Sunday, March 26, 2023
spot_img
Home Blog

Hạt giống nảy mầm | Chúa nhật 5 | Mùa Chay | Năm A

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY

Ga 11,1-45

A. Hạt giống…

Bài Tin Mừng Chúa nhật thứ 3 mặc khải Chúa Giêsu là nguồn nước hằng sống ; bài Tin Mừng Chúa nhật thứ tư mặc khải Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian, còn bài Tin Mừng hôm nay mặc khải Chúa Giêsu là sự sống.

Ta cần lưu ý rằng, theo Tin Mừng Gioan, “sự sống” không chỉ là sự sống của thể xác mà là sự sống trọn vẹn, chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Ladarô đã được Chúa Giêsu trả lại sự sống thể xác nhưng về sau thân xác ông cũng sẽ lại chết như bao người khác. Cho nên sự sống thể xác không quan trọng và quý giá cho bằng sự sống trọn vẹn trong sự kết hợp với Thiên Chúa cả ở đời này lẫn đời sau.

B. … nảy mầm.

1. Con người chúng ta quá lo lắng về cuộc sống thể xác, cho nên hễ gặp bất cứ thứ gì có thể làm hại hoặc giết chết sự sống này thì chúng ta rất sợ hãi.

Mặc khải hôm nay một mặt có thể giúp giải thoát chúng ta khỏi những thứ sợ hãi đó. “Chúng con đừng sợ những thứ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn”. Mặt khác nó còn giúp chúng ta thấy được một sự sống khác quý giá và trường tồn hơn mà chúng ta phải chăm sóc. 

2. Thực ra, sự sống đời này là gì ? Ngôn sứ Isaia đã suy nghĩ : nó chỉ như cỏ hoa sớm nở tối tàn (Bởi thế người ta mới nói “cuộc sống phù du”). Và Isaia kết luận “Chỉ có lời Chúa là tồn tại vĩnh viễn”. (x.Is 40,7-8)

3. Khổ đau to lớn thật, nhưng đối với Thiên Chúa, con người còn to lớn hơn đau khổ nhiều. (Lấy ý của thi hào Tagore)

4. “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”. (Gilbert K. Chesterton)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 5 | Mùa Chay Năm A   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN V MÙA CHAY NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 11, 3-7. 17. 20-27. 33b-45

Khi ấy, hai chị em của Ladarô sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt”. Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển”.

Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: “Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa”.

Đến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”. Chúa Giêsu nói: “Em con sẽ sống lại”. Martha thưa: “Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con cũng sẽ sống lại”. Chúa Giêsu nói: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?” Bà thưa: “Thưa Thầy: vâng, con đã tin Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian”. 

Người xúc động và hỏi: “Đã an táng Ladarô ở đâu?” Họ thưa: “Thưa Thầy, xin đến mà xem”. Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: “Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!” Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: “Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?” Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ. 

Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: “Hãy đẩy tảng đá ra”. Martha là chị người chết, thưa: “Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày”. Chúa Giêsu lại nói: “Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: “Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con. Nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con”. Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: “Ladarô! Hãy ra đây!” Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: “Hãy cởi ra cho anh ấy đi”.

Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.

SUY NIỆM:

Mặc khải của Chúa Nhật V mùa Chay A là: Chúa Giêsu là sự sống. Sự sống đó được thể hiện qua việc Ngài phục sinh cho Ladarô, bạn thân của Ngài.

Qua mặc khải Chúa Giêsu là sự sống cho chúng ta vững tin vào niềm hy vọng được sống lại với Ngài.

Mặc khải Chúa Giêsu là sự sống giúp chúng ta cố gắng củng cố mối tương quan để trở thành những người bạn thân với Chúa Giêsu, vì tin chắc rằng Chúa sẽ không bao giờ quên bạn của Ngài.

Sống niềm tin bằng cách gắn bó với Chúa trong cuộc sống hằng ngày thì sẽ trở thành bạn thân với Chúa.

Sống tình mến bằng cách yêu thương mọi người và giúp đỡ tha nhân trong khả năng thì sẽ được sống lại với Chúa, vì Tình Yêu chính là Sự Sống.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Mùa Chay là thời gian để con trở về sống tốt mối tương quan với Chúa và than nhân. Xin giúp con biết trở về với Chúa bằng việc củng cố đức tin của mình và trở về với tha nhân bằng việc củng cố tình yêu.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 8, 12-20

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: “Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”.

Những người biệt phái nói: “Ông tự làm chứng cho mình, nên chứng của ông không xác thực”.

Chúa Giêsu trả lời: “Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, thì chứng của Ta cũng xác thực, vì Ta biết rõ Ta từ đâu tới và đi về đâu. Còn các ông, các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu. Các ông đoán xét theo xác thịt; còn Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, thì sự đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi vì không phải chỉ có mình Ta, nhưng còn có Cha Ta là Đấng đã sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai người thì xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Đấng đã sai Ta, là Chúa Cha, cũng làm chứng cho Ta nữa”.

Họ nói: “Cha của ông đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Các ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta thì cũng sẽ biết Cha Ta”.

Chúa Giêsu nói những lời trên gần nơi để Kho Tiền, khi Người giảng dạy trong đền thờ. Thế mà không ai bắt Người, vì chưa đến giờ Người.    

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu khẳng định: “Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”. Ánh sáng là để soi dọi, có tác dụng giúp cho người khác biết đường, thấy đường…

Sự sống ở đây là mục tiêu chỉ đường của ánh sáng. Ánh sáng dẫn người ta đến sự sống, và duy chỉ Chúa Giêsu mới có thể biết và chỉ đường cho người ta đi.

Sự sáng của Chúa Giêsu chính là chân lý, là sự thật. Tuy nhiên đôi khi người đời không thích sự sáng vì chân lý và sự thật như ánh sáng chói lòa, sẽ khiến người ta chịu không nổi. Ví dụ phá thai là tội ác, đó là chân lý, nhưng sẽ có những người không chấp nhận điều đó… nhưng chân lý vẫn là chân lý.

Sự sáng của Chúa Giêsu chính là tình yêu, để dù người đời có gian ác, có phản bội, có như thế nào, thì Chúa Giêsu vẫn yêu và yêu đến cùng. Sự sáng nơi Ngài sẽ không bị vụt tắt vì bất cứ lý do gì.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con được sinh ra, được làm con Chúa là con đã được đặt trong ánh sáng. Xin cho con biết bước đi trong ánh sáng của chân lý, của sự thật của tình yêu dù đôi khi con thích bóng tối để an toàn, thích ánh sáng “màu mè” khác để hấp dẫn. Trong mọi sự xin cho con xác tín chỉ có Chúa mới dẫn con đến sự sống thật.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 8, 21-30

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: “Ta ra đi, các ông sẽ tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới được”.

Người Do-thái nói với nhau rằng: “Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói ‘Nơi Ta đi các ông không thể tới được?”

Chúa Giêsu nói tiếp: “Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói: Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết trong tội của các ông”.

Vậy họ liền hỏi: “Ông là ai?” Chúa Giêsu trả lời: “Là Nguyên thuỷ đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông, nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài”.

Nhưng họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình làm điều gì. Điều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Đấng đã sai Ta đang ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng Ngài”. Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.     

SUY NIỆM:

Hành động để nhận biết Chúa Giêsu ai chính là “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai.” Nghĩa là chỉ khi Chúa Giêsu bị treo lên thập giá, chính lúc đó Con Thiên Chúa, Đấng Messia, Đấng Cứu Độ được thể hiện rõ ràng nhất, vì Ngôi Con đã thực hiện thánh ý Chúa Cha trọn vẹn, và ơn cứu độ được trao ban qua cái chết và sự phục sinh của Con Thiên Chúa.

Hành động “treo lên” chính là việc hiến tế trọn vẹn của Chúa Giêsu để làm theo thánh ý Chúa Cha; là việc trao ban tất cả cho nhân loại, không còn giữ lại điều gì cho Ngài…

Cũng vậy, chỉ khi nào “treo lên” trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta mới có thể là môn đệ của Đức Kitô. Treo lên qua việc hiến tế chính bản thân để thờ phượng Thiên Chúa, để sống ơn gọi của bậc sống mình.

“Treo lên” để không còn giữ lại điều gì, mà tất cả đều là trao ban để sống theo thánh ý Chúa, để phục vụ tha nhân. Vì thế việc “treo lên” cũng chính là hành động từ khước những dễ dãi, những vui thú, những gì không thích hợp với ơn gọi là Kitô hữu và ơn gọi riêng của mỗi người.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn lên thập giá Đức Giêsu mỗi ngày để có thể chấp nhận “treo lên” chính bản thân của con, làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa Cha và của lễ cho mọi người.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 8, 31-42

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Điều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.     

