Lc 7, 1-10

Khi ấy, lúc Chúa Giêsu đã nói với dân chúng xong, Người vào Capharnaum. Bấy giờ một viên sĩ quan có tên đầy tớ thân tín bị bệnh gần chết. Nghe nói về Chúa Giêsu, ông sai vài người kỳ lão Do-thái đi xin Người đến cứu chữa đầy tớ ông. Họ đến gần Chúa Giêsu và van xin Người rằng: “Ông ta đáng được Thầy ban cho ơn đó, vì thật ông yêu mến dân ta, và chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta”. Chúa Giêsu đi với họ, và khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này sai mấy người bạn đến thưa Người rằng: “Lạy Thầy, không dám phiền Thầy hơn nữa, vì tôi không xứng đáng được Thầy vào nhà tôi, cũng như tôi nghĩ tôi không xứng đáng đi mời Thầy, nhưng xin Thầy phán một lời, thì đầy tớ tôi được lành mạnh. Vì tôi cũng chỉ là một sĩ quan cấp dưới, (tuy nhiên) tôi có những lính dưới quyền tôi, tôi bảo người này đi, thì nó đi; bảo người khác lại, thì nó lại; và bảo đầy tớ tôi làm cái này, thì nó làm”.

Nghe nói thế, Chúa Giêsu ngạc nhiên và quay lại nói với đám đông theo Người rằng: “Ta nói thật với các ngươi, cả trong dân Israel, Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy”. Và những người được sai đi, khi về tới nhà, thấy tên đầy tớ lành mạnh.    

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu khen ngợi nhân cách của viên sĩ quan ngoại giáo này vì trước hết ông ta yêu mến đầy tớ của mình dù ông ta chẳng cần bận tâm đến chuyện đau bệnh của đầy tớ.

Kế đến viên sĩ quan này được người khác yêu quý vì ông ta sống tốt, đến mức họ làm chứng và xin Chúa Giêsu giúp ông ta. Sống tốt đã là chuyện khó, sống để lòng tốt mình được lan tỏa lại là chuyện khó hơn. 

Sau cùng ông là một người khiêm tốn. Khiêm tốn ở chỗ nhìn nhận sự thật nơi bản thân mình và nơi Chúa Giêsu: “Tôi đây tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này đi là nó đi; bảo người kia đến là nó đến” (Lc7, 8). Còn về Chúa Giêsu, ông nhìn Chúa ở một vị thế cao cảm mà ông “chẳng đáng đến gặp Ngài” (Lc 7, 7a). Hơn nữa nhìn nhận Chúa Giêsu có quyền năng để “Ngài cứ nói một lời thì đầy tớ tôi sẽ được lành mạnh” (Lc 7, 7b).

Trước một nhân cách vĩ đại như thế, Chúa Giêsu đã không ngần ngại nhận lời để làm cho đầy tớ của ông được khỏi bệnh.

Bắt chước viên sĩ quan, chúng ta tập sống yêu thương mọi người xung quanh, nhất là những người thấp kém trong xã hội; và nhất là phải biết nâng đỡ đức tin cho người khác, tạo điệu kiện, giúp đỡ họ thờ phượng Chúa cho tốt.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, “Chúa vẫn biết chúng con cần đến Chúa”. Xin Chúa đoái thương đến nhân cách yếu hèn nhưng vẫn còn thấp thoáng bóng dáng của tình yêu thương mà củng cố thêm đức tin cho chúng con.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Lc 7, 11-17

Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó. Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: “Đừng khóc nữa”. Đoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.

Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người”. Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận. 

SUY NIỆM:

Luca muốn mặc khải cho chúng  ta thấy Chúa Giêsu là một vị ngôn sứ mới.

Vị ngôn sứ mới này được Luca diễn tả từ cái nhìn: “Trông thấy bà”, từ lời nói: “Bà đừng khóc nữa”, từ hành động: “Sờ vào quan tài” là “Đấng chạnh lòng thương”. Đó là sự thật về vị ngôn sứ mới. Đó là sự thật về Thiên Chúa.

