Monday, May 20, 2024
spot_img
Home Blog Page 27

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 21: Ixaác và Avimeléc

Bài này gồm ba phần: (St 26,1-35)

1.  Thiên Chúa tái khẳng định lời hứa: Lúc bấy giờ có một nạn đói xảy ra nên Ixaác định đưa gia đình ông sang Ai Cập giống như Abraham cha ông đã làm. Nhưng Thiên Chúa đã hiện ra với ông và nhắc lại lời Người đã hứa với cha ông là Abraham, là ban cho dòng dõi ông một dân tộc, một Đất Hứa làm gia nghiệp. Vì thế, Thiên Chúa bảo Ixaác đừng đi Ai Cập.

2. Ixaác gặp vua Avimeléc: Ixaác lại làm điều giống như Abraham đã làm, khi giới thiệu Rêbêca là em gái mình. Tình cờ vua Avimeléc biết được điều đó, nên ông lệnh cho toàn dân không được động đến gia đình Ixaác. Tuy nhiên, đã có tranh chấp về giếng nước giữa gia đình Ixaác và dân địa phương tại đó. Sau những lần tranh chấp ấy, vua Avimeléc và các dân xung quanh nhận ra Ixaác được Thiên Chúa chúc phúc. Cho nên, họ muốn ký giao ước với ông, đôi bên tôn trọng nhau, không làm hại nhau. Ixaác đã đồng ý với họ.

3. Người vợ của ông Êxau: Kết thúc của tường thuật này nói đến việc ông Êxau cưới vợ. Ông đã cưới hai bà ngoại giáo là Giuđitha và Baxơmát người Khết. Việc làm của ông làm cho Ixaác và Rêbêca ưu phiền. Vì trước đây, Abraham đã quyết tâm không cưới vợ ngoại giáo cho Ixaác, mà sai người đầy tớ về quê hương cưới Rêbêca cho ông. Nghĩ đến điều ấy, hai ông bà rất buồn.

Bước 1: Làm Dấu Thánh giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Lạy Chúa,
đối diện với sự tấn công của những người xung quanh,
Ixaác chọn giải pháp ôn hòa, tránh tranh chấp.
Cuối cùng, ông chiến thắng và qua cách ứng xử của ông,
những người xung quanh nhận ra Chúa đang ở với ông.

Xin cho chúng con biết noi gương ông,
luôn lấy sự hiền hòa, nhẫn nại và khiêm tốn mà đối xử với mọi người. Amen.

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

Lc 8,11b-17

A. Hạt giống…

1. Đức Giêsu giải thích dụ ngôn người gieo giống :

– Hãy để ý đến sự rộng rãi đến nỗi như hoang phí của người gieo giống : gieo cả trên vệ đường và nhiều nơi mà hy vọng nảy mầm rất ít.

– Cũng hãy để ý đến những loại đất xấu : a/ Đất vệ đường là người quá hời hợt, vừa nghe là quên ngay ; b/ Đất sỏi đá là người không kiên trì trong gian nan thử thách ; c/ đất đầy gai là người chất chứa trong lòng nhiều lo toan việc đời.

– Đất tốt là “những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy lời, và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.

2. Sau khi giải thích dụ ngôn người gieo giống, Đức Giêsu khuyến dụ : Qua hình ảnh chiếc đèn được đặt nơi cao tỏa chiếu ánh sáng, Chúa Giêsu muốn khuyên tín hữu phải có một cuộc sống gương mẫu để chiếu sáng trước mặt người khác : Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến trần gian, giảng dạy về Nước Trời, thành lập Giáo hội. Ngài không muốn những điều trên dành riêng cho một nhóm người nào riêng biệt, nhưng muốn thông ban cho mọi người. Riêng các Kitô hữu, họ phải sống sao cho người ta nhìn vào mà nhận ra Tin Mừng Nước Trời. Họ đã được hưởng ánh sáng Tin Mừng thì họ đừng giữ cho riêng mình, đừng dập tắt, trái lại phải tìm cách làm lan tỏa ánh sáng đó ra chung quanh.