SUY NIỆM:

Đối tượng Chúa Giêsu nhắm đến trong đoạn Tin Mừng này là “những người Do-thái đã tin nơi Ngài”. Với họ đây là cả một thách thức để chấp nhận sự thật, vì một số người Do Thái lúc bấy giờ chưa tin vào lời của Chúa Giêsu, thậm chí còn phản bác, chống đối và muốn tiêu diệt Ngài.

Sứ điệp Ngài gởi đến những người dám chấp nhận dấn thân tin vào Ngài là được biết sự thật, và nhờ sự thật đó họ sẽ được giải phóng.

Như vậy tự do đích thực của con người là được biết Chúa Giêsu và sống trong đường lối của Người, vì nhờ đó họ sẽ được giải phóng khỏi những nô lệ, mà sự giải phóng lớn lao nhất chính là ơn cứu độ của Chúa Giêsu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con còn bị những giá trị thế gian ràng buộc khiến con vẫn chưa thực sự tự do. Xin cho con dám sống theo Lời Chúa để con được giải phóng, được tự do đích thật.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 8, 51-59

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết”. Người Do-thái lại nói: “Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: ‘Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết’. Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai?” 

Chúa Giêsu trả lời: “Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Đấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng”. 

Người Do-thái liền nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi”.

Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.

SUY NIỆM:

Xung đột lên đến đỉnh điểm khi người Do Thái lượm đá ném Ngài, lý do là vì họ không chấp nhận Ngài là Đấng Messia được Chúa Cha sai đến. 

Người Do Thái nhìn Đấng Messia theo cái nhìn, quan điểm của họ; trong khi Đấng Messia hiện diện ngay giữa họ.

Nhiều khi chính cái nhìn, chính định kiến của chúng ta đã bóp nghẹt hoặc làm méo mó sự thật.  Muốn đón nhận sự thật con người phải mở lòng ra với Thần Khí Chúa, vì chính Thần Khí sẽ dẫn chúng ta vượt qua mọi rào cản để đến với sự thật.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, đôi khi cũng vì định kiến mà con đã chối từ sự thật hoặc nghi ngờ những sự thật về Chúa, về Giáo hội của Chúa. Xin cho con biết buông bỏ tất cả để được Thánh Thần dẫn lối đến với sự thật.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 10, 31-42

Khi ấy, người Do-thái lượm đá để ném Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi rằng: “Ta đã cho các ngươi thấy nhiều việc tốt lành bởi Cha Ta. Vậy vì việc nào mà các ngươi muốn ném đá Ta?” 

Người Do-thái trả lời: “Chúng tôi muốn ném đá ông không phải vì việc lành, nhưng vì một lời lộng ngôn, bởi vì ông chỉ là người mà lại tự cho mình là Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu đáp lại: “Nào trong sách luật của các ngươi không có chép câu này: ‘Ta đã nói: các ngươi là thần’? Vậy nếu sách luật gọi những kẻ được nghe lời Chúa là thần, mà Kinh Thánh không thể huỷ diệt được, thì tại sao các ngươi nói với Đấng đã được Chúa Cha thánh hoá và sai đến trong trần gian rằng ‘Ông nói lộng ngôn’, vì Ta đã nói Ta là Con Thiên Chúa? Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, thì các ngươi đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm những việc đó, thì dầu các ngươi không muốn tin Ta, cũng hãy tin vào các việc đó, để các ngươi biết và tin rằng: Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”.

Bởi đó họ tìm cách bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ. Người lại qua bên kia sông Giođan, nơi trước kia Gioan đã làm phép rửa. Và Người ở lại đó. Có nhiều kẻ đến cùng Người. Họ nói: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”. Và có nhiều kẻ tin Người.      

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu mời gọi người Do Thái nếu không chấp nhận những giáo lý của Ngài, thì hãy nhìn hành động của Ngài, hành động mà nhiều kẻ đã phải nhìn nhận: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”.

Người ta nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu để ít nhất nhận ra Ngài không phải là con người bình thường. Một số người Do Thái đã phủ nhận tất cả, kể cả những hành động quyền năng của ngài để bảo vệ lợi ích chung của phe nhóm họ.

Người môn đệ Chúa Giêsu cũng không cần nói nhiều về giáo thuyết, nhưng hãy sống theo những gì Chúa Giêsu dạy. Người ta cần hành động hơn lời dạy;  và nếu người ta không tin thì chính hành động của chúng ta vẫn khẳng định chúng ta là ai.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, có nhiều thái độ từ chối Chúa. Có lẽ chúng con không đến mức quyết liệt để từ khước Chúa, nhưng cũng thường khi từ chối Chúa “có điều kiện”, nghĩa là những khi vì hoàn cảnh cũng dễ chối Chúa. Xin cho chúng con cố gắng tuyên xưng Chúa trong mọi hoàn cảnh.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 11, 45-56

Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giê-su. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.

Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do-thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do-thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.

SUY NIỆM:

Rõ ràng chỉ vì lợi ích nhóm mà người Do Thái đã lên kế hoạch để thủ tiêu Ngài: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”.

Như vậy người Do Thái có muốn tìm hạnh phúc đích thật  hay chỉ là hạnh phúc chóng qua ở đời này? Chắc chắn chỉ là hạnh phúc chóng qua được thể hiện qua những quyền lợi trong phe nhóm của họ.

Vì thế, cám dỗ lớn nhất của con người là chỉ thấy những cái trước mắt, chỉ tìm giá trị tự nhiên mà bỏ qua những điều sâu xa, những giá trị linh thánh.

Người Do Thái sống cùng thời với Chúa Giêsu, chứng kiến những dấu lạ Ngài làm, thường xuyên nghe lời giảng dạy của Chúa Giêsu còn như vậy, huống chi con người thời nay chỉ được nghe kể lại và sống bằng niềm tin…

Vì lẽ đó chúng ta phải thông cảm cho nhau, dìu dắt nhau, giúp nhau để sống đức tin cho tốt.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, nhiều khi vì lợi ích cá nhân mà chúng con đã “tiêu diệt” Chúa bằng cách bỏ qua những lời dạy của Ngài; tiêu diệt người khác bằng cách nói xấu, trù giập, vu không… Xin cho chúng con biết sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng để nhận ra Chúa vẫn đang hiện diện  trong cuộc đời, hiện diện trong mỗi người.

Hạt giống nảy mầm | Chúa nhật 4 | Mùa Chay | Năm A

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY 

Ga 9,1-41

A. Hạt giống…

Sau bài Tin Mừng Chúa nhật trước mặc khải Chúa Giêsu là nước hằng sống, bài Tin Mừng hôm nay mặc khải thêm Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian.

Người mù trong bài tường thuật này đã dần dần thấy rõ hơn : thấy sự vật bằng con mắt thể xác, và thấy Đức Giêsu là Đấng Messia bằng con mắt đức tin.

Trái lại, do cố chấp không tin, những người Pharisêu càng ngày càng mù tối hơn. Đến nỗi ở cuối câu chuyện họ phải nói “Thế ra chúng tôi cũng đui mù hay sao ?” Và Chúa Giêsu đã nói với họ : “Nếu các ông đui mù thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng các ông nói rằng ‘chúng tôi thấy’ nên tội các ông vẫn còn.

Như thế, Chúa Giêsu có thể chữa lành mọi thứ đui mù cả về thể xác lẫn tinh thần, nhưng với điều kiện là người “mù” phải ý thức mình mù và khiêm tốn xin Ngài cứu chữa.

B. … nảy mầm.

1. Chúa Giêsu là Ánh sáng muôn dân (Lumen gentium).  Đây là một chủ đề lớn, được chọn làm đề tựa cho một hiến chế của Công Đồng Vaticanô II. Ánh sáng của Chúa soi thẳm lòng người. Giúp con người nhìn ra ánh sáng của con tim. Giúp con người tìm về nhà Cha. Có những người mù lòa, nhưng với lòng tin tưởng phó thác, đã nhìn được ánh sáng này. Ngược lại, có những con người tự phụ rằng mình sáng suốt lại chẳng nhìn ra được ánh sáng của Chúa.  