Ngài thấy được hoàn cảnh của mỗi người. Ngài ra tay cứu giúp bằng hành động cụ thể. Qua việc cho người thanh niên sống lại, Ngài muốn hướng họ đến sự sống thật, sự sống vĩnh cửu.

Sự thật về một vị ngôn sứ vĩ đại đó cũng đi vào cuộc đời chúng ta, giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Không phải Thiên Chúa đứng bên ngoài cuộc đời chúng ta rồi người thấy xót xa cho những phận đời nghèo khổ, đớn đau, tội lỗi… mà cùng mang lấy tất cả những khổ đau, bệnh tật và tội lỗi chúng ta nữa. Tất cả những điều đó vẫn nặng trĩu trên đôi vai của Ngài: Ngài đang vác lấy cuộc đời chúng ta.

Từ sự thật đó làm cho chúng ta an tâm, vững vàng trong mọi hoàn cảnh vì có Chúa luôn nâng đỡ chúng ta. Chúng ta không sợ khi mình nghèo túng, vì Chúa cũng đã từng nghèo và Chúa hứa ban cho chúng ta gia tài vĩnh cửu trên nước Thiên Đàng. Hãy tìm kiếm gia tài đó!

Chúng ta không sợ mình đau khổ vì Chúa cũng đã từng đau khổ và hứa ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực ở đời sau. Hãy tìm kiếm hạnh phúc đó!

Chúng ta không sợ mình tội lỗi vì Chúa cũng đã từng gánh lấy hậu quả của tội lỗi là sự chết, để ban ơn cứu độ cho chúng ta. Hãy ăn năn sám hối và đón lấy ơn cứu độ!

Sự thật về vị ngôn sứ vĩ đại này cũng mời gọi chúng ta hãy biết quan tâm, thông cảm, nâng đỡ cho những anh chị em xung quanh chúng ta, nhất là những người nghèo, những người đau khổ và những người tội lỗi.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con tấm lòng như Chúa để cử chỉ, lời nói và việc làm của con luôn chan chứa lòng xót thương.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Lc 7, 31-35

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Ta sẽ phải nói những người của thế hệ này giống ai đây? Họ giống ai? Họ giống như những đứa trẻ ngồi ngoài đường phố gọi và nói với nhau rằng:

‘Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. ‘Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc’.

Bởi vì khi Gioan Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ngươi bảo: ‘Người bị quỷ ám’. Khi Con Người đến có ăn có uống, thì các ngươi lại nói: ‘Kìa con người mê ăn tham uống, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’. Nhưng sự khôn ngoan đã được minh chính bởi tất cả con cái mình”. 

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu đã nói: “sự khôn ngoan đã được minh chính bởi tất cả con cái mình” (Lc7, 35). Nghĩa là dù người ta có chỉ trích, có xuyên tạc sự thật, có cố chấp không muốn đón nhận thì sự thật vẫn là sự thật. Sự thật đó được Đức Khôn Ngoan biện minh cho.

Người ta có thể nói lối sống của Gioan là giống quỷ, nhưng không ai phủ nhận Gioan đã cảm hóa được nhiều người, trong đó có cả quan quân, chính quyền, những cô gái điếm… trở về nẻo chính đường ngay.

Người ta có thể bĩu môi trước lối sống phóng khoáng của Chúa Giêsu, nhưng không ai phủ nhận việc gặp  nơi Ngài một sức mạnh mà không ai diễn tả được, một sức mạnh Thần Linh.

Vì vậy phụng vụ lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết mở lòng ra đón nhận chân lý. Đừng cố chấp đổ thừa điều này điều nọ.

Tại bận làm ăn nên tôi không đi lễ được.

Tại ông cha đó thấy ghét nên tôi không giữ đạo.

Tại nó chửi trước nên tôi mới nhào vô đánh nó

Tại nó không nói gì hết, tôi biết đường đâu mà giúp…

Sự Khôn Ngoan sẽ biện mình cho tất cả.

Chúng ta đổ thừa tại bận làm ăn, nhưng vẫn có những người đầu tắt mặt tối mà ngày nào vẫn đến nhà thờ dự lễ.

Chúng ta đổ thừa tại ông cha đó thấy ghét, nhưng vẫn có những người quý mến cha đó.