– “Chẳng có gì bí ẩn mà không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng” : Những chữ “gì” này nói đến các mầu nhiệm Nước Chúa ấy. Trong thời kỳ của Chúa Giêsu thì chúng còn được che giấu, còn là bí ẩn. Nhưng đến thời các tông đồ và thời của Giáo Hội, chúng phải được loan truyền, tỏa lan rực rỡ như ánh sáng của ngọn đèn đặt trên nơi cao.

B. … nảy mầm.

1. Tôi phải học tính quảng đại và lạc quan của người gieo giống trong dụ ngôn này : không nên tiếc công gieo Lời Chúa, cũng không nản lòng khi thấy Lời Chúa không sinh kết quả nơi một số người. Cứ lạc quan hăng hái chu toàn nhiệm vụ của mình, như Thánh Phaolô : “Tôi trồng, Apollo tưới, Thiên Chúa cho mọc lên”.

2. Hãy suy gẫm kỹ những điều kiện làm cho hạt giống nảy mầm :

– “Nghe Lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo” : lắng nghe với thiện chí muốn tìm ánh sáng hướng dẫn đời mình.

– “Giữ lấy Lời một cách kiên nhẫn” : không bỏ cuộc dù thời gian kéo dài, dù gian truân thử thách ; không để mình bị phân tâm vì những lo toan và đam mê việc đời.

3. Mỗi ngày Chúa dọn cho tôi hai bàn tiệc : bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc Lời Chúa. Bàn tiệc Lời Chúa được dọn sẵn không phải chỉ trong Thánh lễ, mà còn lúc nguyện gẫm, lúc đọc Thánh Kinh…

4. Một ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagayad Gita. Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái. Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không?”. Nhưng lần nào nhà vua cũng chỉ trả lời “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”… Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được”… Giác ngộ đích thực, hiểu biết chân lý chính là thực thi chân lý”. (Góp nhặt) 

5. Lời Chúa là chiếc đèn soi sáng cho tôi và cho mọi người. Mỗi ngày ngọn đèn Lời Chúa được thắp sáng trong Thánh lễ và lúc nguyện gẫm. Để đèn trên giá cao là tôi sống Lời Chúa và nói Lời Chúa cho nhiều người khác được nghe. Lấy hũ che đèn lại hoặc đặt đèn dưới gầm giường là nghe Lời Chúa xong rồi quên đi, suốt ngày không nghĩ tới và không nói tới nữa.

6. Thực tế của các Kitô hữu Việt Nam là đọc kinh, dự lễ nhiều nhưng chưa có thói quen học hỏi và sống Lời Chúa.

7. Thánh Giacôbê đã viết : “Một đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Một đức tin không được diễn đạt, không được ứng dụng trong đời sống hằng ngày phải chăng không là đức tin chết ? (“Mỗi ngày một tin vui”) 

8. “Chẳng có gì bí ẩn mà không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng”. (Lc 8,17)

Với ước mong “làm được cái gì đó” cho những người dân quê, chúng ta lên đường tham gia chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè ở biên giới Tây Ninh. Lòng nhiệt thành hăng say của tuổi trẻ khiến chúng tôi bị hụt hẫng khi nhận ra những giới hạn của mình. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho họ nhưng đành bất lực.

Xin cảm tạ Cha vì Ngài đã cho con biết rằng : không phải khi nào con làm được điều gì lớn lao mới là lúc con làm vinh danh Chúa, nhưng từ những hành vi dù rất nhỏ bé của con : kể một câu chuyện, tập hát cho lũ trẻ, nghe và chia sẻ cùng thanh niên, đi làm chung với những người già… thì hình ảnh của Cha cũng sẽ ngày càng lớn lên trong mọi người. (Hosanna)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 12 | Mùa Thường niên | Năm C

0

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN – LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

TIN MỪNG: Lc 9, 11b-17

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa. Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: “Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa”. Nhưng Người nói với các ông: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Các ông trả lời: “Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông này”. Số đàn ông độ năm ngàn. Người nói với các môn đệ rằng: “Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người”. Các ông đã làm như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư lại.    