2. Một học giả kia rất thông thái nhưng cũng rất đãng trí. Một hôm ông cỡi lừa đi thăm một người bạn. Dù đang cỡi lừa, ông vẫn cứ dán mắt vào quyển sách, tay buông lỏng dây cương. Do đó con lừa sau khi đi một đoạn đường đã quay trở lại chính ngôi nhà của ông. Ông tưởng đó là ngôi nhà của người bạn. Ông nhìn ngôi nhà từ trên xuống dưới, từ trước tới sau, và kết luận : “Ông bạn của ta cẩu thả quá, nhà hư gần sập tới nơi mà không sửa sang gì cả”. Vợ ông bước ra tiếp lời : “Ông nhận xét đúng đấy. Nhưng đây là ngôi nhà của chính ông”. Nhiều người rất sáng về chuyện người khác, nhưng rất mù về những khuyết điểm của chính mình. (Ernst Wilhelm Nusselein) 

3. Một thiền sư hỏi các đồ đệ rằng “Lúc nào là lúc đêm tàn và ngày đến ?” Nhiều câu trả lời được đưa ra : kẻ thì cho rằng đó là lúc ta có thể phân biệt từ xa một cây dừa với một cây cau ; người thì cho rằng đó là lúc ta có thể phân biệt từ xa một con bò với một con trâu… Cuối cùng chỉ có một câu trả lời làm vừa lòng thiền sư, đó là : khi ta nhìn mọi người và nhận ra đó là anh em của ta. 

Quả thật, có những thứ ta không thể thấy được bằng mắt, nhưng chỉ thấy được bằng con tim, bằng tình yêu…

Lạy Chúa, Chúa đã đốt lên ngọn lửa nơi tâm hồn anh mù để anh nhận ra Chúa. Xin Chúa cũng nhóm lên ngọn lửa tình yêu nơi trái tim con, để con thấy Chúa và nhận ra Ngài nơi những người quanh con. (Hosanna) 

4. Ed Aldrin là phi hành gia đã đặt chân lên mặt trăng. Anh hy vọng rằng thành tựu khoa học này sẽ không làm cho loài người chúng ta bị mù quáng không thấy được những ý nghĩa siêu nhiên của nó. Anh kể : từ mặt trăng nhìn xuống, tôi thấy trái đất chỉ như một chiếc phi thuyền nhỏ tí xíu. Và anh giải thích : nhân loại là một gia đình ở dưới sự che chở của Chúa, và chúng ta phải sống theo cách đó.

5. Chỉ có cái nhìn với con tim mới giúp cho người ta thấy đúng sự việc (Saint-Exupery).

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 4 | Mùa Chay Năm A   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA CHAY – NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 9, 1. 6-9. 13-17. 34-38.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi qua, thấy một người mù từ khi mới sinh. Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy, và bảo: “Anh hãy đến hồ Silôe mà rửa” (chữ Silôe có nghĩa là được sai)”. Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.

Những người láng giềng và kẻ xưa kia từng thấy anh ta ăn xin đều nói: “Đó chẳng phải là người vẫn ngồi ăn xin sao?” Có kẻ nói: “Đúng hắn”. Lại có người bảo: “Không phải, nhưng là một người giống hắn”. Còn anh ta thì nói: “Chính tôi đây”.

Họ liền dẫn người trước kia bị mù đến với những người biệt phái, lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt cho anh ta lại nhằm ngày Sabbat. Các người biệt phái cũng hỏi anh ta do đâu được sáng mắt. Anh đáp: “Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt”. Mấy người biệt phái nói: “Người đó không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat”. Mấy kẻ khác lại rằng: “Làm sao một người tội lỗi lại làm được những phép lạ thể ấy?” Họ bất đồng ý kiến với nhau. Họ liền quay lại hỏi người mù lần nữa: “Còn anh, anh nói gì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp: “Đó là một Tiên tri”. Họ bảo anh ta: “Mày sinh ra trong tội mà mày dám dạy chúng ta ư?” Rồi họ đuổi anh ta ra ngoài. 

Chúa Giêsu hay tin họ đuổi anh ra ngoài, nên khi gặp anh, Người liền bảo: “Anh có tin Con Thiên Chúa không?” Anh thưa: “Thưa Ngài, nhưng Người là ai để tôi tin Người?” Chúa Giêsu đáp: “Anh đang nhìn thấy Người và chính Người đang nói với anh”. Anh ta liền nói: “Lạy Ngài, tôi tin”, và anh ta sấp mình thờ lạy Người.

SUY NIỆM:

Hành trình đức tin của anh mù được diễn ra qua các lời tuyên xưng: “Có một người tên là Giêsu” (anh ta chỉ thấy CG là một con người bình thường); đến: “Người là một vị ngôn sứ” (anh ta thấy một bậc cao hơn, ngôn sứ là người được Thiên Chúa sai đến); và cuối cùng anh ta thốt lên: “Thưa Ngài tôi tin rồi”; Cuối cùng anh ta sấp mình xuống để thờ lạy Chúa Giêsu. Hành động này tưởng như đơn giản, nhưng với người Do thái họ chỉ sấp mình xuống để thờ lạy một mình Thiên Chúa mà thôi.

Những người bên cạnh anh mù dù sáng mắt thể xác, nhưng họ mù trong đức tin vì từ chối Chúa Giêsu do nhiều lý do khác nhau: định kiến, cố chấp, sợ sệt…

Tin là nhận ra Đức Giêsu là Đấng cứu độ, là Đấng đưa tôi từ bóng tối đến miền ánh sáng, từ cái chết đến sự sống…

Sự nhận ra đó dẫn đến hành động đi trong ánh sáng của chính cuộc đời tôi để tôi cũng trở thành ánh sáng cho những người xung quanh.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho cuộc đời con luôn sáng nhờ biết sống theo sự chỉ dạy của Chúa.

THỨ HAI – 20/03/2023: LỄ KÍNH THÁNH GIUSE

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 1, 16. 18-21. 24a

Giacóp sinh Giuse là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.

SUY NIỆM:

Giuse là mẫu gương của lối sống Hiệp Thông:

Hiệp thông với Chúa khi ông luôn sẵn sàng để lắng nghe và thực hành ý Chúa. Giuse được mệnh danh là người của những giấc chiêm bao, vì trong chiêm bao ông đã được sứ thần mặc khải cho biết ý định của Thiên Chúa. Giấc chiêm bao không chỉ đơn thuần là những trải nghiệm, ảo tưởng trong trí óc khi ngủ, nhưng với Giuse đó còn là thái độ cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa.

Hiệp thông với tha nhân khi luôn nghĩ tốt, và làm tốt cho người khác, dù cho hoàn cảnh trước mắt khó mà nghĩ đến điều tốt được; cụ thể là với Maria, người bạn đã đính hôn nhưng lại mang thai cách bất thường.

Hiệp thông với chính mình để luôn biết mình là ai và mình phải làm gì. Giuse biết mình là thụ tạo của Thiên Chúa, nên luôn làm theo sự chỉ dạy của Chúa. Giuse biết mình là người vinh dự được cộng tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên ông chỉ chuyên tâm lo thực hiện những gì Chúa muốn; những đam mê, dục vọng vì thế bị trấn áp.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết bắt chước Thánh Giuse để luôn hiệp thông với Chúa, với tha nhân và với chính mình.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 5, 1-3a. 5-16

Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Tại Giêrusalem, gần cửa “Chiên”, có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: “Anh muốn được lành bệnh không?” Người đó thưa: “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúa Giêsu nói: “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về”. Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: “Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng”. Anh ta trả lời: “Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: “Vác chõng mà đi”. Họ hỏi: “Ai là người đã bảo anh ‘Vác chõng mà đi’?” Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.

Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: “Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.

Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.   

SUY NIỆM

Giữa đám đông hiếu kỳ như thế, thường người ta cũng sẽ dễ bị cuống hút vào những việc hiếu kỳ để chờ đợi, nhìn xem những sự lạ xảy ra. Ở đây Chúa Giêsu không bị cuống vào những chuyện hiếu kỳ, nhưng Ngài lại dõi ánh nhìn về phía những con người cô đơn, bơ vơ, lạc lõng.

Ánh nhìn đó xuất phát từ tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa để quyền năng sẽ giải thoát anh khỏi bệnh tật, tình yêu sẽ nâng cấp anh từ một kẻ bị bỏ rơi trở thành người được quan tâm cách đặc biệt.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, trong mọi hoàn cảnh, con tin Chúa vẫn ở bên con, can thiệp vào cuộc đời của con để biến đổi nó thành trạng thái tốt hơn. Xin cho con dù thế nào vẫn không được chán nản, thất vọng.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 5, 17-30

Khi ấy, Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy”. Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng:

“Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Điều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán phục. Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống là tuỳ ý Ngài. Vì hơn nữa, Chúa Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con trọn quyền xét xử, để cho mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng Chúa Cha: ai không tôn trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Đấng đã sai Ta, thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi sống. 

Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống. Cũng như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét xử, vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến giờ mọi kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử. Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy. Và án Ta xử thì công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Đấng đã sai Ta”.

SUY NIỆM

Đức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót. Đó là sự thật mà Đức Giêsu đã mặc khải trong suốt cuộc đời của Ngài.

Chính vì thế, những việc Chúa Giêsu làm hoàn toàn là hành động của Chúa Cha, để con người biết được mình có một Thiên Chúa yêu thương.