Chúng ta đổ thừa tại nó chửi tôi, nhưng vợ con chúng ta ở nhà có chửi đâu, mà mỗi lần đi nhậu về vẫn nhào vô đánh.

Chúng ta đổ thừa tại người ta không nói, nhưng cũng có rất nhiều người âm thầm, tế nhị giúp đỡ người khác…

Hãy khiêm tốn nhìn nhận tất cả do sự cứng cõi của mình, và xin Chúa Thánh Thần uốn nắn tâm hồn chúng ta, để chúng ta dễ nghe tiếng chúa trong tất cả mọi biến cố cuộc đời.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết sống theo sự Khôn Ngoan của Chúa, vì chính sự Khôn Ngoan này mới có thể dẫn chúng con đến hạnh phúc đích thật.

THỨ NĂM – 21/09 : THÁNH MATTHÊU, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

LỜI CHÚA: Mt 9, 9-13

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.  

SUY NIỆM:

Chắc chắn đối tượng để Matthêu hướng đến khi viết Tin Mừng là những người tội lỗi, vì chính bản thân ông đã có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, tha thứ và chọn gọi.

Một ơn gọi hết sức đặc biệt. Có lẽ nếu xét về lý lịch thì Matthêu là người bị loại từ vòng “giấu mặt”. Bởi lẽ những người thu thuế thời đó bị dân chúng ghét vì họ phục vụ cho đế quốc. Hơn thế nữa, họ là những người gian trá, bóc lột đồng bào mình. Họ ăn hối lộ của những người muốn trốn thuế… Do Thái giáo thì ghét cay, ghét đắng những người thu thuế vì họ là một quốc gia cuồng tín. Họ xem Thiên Chúa là Vua, vì vậy nộp thuế cho vua trần gian là xúc phạm đến Thiên Chúa. Chính vì vậy mà người thu thuế là hạng tội lỗi công khai, là người bị loại trừ.

Ấy vậy mà Chúa vẫn chọn gọi ông. Không phải Chúa Giêsu muốn sử dụng tiền bạc của ông trong công việc truyền giáo. Cũng không phải vì tội nghiệp, thấy ai cũng loại trừ ông, nhưng bởi vì Chúa Giêsu chẳng những biết ông đang như thế nào, mà con biết ông sẽ trở nên như thế nào nữa.

Matthêu đã mất tất cả khi theo Chúa: tiền bạc, sự nghiệp, công danh, quyền lực, gia đình người thân nữa… Nhưng đổi lại ông được sự dấn thân vào con đường Chân Lý, được bình an, và sự hứng khởi trong cuộc phiêu lưu mới. Trong cuộc phiêu lưu mới này, ông đã để ý rất kỹ những lời Chúa Giêsu nói, những việc Chúa Giêsu làm, nhất là ông bị đánh động về Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu, nên ông đã ghi chép lại thành quyển Tin Mừng thứ nhất.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con nổ lực hết sức để viết nên quyển Tin Mừng mới bằng chính cuộc đời của mình khi con suy niệm, cảm nếm tình yêu Chúa dành cho riêng con như Chúa đã dành riêng cho Matthêu vậy.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Lc 8, 1-3

Khi ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người.    

SUY NIỆM:

Sứ mạng chính yếu của Chúa Giêsu là loan báo Nước Thiên Chúa. Để thực hiện điều đó, Ngài đã không ngần ngại “rảo quanh các thành phố”. Đôi chân của Ngài là đôi chân không biết mệt mỏi, vì trái tim của Ngài là trái tim không ngừng đập, những nhịp đập yêu thương. Trái tim thôi thúc, đôi chân hối hả để sứ điệp của Thiên Chúa được vang lên đến “tận cùng trái đất”.

Nhóm 12 luôn ở bên cạnh Chúa. Những người phụ nữ cũng được chia sẻ sứ mạng với Chúa dù thời đó người ta coi khinh phụ nữ và không cho họ tham gia vào những công tác xã hội. Những phụ nữ này là những người “đã được Người trừ quỷ”. Theo quan niệm của người Do Thái, bị quỷ nhập nghĩa là bị tội lỗi đè bẹp; nhưng bây giờ họ đã được Chúa Giêsu chữa khỏi và thu phục. Họ không còn “đầu quân” cho ma quỷ, nhưng đã “đầu quân” cho Chúa Giêsu. Họ không còn đi theo thế lực của bóng tối, nhưng đã về phía ánh sáng.