SUY NIỆM:

Yêu là biết lãnh tránh nhiệm. Đứng trước hoàn cảnh dân chúng đi theo nghe Chúa Giêsu giảng dạy suốt ngày, chắc chắn khi chiều đến sẽ đói bụng, giải pháp của các môn đệ là: “Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa” ; còn giải pháp của Chúa Giêsu là: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải có trách nhiệm với người mình yêu.

Trách nhiệm này chính là sứ mạng mà Chúa Giêsu đã lãnh nhận từ Chúa Cha để đến thế gian này cho “đoàn chiên được sống và sống dồi dào”. Với trách nhiệm đó Ngài đã làm tất cả, kể cả hy sinh tính mạng, và không nề ẩn mình trong tấm bánh bé nhỏ để được hiện diện và nuôi  dưỡng con người.

Trách nhiệm đó cũng là sứ mạng của mỗi Kitô hữu khi biết nghe lời Chúa Giêsu: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Cái ăn không chỉ là vật chất, mà còn là tất cả những gì mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, nhất là hạnh phúc đời đời.

Vì vậy sứ mạng của Kitô hữu là dùng hết sức lực, khả năng của mình để yêu như Chúa yêu và yêu cho đến tận cùng như Chúa đã trao ban tất cả cho chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Chúa đã ban tất cả cho chúng con, xin cho chúng con biết mở lòng ra đón nhận những ơn ban của Chúa, nhất là Bí tích Thánh Thể, để chúng con được sống và sống dồi dào.

THỨ HAI

Tin mừng: Mt7,1-5

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét. Các con đoán xét thể nào thì các con cũng bị đoán xét như vậy. Các con dùng đấu nào mà đong, thì cũng sẽ đong lại cho các con bằng đấu ấy. Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt ngươi? Hoặc sao ngươi bảo anh em: “Ðể tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh”, và này: cái đà đang ở trong mắt ngươi. Ðồ giả hình, hãy lấy cái đà khỏi mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ngươi”.

SUY NIỆM

Tại sao Chúa lại không cho chúng ta xét đoán người khác? Vì ngay từ ngữ của nó đã diễn tả một việc không nên làm. Xét đoán là phê bình, chỉ trích người khác vì những điều sai lỗi, hoặc không sai lỗi nhưng vì không phù hợp với quan điểm và cái nhìn của tôi. Vì vậy đôi khi người khác làm đúng, nhưng vì tôi không thích nên tôi lên án. Không ai có quyền xét đoán người khác, ngoại trừ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng không làm một việc mà Ngài có quyền làm. Khi người ta dẫn một người phụ nữ bị bắt gặp quả tang đang phạm tội ngoại tình đến để thử Chúa. Chúa có quyền lên án về hành động sai trái của chị ta, nhưng Chúa không làm vì Ngài là Đấng nhân từ, Ngài ghét tội nhưng lại yêu thương tội nhân. Hành động của Chúa là mở cho chị ta một con đường sống, cho chị ta một cơ hội để làm lại cuộc đời.

Chúa không cho phép xét đoán, chứ Chúa không bảo bao che, đồng lõa với tội lỗi. Cấm xét đoán là vì Chúa không muốn chúng ta tàn nhẫn với anh chị em mình. Sâu xa của vấn đề không xét đoán là để chúng ta sống tình yêu thương với anh chị em của mình.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, khi biết mình cũng như anh chị em, đều là những tội nhân trước mặt Chúa, mà Chúa vẫn yêu thương, tha thứ, thì con phải biết thông cảm cho anh chị em của mình, đồng thời biết cùng nhau xây dựng một xã hội yêu thương ngay chính môi trường mình sống. Amen.

THỨ BA

Tin Mừng:  Mt 7, 6.12-14

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Ðừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con.

“Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế! Ðấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy.

“Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy”.

SUY NIỆM

Trong bối cảnh văn mạch của bài Tin Mừng hôm nay là loạt bài Chúa Giêsu đang nói về Nước Trời và những điều kiện để được vào Nước Trời, thì “của thánh”, “ngọc trai” ở đây chính là Nước Trời. Còn “chó” và “heo” ở đây rõ ràng là chỉ những người không xứng đáng, cụ thể người Do Thái coi dân ngoại là “chó”,“heo”.

Trong Tin Mừng Matthêu, những người không xứng đáng chính là những kitô hữu chối đạo hoặc cố chấp không chịu sám hối. Như vậy giáo huấn rõ ràng của phần này là không nên đem giá trị Nước Trời cho những người chối đạo hoặc cố chấp trong tình trạng tội của mình. Không phải vì Giáo Hội ích kỷ, nhưng vì họ không thấy được sự quý giá của Nước Trời nên họ không xứng đáng. Giả dụ có đưa cho họ, chẳng những họ “đạp dưới chân” mà còn quay lại “cắn xé” người đem đến cho họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chính vì sống cho Nước Trời nên con phải chấp nhận con đường hẹp. Chính vì con sống cho giá trị Nước Trời nên con phải thường xuyên xem lại mình để biết sám hối sửa đổi mình, kẻo con không biết trân trọng những điều quy giá mà Chúa đã ban cho con. Xin cho con biết sống theo sự chỉ dạy của Chúa.

THỨ TƯ

Tin Mừng: Mt 7, 15-20

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng”.

SUY NIỆM

 “Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây sâu không thể sinh quả tốt” (Mt7,18). Hoa quả trong đời sống sẽ thể hiện đức tin của mình. Yêu mến Chúa là sống theo những gì Chúa chỉ dạy, chỉ thế thôi.

Điều Chúa Giêsu chỉ dạy là mến Chúa, yêu người để nên công chính nhờ tình yêu thương trong mọi sự.

Chính vì thế, hoa trái của môn đệ Chúa Giêsu là một đời sống gắn bó với Thiên Chúa Cha trong cầu nguyện và lãnh nhận cá bí tích; đồng thời yêu thương, phục vụ mọi người như Chúa đã yêu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con tha thiết nài xin Chúa ban thêm đức tin, đức cậy và đức mến cho con để con có thể sống theo những gì Chúa dạy, hầu trổ sinh hoa trái tốt đẹp trong đời sống của mình.

THỨ NĂM

Tin Mừng: Mt 7, 21-29

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không phải tất cả những ai nói với Thầy: “Lạy Chúa, Lạy Chúa”, là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: “Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?” Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: “Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta”.

“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn”.

Khi Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Ðấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.

SUY NIỆM

Lời Chúa hôm nay là dịp để con xem lại những hành động của con có xuất phát từ lòng yêu mến Chúa hay chỉ là những việc làm vô hồn, hay thậm chí là việc phô trương công đức nữa. Vì vậy điều chính yếu không phải là làm gì, mà là động lực, là cách thức chúng ta làm.

Khi chúng ta làm mọi việc trong tình yêu thì giống như mình đang xây nhà trên đá. Còn nếu làm vì bất cứ động lực nào khác mà không bởi tình yêu Chúa thì cũng như xây nhà trên cát, có hoành tráng, có đẹp đẽ đến mức nào thì cũng sẽ sụp đỗ khi phong ba bão táp ập vào.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, một ngày sống với biết bao công việc. Có những việc bổn phần con phải làm. Có những việc đột xuất con phải giải quyết . Có những tình huống xảy ra con can thiệp cũng được, con đứng nhìn cũng chẳng sao. Tất cả những việc đó sẽ chẳng có giá trị gì thậm chí còn là hình phạt cho con nếu con làm theo những thúc đẩy tầm thường của thế gian, hoặc như dịp để con khoe khoang công trạng,… Nhưng nếu con làm với một động lực hết sức đơn giản là vì Chúa và vì con yêu Chúa thì mọi sự sẽ mang lại lợi ích thiêng liêng cho con. Xin cho con biết làm “mọi sự vì đức ái.”