Hành động yêu thương cho đến tận cùng của Thiên Chúa là chết vì yêu, là hy sinh mạng sống cho người mình yêu.

Do đó căn bản của việc sống đạo là biết mình được yêu và cố gắng để sống cho tình yêu đó. Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu hướng thượng, tình yêu giải phóng để ta nên tốt hơn. 

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, có đôi khi con sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình mà quên rằng Chúa đã sống vì con và vì mọi người. Xin cho con biết quảng đại để hướng đến một tình yêu cao thượng, tình yêu của Chúa đã dành cho con, và tình yêu của tha nhân mà con được mời gọi để chia sẻ.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 5, 31-47

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân Do-thái rằng: “Nếu chính Ta làm chứng về Mình, thì chứng của Ta sẽ không xác thực. Có một Đấng khác làm chứng về Ta, và Ta biết chứng Người làm về Ta thì xác thực. Các ngươi đã sai người đi hỏi Gioan, và Gioan đã làm chứng cho sự thật. Phần Ta, Ta không cần chứng của loài người, nhưng Ta nói những điều này để các ngươi được cứu thoát. Gioan là cây đèn cháy sáng. Các ngươi cũng muốn vui hưởng ánh sáng đó một thời gian. Nhưng Ta có một bằng chứng hơn chứng của Gioan: vì công việc Chúa Cha đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, chính Người cũng làm chứng về Ta. Nhưng chưa bao giờ các ngươi được nghe tiếng Người, chưa bao giờ nhìn thấy mặt Người, và lời Người, các ngươi cũng chẳng giữ lại được, vì các ngươi không tin Đấng Người đã sai đến. Các ngươi tra cứu Sách Thánh, vì tưởng rằng trong đó các ngươi sẽ tìm thấy sự sống muôn đời; chính Sách Thánh lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu đến với Ta để được sống.

Ta không tìm vinh quang nơi loài người. Nhưng Ta biết các ngươi không có lòng yêu mến Thiên Chúa. Ta đến nhân danh Chúa Cha, nhưng các ngươi không chịu đón nhận. Nếu có một người nào khác nhân danh mình mà đến, các ngươi sẽ đón nhận nó. Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm vinh quang do một Thiên Chúa, thì làm sao các ngươi có thể tin được? Các ngươi đừng tưởng rằng Ta sẽ tố cáo các ngươi với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các ngươi là Môsê, tức là người mà các ngươi vẫn tin tưởng. Vì nếu các ngươi tin Môsê, thì có lẽ các ngươi cũng đã tin Ta, bởi vì chính Môsê đã viết về Ta. Nhưng mà nếu các ngươi không tin điều Môsê đã viết, thì làm sao các ngươi tin lời Ta được?”   

SUY NIỆM

Chứng cớ để chứng minh mình là ai, mình như thế nào là rất quang trọng. Chúa Giêsu có lời chứng của Gioan và nhiều người uy tín khác về thân thế và sự nghiệp của Ngài, nhưng với Ngài lời chứng quan trọng nhất chính là những việc Ngài làm.

Quả thật Ngài đã cho người điếc nghe được, người mù thấy được, người què đi được và thậm chí người chết sống lại… đó là minh chứng về quyền năng của Đấng được xức dầu mà kinh thánh đã nhắc đến.

Ngoài ra minh chứng quan trọng nhất trong thời của Chúa Giêsu là những lời rao giảng cuốn hút đám đông và chính sự hiện diện mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người.

Không cần nói tôi là ai, mà chỉ cần sống bằng tình yêu thương chân thành, một tình yêu có khả năng cuốn hút mọi người, bất kể họ là ai. Tình yêu đó khiến người khác cảm thấy gần gũi, dễ sẻ chia, dễ thay đổi những bất toàn trong cuộc sống, và nhất là dễ hướng đến một giá trị cao cả hơn.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con biết làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của con, vì như thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay không cần thầy dạy, nhưng cần chứng nhân”.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 7, 1-2. 10. 25-30

Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo.

Có một số người ở Giêrusalem nói: “Đây không phải là người họ đang tìm giết sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà chức trách đã nhận ra ông ta là Đấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Đấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu”.

Vậy lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, Người lớn tiếng nói rằng: “Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu; Ta không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Đấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta”. Bởi thế họ tìm cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người.   

SUY NIỆM

Có nhiều người tưởng rằng Đấng Cứu Thế xuất hiện theo những gì họ suy đoán, tưởng tượng ra, nhưng Đấng Cứu Thế là chính Đức Giêsu ở giữa họ, thì họ lại không chấp nhận. Rõ ràng người ta đi tìm một Thiên Chúa hợp với nhãn quan, dễ dàng xui khiến. Thiên Chúa đó chẳng khác gì con rối của họ.

Thiên Chúa là Đấng đưa ta từ một giá trị xấu trở nên tốt hơn, hay nói cách khác, Ngài giúp ta trở về nguồn cội của mình, mà nguồn cội của con người là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vô cùng tốt đẹp.

Chính vì thế, tin Chúa không phải để thỏa mãn những nhu cầu vật chất, nhu cầu chóng qua, nhưng là để ta làm cho mình mỗi ngày mỗi đẹp hơn, cho đến khi ta hoàn thiện như Cha trên trời.

Những gì Chúa Giêsu mời gọi và dạy ta sống là để ta nên trở nên đẹp hơn mỗi ngày.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con đừng tìm kiếm Chúa bằng lý trí hiếu kỳ, nhưng bằng tất cả tấm lòng để hướng đến một chân trời mới, chân trời mang lại sự giải thoát toàn diện cho con người của con.

THỨ BẢY – 25/03/2023: LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MARIA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 1, 26-38

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. 

Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?” Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”. 

Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà. 

SUY NIỆM:

Biến cố truyền tin là biến cố Thiên Chúa bày tỏ ý định yêu thương của Ngài với con người, mà đại diện là một người phụ nữ, Đức Maria.

Ý định này là của Thiên Chúa, nhưng con người hoàn toàn tự do trong việc công tác với Ngài. Đức Maria hoàn toàn có thể từ chối vì Mẹ không hiểu hoặc không muốn. Nhưng tạ ơn Chúa, Mẹ đã xin vâng.

Điều chúng ta cần để ý đến là sự tự do của con người trong lời mời gọi của Thiên Chúa. Ý định của Thiên Chúa thì luôn luôn tốt đẹp, nhưng nếu con người không muốn, thì những sự tốt đẹp đó vẫn mãi thuộc về Thiên Chúa.

Ngược lại khi con người đồng ý cộng tác với Thiên Chúa là họ đang làm một cuộc cách mạng để nâng cấp con người mình từ sự tầm thường hướng đến một giá trị phi thường.

Lời xin vâng trong biến cố truyền tin của Mẹ Maria là một sự chấn động toàn cầu, trên trời, dưới đất, thiên đàng, hỏa ngục; vì chắc chắn Thiên Chúa  đang chờ đợi sự cộng tác của Mẹ, ma quỷ đang hồi hộp, sợ hãi tiếng xin vâng của Mẹ, và cả vũ trụ bắt đầu đi vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên được nâng cấp bằng sự linh thánh của Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Mẹ Maria, nhờ Mẹ mà chúng con được hưởng ơn cứu độ. Xin Mẹ giúp chúng con hằng ngày biết xin vâng với lời mời gọi của Chúa, để được Ngài nâng cấp lên một giá trị cao cả hơn.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 3 | Mùa Chay Năm A   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN III MÙA CHAY NĂM C

CHÚA NHẬT

TIN MỪNG: Ga 4, 5-15. 19b-26. 39a. 40-42

Khi ấy, Chúa Giêsu tới một thành gọi là Sykar thuộc xứ Samaria, gần phần đất Giacóp đã cho con là Giuse, ở đó có giếng của Giacóp. Chúa Giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu.

Một người đàn bà xứ Samaria đến xách nước, Chúa Giêsu bảo: “Xin bà cho tôi uống nước” (lúc ấy, các môn đệ đã vào thành mua thức ăn). Người đàn bà Samaria thưa lại: “Sao thế! Ông là người Do-thái mà lại xin nước uống với tôi là người xứ Samaria?” (vì người Do-thái không giao thiệp gì với người Samaria).

Chúa Giêsu đáp: “Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: ‘Xin cho tôi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống”.

Người đàn bà nói: “Thưa Ngài, Ngài không có gì để múc, mà giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra nước? Phải chăng Ngài trọng hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này, và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?”

Chúa Giêsu trả lời: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”. Người đàn bà thưa: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát, và khỏi phải đến đây xách nước nữa”.