Như vậy Luca cho chúng ta thấy Đức Kitô trong Tin Mừng của ông là một Đức Kitô luôn quan tâm đem đến ơn cứu độ cho người khác; một Đức Kitô không loại trừ một ai, kể cả những hạng người bị người ta khinh khi, và hạng người tội lỗi; một Đức Kitô đòi hỏi người môn đệ của Ngài phải triệt để từ bỏ tất cả mọi sự để đi theo Ngài.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa rất quảng đại, rất yêu thương, để thấy mình còn nhỏ bé, hẹp hòi. Thấy con nhỏ bé, hẹp hòi để biết vươn đến sự yêu thương, quảng đại như Chúa và xin được chia sẻ sứ vụ loan báo Tin mừng của Chúa.

THỨ BẢY:

LỜI CHÚA: Lc 8, 4-15

Khi ấy, có đông dân chúng tụ họp lại, và người ta từ các thị trấn đến cùng Chúa Giêsu. Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo hạt giống ra đi gieo hạt giống mình. Và đang khi gieo, có hạt rơi xuống bên vệ đường, bị người ta chà đạp và chim trời đến ăn đi. Hạt khác rơi trên đá sỏi, vừa mọc lên liền héo đi, vì không có đất ẩm. Hạt khác rơi vào bụi gai, và gai góc cùng mọc lên, bóp nghẹt nó. Hạt khác rơi vào đất tốt, đã mọc lên và kết quả gấp trăm”.

Khi nói những lời đó, Người kêu lên rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”. Bấy giờ các môn đệ hỏi Người dụ ngôn đó ý nghĩa thế nào. Người nói rằng: “Phần các con, thì cho các con biết những mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; đối với người khác, thì dùng dụ ngôn, để chúng xem mà không thấy, nghe mà không hiểu. Dụ ngôn đó có nghĩa thế này: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những hạt rơi bên vệ đường, tức là những người đã nghe, nhưng rồi quỷ tới và cướp lời khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Những hạt rơi trên đá sỏi là những người, khi nghe thì vui vẻ đón nhận lời Chúa, nhưng họ không đâm rễ, họ chỉ tin tưởng nhất thời, và khi đến giờ thử thách, thì tháo lui. Hạt rơi vào bụi gai, là những người đã nghe, nhưng khi đi đường, những mối lo nghĩ, sự giàu có và thú vui của đời sống bóp nghẹt và họ không sinh hoa kết quả. Còn như hạt rơi trong đất tốt, là những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.  

SUY NIỆM:

Người ta kéo đến với Đức Giêsu đông đảo, không phải người gần, mà cả người xa. Luca tường thuật một cảnh tượng xem ra rất đẹp, rất thành công với một nhân vật mang tên Giêsu: “Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su”.

Thế nhưng Đức Giêsu không nhìn với cái nhìn của con người để tự lừa dối mình: rằng mình quá hay, quá giỏi… vì Ngài biết rõ mục đích Ngài đến thế gian này, và Ngài cũng biết rõ mục đích của những người kéo đến với Ngài. Điều đó cho thấy Ngài không rao giảng một giá trị để đánh lừa, để mị dân, một giá trị với hình thức bên ngoài, mà là giá trị chân thật và vĩnh cửu.

Dụ ngôn người gieo giống với hình ảnh những hạt giống rơi nhiều nơi khác nhau: vệ đường, trên đá, bụi gai, đất tốt… và dẫn đến những kết quả khác nhau. Đức Giêsu ngầm nói với đám đông họ đến với Ngài cũng bằng nhiều mục đích khác nhau. Nếu mục đích xấu như hạt giống rơi trên vệ đường, trên đá, bụi gai thì sẽ chẳng mang lại kết quả gì đâu; còn nếu đến với Ngài với mục đích tốt như hạt giống rơi trên đất tốt thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt.