Và người đàn bà nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, tôi thấy rõ Ngài là một tiên tri. Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem”. Chúa Giêsu đáp: “Hỡi bà, hãy tin Ta, vì đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải ở trên núi này hay ở Giêrusalem. Các người thờ Đấng mà các người không biết, còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ từ dân Do-thái mà đến. Nhưng đã đến giờ, và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lý, đó chính là những người tôn thờ mà Chúa Cha muốn. Thiên Chúa là tinh thần, và những kẻ tôn thờ Người, phải tôn thờ trong tinh thần và trong chân lý”.

Người đàn bà thưa: “Tôi biết Đấng Messia mà người ta gọi là Kitô sẽ đến, và khi đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Chúa Giêsu bảo: “Đấng ấy chính là Ta, là người đang nói với bà đây”.

Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng. Khi gặp Người, họ xin Người ở lại với họ. Và Người đã ở lại đó hai ngày, và vì nghe chính lời Người giảng dạy, số những kẻ tin ở Người thêm đông hẳn, họ bảo người đàn bà: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Đấng Cứu Thế”.

SUY NIỆM:

Khởi đi từ nước tự nhiên, Chúa Giêsu dẫn người phụ nữ đến nước Trường Sinh, nước mang lại sự sống đích thực. Từ cơn khát tự nhiên, Chúa Giêsu làm cho người phụ nữ “khao khát” giá trị linh thánh, sự sống đích thực, sự sống đời đời.

Chỉ nơi Thiên Chúa mới làm thỏa mãn mọi cơn khát của chúng ta. Nhưng để con người biết được Đấng làm họ thỏa mãn, phải qua trung gian những cuộc gặp gỡ với những môn đệ Đức Giêsu.

Vì thế, người môn đệ phải luôn luôn ý tứ trong từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động của mình, vì đó là dịp để người ta nhận ra một giá trị cao cả trong cuộc đời.

Đừng để sau khi tiếp xúc, người khác nhận ra nơi chúng ta sự phàm tục hơn là linh thánh. Hãy bắt chước Đức Giêsu để dẫn dắt người khác từ giá trị vật chất đến giá trị tinh thần và đỉnh cao là giá trị tâm linh.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết khao khát Chúa để luôn tìm cách giới thiệu Chúa cho người khác.

THỨ HAI

TIN MỪNG: Lc 4, 24-30

(Khi Chúa Giêsu đến thành Nadarét, Ngài nói với dân chúng tụ họp trong hội đường rằng): “Quả thật, Ta bảo các ngươi, chẳng có một tiên tri nào được tiếp đón tử tế ở quê hương mình. Ta bảo các ngươi, chắc hẳn trong thời Elia có nhiều bà goá ở Israel, khi trời hạn hán và một nạn đói lớn hoành hành khắp nước suốt ba năm sáu tháng, nhưng Elia không được sai đến với một người nào trong bọn họ, mà chỉ được sai đến với một bà goá ở Sarépta xứ Siđôn thôi. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, nhưng không một người nào trong bọn họ được chữa lành, mà chỉ có Naaman, người Syria”.

Vừa nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, đẩy Người ra khỏi thành và dẫn Người đến một triền đồi, nơi họ xây thành, để xô Người xuống vực. Nhưng Người tiến qua giữa họ mà đi.    

SUY NIỆM:

Ơn cứu độ phổ quát, dành cho tất cả mọi người, nhưng có những người xem đó là đặc quyền cho riêng họ, và nghĩ rằng đương nhiên họ sẽ được.

Ơn cứu độ phổ quát, nhưng điều kiện đầu tiên là phải tin. Có những người được chọn để hưởng ưu tiên, nhưng không tin, vì thế họ vẫn không thể đón nhận ơn cứu độ. Có những người biết mình là “dân ngoại”, là dân không xứng đáng, nhưng họ lại tin, nên sẽ được ơn cứu độ.

Thái độ tin dẫn đến hành động đức tin. Ai không tin sẽ không bao giờ thực hành điều Chúa dạy. Người tin thì luôn thao thức làm sao để đẹp lòng Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu biết rằng, ơn cứu độ dành cho tất cả những ai và sống theo đường lối của Chúa, để con không tự hào tự mãn mình chắc chắn được cứu độ nhờ Bí tích Rửa tội và không khinh chê người khác vì họ là lương dân. Nhưng điều quan trọng là cho chúng con luôn biết tìm kiếm để thi hành thánh ý Chúa trong mọi bậc sống của mình.

THỨ BA

TIN MỪNG: Mt 18, 21-35

Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Chúa Giêsu đáp: “Ta không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy. Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả’. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y. Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc. Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: ‘Hãy trả nợ cho ta’. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: ‘Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh’. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?’ Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ. Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

SUY NIỆM:

Xúc phạm là đụng chạm đến uy tín, danh dự, cá nhân của một người. Sự xúc phạm càng nặng khi sự đụng chạm càng lớn.

Tha thứ là một hành vi không dễ dàng đối với người vô cớ xúc phạm đến ta. Tha thứ càng không thể khi người ta cứ cố tình xúc phạm vì thấy ta dễ dàng…

Tuy nhiên, người môn đệ Đức Giêsu được mời gọi học hỏi, bắt chước Ngài  vì Ngài đã nói: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”. Càng trở nên giống Chúa Giêsu thì người môn đệ càng gần hơn với mục đích đời mình là trở nên hoàn hảo như Cha trên trời.

Đức Giêsu đã dạy tha thứ bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha hoài, tha mãi. Lý do căn bản là vì Chúa không chấp nhất tội ta. Vì thế nếu không tha ta sẽ không giống Chúa.

Sự tha thứ chỉ có thể khi con tim ta cùng nhịp đập với trái tim của Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết bắt chước Chúa để luôn yêu thương mọi người, ngay cả với những người vô tình hay cố ý xúc phạm đến chúng con. Vì chỉ có tha thứ, tâm hồn chúng con mới được bình anh.

THỨ TƯ

TIN MỪNG: Mt 5, 17-19

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”.  

SUY NIỆM:

Lề luật là những điều chính Chúa dạy hoặc muốn để ta trở nên công chính, thánh thiện hầu xứng đáng được hưởng gia nghiệp đời đời; hay nói cách khác để ta trở nên giống Chúa hơn.

Đức Giêsu không hủy bỏ Lề Luật, mà Ngài kiện toàn để trả lại gương mặt đẹp đẽ thực sự của Thiên Chúa, một Thiên Chúa dễ thương.

Vì thế khi các môn đệ giữ Lề Luật là họ đang làm cho mình trở nên đẹp theo đúng bản vẽ của Thiên Chúa. Và hơn thế nữa, khi họ dạy người khác giữ Lề Luật đó, họ còn có giá trị gấp đôi: cho mình và cho người.

Ngược lại, khi người môn đệ không giữ Lề Luật của Chúa và còn dạy người khác bắt chước mình, thì họ không thể tìm kiếm được hạnh phúc đích thực. Vì hạnh phúc thực sự là khi người ta trở nên giống Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu Lề Luật chính là phương thế để chúng con trở nên công chính thánh thiện. Vì thế, xin cho chúng con hằng ngày biết kiếm tìm và thực thi những gì Chúa dạy để mình nên hoàn hảo và giúp người khác cũng nên hoàn hảo.

THỨ NĂM

TIN MỪNG: Lc 11, 14-23

Khi ấy, Chúa Giêsu trừ một quỷ câm. Khi quỷ ra khỏi, người câm liền nói được và dân chúng đều bỡ ngỡ. Nhưng có mấy người trong bọn họ nói rằng: “Ông ta nhờ tướng quỷ Bêelgiêbút mà trừ quỷ”. Mấy kẻ khác muốn thử Người, nên xin Người một dấu lạ từ trời xuống. Nhưng Người biết ý của họ, liền phán:

“Nước nào tự chia rẽ, sẽ diệt vong, và nhà cửa sẽ sụp đổ chồng chất lên nhau. Vậy nếu Satan cũng tự chia rẽ, thì nước nó làm sao đứng vững được? Bởi các ngươi bảo Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, vậy nếu Ta nhờ Bêelgiêbút mà trừ quỷ, thì con cái các ngươi nhờ ai mà trừ? Bởi đó, chính con cái các ngươi sẽ xét xử các ngươi. Nhưng nếu Ta nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, ắt là nước Thiên Chúa đã đến giữa các ngươi rồi.

“Khi có người khoẻ mạnh và võ trang đầy đủ canh giữ nhà mình, thì của cải người đó được an toàn; nhưng nếu có người mạnh hơn xông đến đánh bại hắn, thì sẽ tước hết khí giới hắn tin tưởng, và làm tiêu tan hết những gì đã tước đoạt. Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta, và ai không thu góp với Ta là phân tán”.  

SUY NIỆM:

Ma quỷ là thế lực thù địch với Thiên Chúa. Vì thế không bao giờ có chuyện Con Thiên Chúa lại bắt tay với ma quỷ để làm điều tốt. Ngược lại, chỉ có ma quỷ lợi dụng điều tốt để lôi kéo người ta về đàng xấu.

Chúa Giêsu trừ quỷ là để giải thoát họ khỏi điều xấu trong hiện tại và mời gọi họ đến với giá trị tốt đẹp nhất là Thiên Chúa. Vì thế sự giải thoát không phải một lần là đủ, vì đôi khi con người không giữ được giá trị tốt đẹp trong tâm hồn, thân xác và trọn vẹn con người mình, mà họ sẽ bị ma quỷ cám dỗ để chế ngự họ.

Sự thận trọng là cần thiết đối với những tâm hồn trong sạch, vì ma quỷ rất ham thích những con người như thế.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức mình yếu đuối để cần đến Chúa, vì nếu không có Chúa, tự sức chúng con không thể chống trả lại ma quỷ.

THỨ SÁU

TIN MỪNG: Mc 12, 28b-34

Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?”

Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất chính là: ‘Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi’. Còn đây là giới răn thứ hai: ‘Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi’. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Ngài: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.  

SUY NIỆM:

Mến Chúa- Yêu người là hai điều răn trọng nhất mà người môn đệ Đức Giêsu phải thực thi. Hay nói ngắn gọn lại, Tình Yêu là yếu tố căn bản nhất trong đời sống đức tin.

Yêu Chúa vì Chúa là Cha yêu thương, đã dựng nên ta, đã làm mọi sự tốt đẹp cho ta. Yêu Chúa còn vì Ngài sẵn sàng tha thứ cho ta mỗi khi ta lỗi phạm. Nhưng nhất là yêu Chúa vì Chúa đã yêu ta.

Yêu người vì là anh chị em với nhau, hơn nữa con người còn là hình ảnh của Thiên Chúa, “những gì các ngươi làm cho những anh em bé mọn nhất là các ngươi đã làm cho chính Ta.”

Tình Yêu là đặc trưng của người Kitô hữu, cũng là dấu chỉ để họ được bảo đảm hạnh phúc đời đời.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết sống yêu thương trong suốt cuộc đời.    

THỨ BẢY

TIN MỪNG: Lc 18, 9-14

Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: ‘Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi’. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: ‘Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội’. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.    

SUY NIỆM:

Cùng bối cảnh đền thờ, nhưng có người đến đó ra về được ơn cứu độ, có người thì không. Có phải tại đền thờ, tại Thiên Chúa? Thưa không, chính tại lòng người.

Câu chuyện dụ ngôn Tin Mừng hôm nay cho ta thấy rõ đièu đó.  Có người lên đền thờ để khoe khoang, kết án người khác. Có người lên đền thờ để sám hối ăn năn một cách chân thành.

Khi người ta kiêu ngạo, khoe khoang, lại cho mình quyền kết án người khác là người ta không cần đến Thiên Chúa, hơn thế nữa, họ cho mình là Thiên Chúa. Chính vì thế họ không xứng đáng với ơn cứu độ.

Ngược lại khi người ta khiêm tốn nhìn nhận thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, và thấy mình bất xứng đến mức không dám ngước nhìn Thiên Chúa. Họ phó thác hoàn toàn cho sự xét xử của Thiên Chúa (Nhưng Thiên Chúa chẳng bao giờ lên án, chẳng bao giờ kết tội những ai sám hối chân thành), thì họ sẽ được cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm đến với Chúa bằng sự chân thành, bằng một con tim không giả dối, một tấm lòng tan nát khiêm cung để chúng con đón nhận ơn cứu độ của Chúa, là sự giải thoát để chúng con trở thành con người mới mỗi lần đến với Chúa.

Hạt giống nảy mầm | Chúa nhật 3 | Mùa Chay | Năm A

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY 

Ga 4,5-42

A. Hạt giống…

Qua cuộc đối thoại với người phụ nữ xứ Samaria, Chúa Giêsu dần dần đưa chị đến đón nhận một mặc khải quan trọng : Ngài chính là Nước hằng sống. Ta hãy lướt qua những giai đoạn chính của cuộc mặc khải này :

– Ban đầu Chúa Giêsu mở miệng xin chị cho mình uống nước.

– Tiếp đến, Ngài cho chị biết có một thứ nước quý giá mà hễ uống vào thì không bao giờ khát nữa.

– Chị tưởng đó cũng là một thứ nước “phép” nên mở miệng xin Ngài, “để tôi hết khát và khỏi đến đây lấy nước nữa”.

– Cuối cùng Ngài mới nói rõ Ngài chính là thứ nước ấy.

– Người phụ nữ Samaria đã tin Ngài là Đấng Messia và còn giới thiệu Ngài cho dân làng của chị nữa.

B. … nảy mầm.

1. Người phụ nữ Samaria chỉ biết khát thứ nước vật chất và chỉ lo đi tìm thứ nước vật chất. Con người thời đại hưởng thụ ngày nay cũng thế. Và tôi, vì sống trong ảnh hưởng của thời đại, nên phần nào cũng thế. 

Xin Chúa khơi lên trong lòng con và những người thời nay sự khát khao chính Chúa.

2. “Ai uống nước này sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho sẽ không bao giờ khát nữa”. Chúa Giêsu nói rất đúng : tất cả những tiện nghi vật chất không bao giờ làm cho lòng người được no thỏa, trái lại chúng còn khiến người ta khao khát thêm.

3. “Như nai rừng mong mỏi

Tìm về suối nước trong

Hồn con cũng trông mong

Tìm đến Ngài, lạy Chúa”. (Thánh vịnh)

4. Tâm hồn chúng ta được tạo dựng cho Chúa, vì thế nó sẽ không bao giờ no thỏa khi chưa được nghỉ ngơi trong Chúa. (chuyển ý của Thánh Augustinô)

5. Vài gợi ý để tự kiểm trong Mùa Chay : tôi thường khao khát những gì ? Tôi đã tìm được chúng chưa ? Chúng có làm tôi thỏa mãn không ? Tôi có ý thức cơn khát thiêng liêng mà chỉ có Chúa mới xoa dịu được không ?

Hạt giống nảy mầm | Chúa nhật 2 | Mùa Chay | Năm A

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

Mt 17,1-9

A. Hạt giống…

Việc Chúa Giêsu biến hình xảy ra sau khi Chúa Giêsu báo tin Ngài sẽ chịu nạn chịu chết và bảo các môn đệ của Ngài cũng hãy đi theo con đường thập giá của Ngài. Như vậy, việc biến hình nhằm an ủi các môn đệ : sau thập giá là phục sinh, sau đau khổ sẽ tới vinh quang.

B. … nảy mầm.

1. Phêrô muốn dựng lều cho Môsê, Êlia và Chúa Giêsu, nghĩa là ông thích hưởng cảnh vinh quang sáng láng. Nhưng cảnh đó chỉ diễn ra trong thoáng mắt, sau đó mọi sự trở lại như trước, Chúa Giêsu dẫn các ông xuống núi. Ai mà không thích thiên đàng, nhưng muốn lên thiên đàng thì trước đó phải vác thập giá theo Chúa.

2. Chúa Giêsu biến hình để trở lại hình ảnh vinh quang vốn có của Ngài trước đây. Chúng ta cũng thường biến hình, nhưng biến từ hình ảnh Thiên Chúa lúc mới được tạo dựng thành hình ảnh méo mó xấu xí vì tội lỗi. Vì thế chúng ta phải thường cố gắng biến trở lại hình ảnh ban đầu.

3. “Hãy vâng nghe lời Ngài” : các môn đệ Đức Giêsu và cả chúng ta rất sung sướng được ở trong vinh quang của Chúa. Họ khó chịu khi nghe Ngài nói tới con đường thập giá. Thậm chí Phêrô còn cản ngăn Ngài. Nhưng Chúa Cha bảo “Hãy vâng nghe lời Ngài”, nghĩa là phải chấp nhận đi theo Ngài trên con đường thập giá trước rồi mới được tới vinh quang. Nhưng thực ra, nghe lời một Đức Giêsu vinh quang thì dễ hơn nghe lời một Đức Giêsu thập giá nhiều !