Thiên Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp cho con người. Ngài như người nông dân phóng khoáng, tốt lành, gieo vãi những giá trị tốt. Thế nhưng con người lại đón nhận với thái độ khác nhau. Có người loại trừ Ngài, có người lợi dụng Ngài, có người muốn theo dõi Ngài với mục đích xấu, nhưng cũng có người chân thành đón nhận Ngài…

Ngài biết tất cả, nhưng vẫn đối xử tốt với mọi hạng người để mong muốn đến ngày sau cùng họ sẽ đón nhận được điều tốt. Phần con lại là chính thái độ của con người. Bao lâu chúng ta xem Ngài là Đấng Cứu Độ thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho chính cuộc đời chúng ta. Còn nếu đang có thái độ dò xét, loại trừ, hoặc lợi dụng thì hãy hoán cải để mong đón nhận giá trị tốt đẹp hơn, ít nhất là để chúng ta không còn mệt mỏi với một Đấng mà chúng ta đang có cái nhìn không đúng đắn; giống như giơ chân đạp mũi nhọn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, hạnh phúc đích thực cho mỗi người chúng con là tùy thuộc vào thái độ đón nhận Đức Giêsu Kitô, Hạt Giống được Chúa gieo vào trần gian này. Xin cho chúng con có lý trí sáng suốt để nhận ra điều chân thật, ý chí mạnh mẽ để không bị những giá trị ảo dối lừa, con tim mãnh liệt để dấn thân cho lý tưởng và cũng là cùng đích cuộc đời mình.

Dẫn lễ Thiếu nhi | Chúa nhật 24 Thường niên

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

Dẫn vào Thánh lễ

Được vua niềm nở thứ tha
Lại đòi nợ nhỏ người ta vay mình
Dụ ngôn Chúa dạy phân minh
Chúa đòi ta phải rộng tình thứ tha.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ hai mươi bốn Thường niên: Tha thứ là điều kiện để được thứ tha
(Mt 18,21-35).

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho Phêrô đã làm mọi người kinh ngạc: “Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22). Nghĩa là phải tha thứ luôn luôn. Đối với Chúa Giêsu, việc tha thứ cho nhau rất quan trọng; nó là điều kiện đòi buộc để Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta.

Dâng Thánh lễ hôm nay, xin các bạn hãy khiêm tốn học bài học tha thứ Chúa đã dạy, để biết bỏ qua lỗi lầm cho tha nhân. Vì khi chúng ta biết tha thứ là chúng ta thực hành lời Chúa dạy hôm nay. Mời cộng đoàn đứng.

Bài đọc 1 (Hc 27,33-28,9)
Sách Huấn ca bày tỏ ý muốn của Thiên Chúa cho con người: Đức Chúa dạy con người phải biết xót thương kẻ khác và tha thứ cho nhau. Làm được điều đó, Chúa sẽ tha tội cho họ.

Bài đọc 2 (Rm 14,7-9)
Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Roma nhắc nhở các Kitô hữu: Dù sống hay chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa Kitô, vì Ngài là Chúa của kẻ sống và kẻ chết.

Lời nguyện chung
Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, hôm nay Chúa dạy chúng ta bài học tha thứ. Vì khi chúng ta tha thứ cho tha nhân, chính Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta. Mời cộng đoàn cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện.

1. “Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. Xin cho những người Công giáo trên toàn thế giới/ biết trang điểm cho Giáo hội Chúa Kitô bằng sự tha thứ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

2. “Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác”. Xin cho thế giới mỗi ngày bớt đi hận thù, chia rẽ và chiến tranh, để mọi người được sống trong cảnh thái bình. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

3. “Dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Đức Kitô”. Xin cho các bệnh nhân và những người già yếu/ ý thức mình luôn được Chúa Kitô và Giáo hội quan tâm. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

4. “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”.Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta/ biết can đảm tha thứ cho nhau. Vì khi chúng ta tha thứ cho người khác, chúng ta trở nên giống Chúa Kitô hơn. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, tha thứ là hành động can đảm, quảng đại, bao dung và đôi khi rất khó thực hiện. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, tha thứ luôn luôn, ngay cả giây phút hấp hối trên thập giá. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.