4. Ba đồng tiền vàng : Thời trung cổ, có một vụ hành quyết tội phạm tại một thị trấn kia. Theo phép nước, chỉ có mỗi một lối thoát chết cho tử tội là nộp đủ 1000 đồng tiền vàng để chuộc mạng. Nhà vua tỏ ra hào hiệp tặng hết số vàng 700 đồng mang theo. Hoàng hậu theo gương tặng 200 đồng. Các quan cũng dốc túi… Người ta đếm được tất cả 997 đồng, còn thiếu 3 đồng. Công lý không thể nhân nhượng, đành phải thi hành án lệnh. Toán hành quyết tròng giây thừng vào cổ tử tội, sửa soạn rút giây. Bỗng một tiếng kêu lớn  “Khoan đã, lục soát người nó đi. Biết đâu đấy”. Tên đao phủ lần giây lưng tội nhân, móc ra được 3 đồng tiền vàng hắn giấu kỹ từ trước… 

Bài học rất dễ hiểu : Vua là Chúa Cứu Thế, hoàng hậu là Đức Maria,  các quan là các thánh và các Kitô hữu chân chính… Tất cả đã quyên góp thành một kho báu cứu độ. Dẫu sao vẫn thiếu một ít. Mỗi người chúng ta phải đóng góp bằng thiện chí của mình dù là một chút, để chắc tâm thực hiện được cuộc “vượt qua” từ đời sống tội lỗi lên đời sống thánh thiện. (Trích “Phúc”)

5. “Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng”. (Mt 17,2)

Để tổng kết cuối năm, các công ty tính toán sổ sách và nhìn lại một năm qua đã tiến hay lùi thế nào.

Tôi cũng dành lại thời gian để hồi tâm về quá khứ, tổng kết các công việc của tôi. Trước mắt tôi là “cuốn sổ ghi cuộc đời”. Những kế hoạch, dự định đặt ra vào đầu năm, tôi vẫn cứ loay hoay ở bước khởi đầu  ; mọi vốn liếng về kiến thức, nhân đức, ơn Chúa như đang bị thâm thủng, nói chi đến lãi lời. Tôi đang chùn bước hay đang tiến? Và nếu có tiến thì tiến ở tốc độ nào ? Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra cho tôi vào tối nay. Tôi quyết tâm như thế nào đây ?

Lạy Chúa, nhìn lại thì không thiếu, nhìn tới thì không thừa. Xin cho con nhận ra ý Chúa ngay trong hiện tại. (Epphata) 

6. “Từ trong đám mây có tiếng phán rằng : Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”. (Mt 17,5)

Tối hôm đó, sau khi đã từ giã bà con thân thuộc và những ân nhân, bạn hữu đến thăm, chỉ còn lại hai mẹ con trong nhà, bà Magarita âu yếm nhìn con và nói “Gioan của mẹ, hôm nay con đã là Linh mục của Chúa và con được diễm phúc cử hành Thánh lễ. Từ nay con đừng lo gì cho mẹ hết, nhưng hãy lo một điều duy nhất là cứu rỗi các linh hồn”. Những lời của mẹ, Gioan Boscô đã ghi lòng tạc dạ và đã nên thánh. Lời của một người mẹ còn có sức mạnh như thế, huống hồ là lời Chúa. Lời Chúa có sức mạnh ngàn lần. Vậy mà tôi lại xem thường, không để tâm thực hành trong cuộc sống.

Lạy Cha, xin giúp con làm những gì Chúa Giêsu đã làm, là hướng về Cha trong tâm tình cầu nguyện. Ước gì con cũng được nghe Cha nói với con “Con là con yêu dấu của Cha”. (Epphata)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 2 | Mùa Chay Năm A   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN II MÙA CHAY NĂM A

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 17, 1-9

Khi ấy, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây Môsê và Êlia hiện ra, và đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng, thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia”. Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Nghe thấy vậy, các môn đệ ngã sấp xuống, và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ”. Ngước mắt lên, các ông thấy chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng: “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại”.    

SUY NIỆM:

Chúa Nhật I Mùa Chay, Chúa Giêsu bị cám dỗ và đã chiến thắng. Chúa Nhật II Mùa chay hôm nay, lời Chúa cho thấy vinh quang của Chúa Giêsu qua cuộc biến hình trên núi. Vinh quang đó hệ tại ở thái độ của Chúa Giêsu trong cuộc cám dỗ, vì chính Ngài đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, nên Thiên Chúa Cha đã cho Ngài ban tặng cho Ngài mọi vinh quang, và còn tuyên bố: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta”.

Thiên Chúa là nguồn gốc mọi vinh quang của con người nếu họ biết chấp nhận đi trên con đường Ngài dẫn họ đi, vì con đường của Thiên Chúa là con đường dẫn đến vinh quang.

Tuy nhiên, không có vinh quang nào có được một cách dễ dàng; có chăng là vinh quang ảo. Mọi vinh quang đều phải trãi qua thời kỳ thanh luyện nhưng luyện như vàng cần phải trãi qua lửa.

Chúa Giêsu đã chấp nhận đi trên con đường thập giá, sau đó Ngài mới được vinh quang. Mùa Chay là thời gian để chúng ta thanh luyện, hầu tìm vinh quang đích thực cho con người của mình.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con tìm được vinh quang trong Chúa mỗi khi con kết hiệp với Chúa trong cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Bí tích  Thánh Thể.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 36-38 

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán thì các con khỏi bị xét đoán; đừng kết án thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho thì sẽ cho lại các con: Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong bằng đấu nào, thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy!”

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta biết mình có một người Cha “là Đấng nhân từ”. Sự nhân từ của Ngài ở chỗ không xét đoán và kết án con người, ngược lại luôn yêu thương và tha thứ cho họ.

Vậy tại sao lại có hỏa ngục? Có hình phạt? Thưa đó là nơi dành cho những ai không cần đến Thiên Chúa và hành xử không giống Thiên Chúa, nghĩa là họ xét đoán và kết án người khác. Hay nói cách khác họ kiêu ngạo và tự cho mình thay quyền Thiên Chúa.

Mùa Chay là thời gian để chúng ta sám hối vì mình đã nhiều lần loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời để sống theo tự do bất chính; và tệ hại hơn đã nhiều lần tự cho mình quyền kết án anh chị em.

CẦU NGUYỆN:

Xin cho con biết quay trở về để sống trong tình yêu thương của Thiên Chúa là Cha bằng cách yêu mến, thờ phượng Ngài; trong tình huynh đệ với anh chị em con bằng cách thông cảm, nâng đỡ cho nhau nhiều hơn trong cuộc đời.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 23, 1-12

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là “thầy”. Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là người chỉ đạo, vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Đức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”. 

SUY NIỆM:

Điều khiến cho Chúa Giêsu nhiều lần nói thẳng về tiêu cực của các luật sĩ và người biệt phái là “họ nói mà không làm”, nghĩa là họ chỉ có hình thức bên ngoài.

Như vậy, Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài nói phải đi đôi với hành động; và có những điều không cần nói, nhưng cần phải hành động, hành động trong sự nhận thức đã được Chúa chỉ dạy.

Mùa Chay là thời gian để thực hành cụ thể những việc Chúa dạy: Cầu nguyện – Ăn Chay – Bác Ái. Tôi có được đánh động bởi những điều đó thực sự để thúc đẩy đến hành động hay chỉ còn là lý thuyết?

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Mùa Chay là thời gian để chúng con quay trở lại với chính mình , để thấy mình có nhiều điều cần phải sửa đổi. Điều Chúa muốn chúng con sửa đổi hôm nay là hãy làm những gì Chúa chỉ dạy, chứ đừng ngồi đó mà chỉ dạy cho người khác, trong khi mình không thực hành.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 20, 17-28

Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: “Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”. Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: “Bà muốn gì”. Bà ta thưa lại: “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúa Giêsu đáp lại: “Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?” Họ nói với Người: “Thưa được”. Người bảo họ: “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được”. Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: “Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”.

SUY NIỆM:

Lầm lẫn trong việc Chúa “lên Giêrusalem” đã khiến cho người mẹ và hai người con ông Giêbêbê có hành động hết sức phàm tục, hành động theo suy nghĩ của con người.

Họ tưởng việc Chúa “lên Giêrusalem” là để khôi phục đất nước Israel, nên họ muốn lo lót để được chức quyền.

Họ không hiểu việc “lên Giêrusalem” là hành trình đau khổ, thập giá của Chúa Giêsu. Vì vậy theo Chúa là phải vác thập giá hằng ngày.

Họ không biết trong Nước Chúa không hề có chuyện kẻ lớn người nhỏ, người cao trọng nhiều, người cao trọng ít. Trong tình yêu Thiên Chúa, mọi người đều được hưởng tròn đầy, viên mãn.

Chúa Giêsu đã dạy rõ ràng” Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”. Đó là con đường Chúa đã đi và các môn đệ của Ngài cũng phải đi.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng tìm kiếm Nước Chúa theo kiểu người đời, nhưng là nổ lực để vác thâp giá hằng ngày theo Chúa trong chính bậc sống, ơn gọi của con.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 16, 19-31

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

“Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được”.

Người đó lại nói: “Đã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này”. Abraham đáp rằng: “Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các Ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.

SUY NIỆM:

Dụ ngôn Tin Mừng hôm nay nói về đức bác ái, là nhân đức phải được đào sâu thường xuyên, đặc biệt trong mùa chay.

Người phú hộ giàu có, ăn mặc sang trọng, tiệc tùng linh đình… ông ta có quyền hưởng thụ những gì là của mình…

Đức bác ái nhắc ta nhớ rằng mình chỉ là người được Chúa ban cho để quản lý những gì mình đang có. Vì vậy không được nghĩ nó là của mình để tự do định đoạt, mà trong mọi sự phải thực thi ý Chúa. Chắc chắn ý Chúa luôn muốn chúng ta sống vì người khác, chia sẻ với với người khác, nhất là người nghèo ở kề cận bên ta.

Đức bác ái nhắc ta cân nhắc trong từng hành động của mình, vì biết đâu một hành động nhỏ của ta cũng làm ảnh hưởng đến người khác. Ăn uống, vui chơi một cách lãng phí trong khi còn biết bao người nghèo khổ đang cần một phần rất nhỏ của ta, thì đó là tội ác đáng sa hỏa ngục.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, trong mùa chay thánh này, xin giúp con biết sám hối về việc bác ái, để nó không phải là hành động bố thí những thứ dư thừa, nhưng là việc sẻ chia những gì con đang có.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 21, 33-43. 45-46

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: “Đứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó”. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào? Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”. Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:

” ‘Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta’? Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”. 

Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.     

SUY NIỆM:

Vườn nho là cuộc đời của mỗi người, Chúa đã trao để ta chăm sóc. Chúa cần hoa lợi để minh chứng rằng ta đã cộng tác với Chúa, và để nhắc nhở vườn nho này là của Chúa chứ không phải của ta.

Những người tá điền không chịu nộp hoa lợi là vì họ muốn sở hữu vườn nho theo ý của họ. Họ xua đuổi, đánh đập, giết chết những đầy tớ và ngay cả đứa con trai duy nhất của ông chủ là vì họ cố chấp, không chịu thay đổi. Họ xua đuổi, loại trừ những ai nhắc nhở họ về nguồn gốc vườn nhọ họ đang thụ hưởng.

Tội nặng nhất của con người là cố tình quên đi nguồn gốc của mình để họ tự do sống theo con người hiện tại của họ.

Thiên Chúa vẫn luôn luôn yêu thương và tạo mọi điều kiện để mời gọi ta trở về nguồn cội, ở nơi đó ta sẽ tiếp tục nhận được “bản hợp đồng” nộp hoa lợi cho Thiên Chúa; vì khi nộp hoa lợi ta sẽ chẳng mất đi, mà ngược lại còn được thêm gấp bội vì nó nhắc nhở ta đang sống và làm việc cho ai, và hơn thế nữa, Thiên Chúa sẽ trả lại cho ta những gì ta đã quảng đại với Ngài.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, mùa Chay là thời gian nhắc nhở con biết quay trở về với nguồn cội của mình. Xin Chúa cho con nhớ mình là ai và được dựng nên bằng gì để không bao giờ bội nghĩa vong ân với Chúa.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 15, 1-3. 11-32

Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này:

“Người kia có hai con trai. Đứa em đến thưa cha rằng: ‘Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con’. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: ‘Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha”‘. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: ‘Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa’. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: ‘Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy’. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình. 

“Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: ‘Đó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ’. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào, nhưng anh trả lời: ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn; còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó’. Nhưng người cha bảo: ‘Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy’ “.  

SUY NIỆM:

Sống thân tình với Thiên Chúa và nghĩa thiết với anh em là mặc khải trong dụ ngôn người cha nhân hậu.

Sống thân tình với Thiên Chúa vì Ngài là người Cha nhân hậu. Chắc chắn không ai đối xử với tốt với chúng ta như Ngài. Hãy cảm nhận điều đó bằng cách suy niệm hình ảnh người cha trong đoạn Tin Mừng hôm nay cách sâu sắc hơn.

Sống nghĩa thiết với anh em vì chúng ta là con cùng một Cha, sống chung một nhà. Khi ta chỉ muốn điều tốt cho mình và ganh tị với điều tốt của người khác là ta đang tự tách mình ra khỏi gia đình của Thiên Chúa. Hãy chiêm ngắm hình ảnh người anh trong đoạn Tin Mừng hôm nay để thấy rõ thái độ tự tách mình ra khỏi gia đình của Thiên Chúa, gia đình của Hội thánh.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con luôn nghiệm thấy Chúa yêu thương con, để dù có đi hoang thật xa, con cũng hãy mau chóng quay trở về với Chúa là Cha yêu thương. 

Hạt giống nảy mầm | Chúa nhật 1 | Mùa Chay | Năm A

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Mt 4,1-11

A. Hạt giống…

Những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu chịu là tiêu biểu cho những cám dỗ chính mà ai ai cũng có thể gặp. Cho nên cách Ngài chiến đấu với chúng và chiến thắng chúng cũng là gương mẫu cho mọi người noi theo :

– Cám dỗ thứ nhất (biến đá thành bánh) là tiêu biểu cho cám dỗ chỉ sống dựa vào những nhu cầu vật chất của thân xác. Đức Giêsu chiến thắng nhờ biết rằng “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh”.

– Cám dỗ thứ hai (nhảy từ nóc Đền thờ xuống) là tiêu biểu cho ý muốn quá ỷ lại vào quyền phép Thiên Chúa, buộc Ngài phải làm phép lạ cho mình. Đức Giêsu nói “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi”.

– Cám dỗ thứ ba (trên núi cao nhìn xuống các nước thiên hạ) là tiêu biểu cho lòng ham muốn quyền hành và vinh hoa lợi lộc với điều kiện là phải thỏa hiệp với sự dữ (thờ lạy Satan). Đức Giêsu nói “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi”.

B. … nảy mầm.

1. Trong tiếng Do thái, chữ “cám dỗ” có nghĩa là “thử thách”, “thử tài”, giống như chữ “đi thi” của chúng ta ngày nay. Cám dỗ là đi thi : ai thắng cám dỗ là thi đậu, ai sa ngã là thi rớt. Bởi thế cám dỗ là dịp tốt để ta “lấy bằng cấp”. Tuy nhiên ta đừng khinh địch, hãy nhớ lời Chúa Giêsu căn dặn “Thứ quỷ này chỉ có thể thắng nhờ ăn chay cầu nguyện”. Nhớ lời trong Kinh Lạy Cha “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và nhớ Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng này đã chiến thắng được nhờ sự trợ giúp và che chở của Thiên Chúa. 

2. Có người nói rằng đạo Công giáo đầy mặc cảm tội lỗi cho nên bao giờ cũng bắt đầu Thánh lễ bằng lời kêu gọi sám hối. Thực ra chính Chúa Giêsu cũng luôn kêu gọi sám hối. Cho nên đây không phải là mặc cảm mà là một thực tế : con người dễ đi lạc, cho nên cần luôn ý thức tình trạng lạc đường ấy để quay về.

3. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”: rất nhiều khi chúng ta bận rộn kiếm ăn đến nỗi không còn nghĩ đến việc tìm kiếm những giá trị tinh thần và đạo đức gì nữa. Như thế là chúng ta chỉ lo cho cuộc sống thân xác chứ không lo cho cuộc sống linh hồn.

4. “Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa” : thay vì tìm biết và vâng theo ý Chúa, chúng ta lại thường buộc Chúa phải làm theo ý mình, và khi đòi không được như thế thì giận hờn Thiên Chúa.

5. “Ngươi chỉ thờ lạy một mình Thiên Chúa” : rất nhiều khi chúng ta đã tôn thờ những thứ khác thay chỗ Thiên Chúa, như tiền bạc, thú vui, danh vọng v.v.

6. Đức Giêsu đã dựa vào Lời Chúa trong Thánh Kinh để tìm được ánh sáng soi dẫn quyết định của mình, nhờ đó mà không vướng cạm bẫy của Satan. Lời Chúa là ánh đèn soi bước con đi.

7. Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng gỗ nằm chắn ngang gốc nho.

Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng sẽ tàn úa. (Góp nhặt)

8. Một đêm giáng sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng sáng chói lòa. Ngài hỏi thánh nhân :  

– Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?  

– Lạy Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.  

– Được lắm, nhưng còn gì khác nữa không?  

– Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể. 

– Con còn điều gì khác nữa không ? 

– Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu. Thánh nhân khẩn khoản thưa.

Chúa Hài Đồng bảo :  

– Này Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa. 

– Ôi lạy Chúa, Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được ?  

– Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi.  

Nghe thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích “Món quà giáng sinh”)