THỨ SÁU – THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Tin Mừng: Lc 15, 3-7 

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các người biệt phái và luật sĩ dụ ngôn này rằng: “Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: ‘Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!’ Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”.    

SUY NIỆM:

Thánh Tâm chính là tình yêu của Chúa dành cho nhân loại chúng ta được biểu lộ mạnh mẽ qua hình ảnh Trái Tim để bên ngoài lồng ngực.

Tình yêu đó là sự nổ lực để mọi người được sống trong gia đình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu mặc khải cho biết gia đình này chính là nơi mang lại hạnh phúc tròn đầy viên mãn cho chúng ta.

Tình yêu đó là sự lên đường không biết mệt mỏi để kiếm tìm dù chỉ là một con chiên lạc. Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta biết trong tình yêu của Chúa, mỗi người đều có một giá trị hết sức riêng biệt.

Tình yêu đó chính là niềm vui khi tìm được một con chiên lạc. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy để Thiên Chúa luôn vui khi biết thường xuyên cảnh tỉnh, hoặc sám hối ăn năn khi có  những lỗi lầm.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Trái Tim cực thánh Đức Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống như Trái Tim Chúa, để biết yêu quý và giúp người khác đạt được những giá trị linh thánh.

THỨ BẢY – TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ

Tin Mừng: Lc 2, 41-52

Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrsalem để tìm Người. 

Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. 

Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng.

Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta. 

SUY NIỆM:

Trái Tim Đức Mẹ chắc chắn liên kết với Trái Tim Chúa Giêsu để luôn yêu thương nhân loại chúng ta.

Lạc mất đứa con làm cho trái tim Mẹ quặn đau, nhưng chắc chắn khi nhìn thấy con ngồi giữa đám đông để làm bổn phận của Cha, thì trái tim Mẹ rất vui. Trái Tim Mẹ, như Trái Tim Con, luôn mong muốn điều tốt cho con người.

Nhờ liên kết với Tình Yêu của Chúa Giêsu mà Mẹ luôn mong mỏi ơn cứu độ cho con người. Vì thế Trái Tim Mẹ cũng sẽ đau đớn khi con người xa lạc tình yêu Chúa; Trái Tim Mẹ sẽ rạo rực khi thấy con người biết quan tâm tìm kiếm ơn cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Mẹ, xin cho chúng con biết cùng chung nhịp đập với Trái Tim Mẹ để chỉ biết sống cho tình yêu, một tình yêu mang lại hạnh phúc đích thực cho chúng con.

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 20: Êxau và Giacóp chào đời

Bài này gồm hai phần: (St 25,19-34)

1. Êxau và Giacóp chào đời: Bà Rêbêca cũng hiếm muộn giống như mẹ chồng bà Xara. Ixaác cưới bà 20 năm mà vẫn không có con. Ông đã cầu khẩn Đức Chúa cho vợ ông có thai và Người đã nhận lời ông. Bà Rêbêca đã mang thai và sinh đôi. Đứa ra trước là Êxau, đứa ra sau là Giacóp.

2. Êxau nhường quyền trưởng nam cho Giacóp: Tuy là em, nhưng Giacóp tìm cách chiếm đoạt quyền trưởng nam của Êxau; vì quyền này bảo đảm cho ông có một vị trí ưu tiên trong gia đình: ưu tiên thừa kế gia sản và thừa hưởng lời chúc phúc của cha trước khi qua đời. Ông đã dùng nồi cháo đậu để cướp quyền trưởng nam từ Exau.

Bước 1: Làm dấu Thánh giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Lạy Chúa,
trong bài học hôm nay, Êxau đã chọn lựa thỏa mãn trước mắt với những ham muốn trước mắt để đánh đổi ơn lành của Chúa.

Xin cho chúng con biết rút kinh nghiệm từ sai lầm này của ông,
để chúng con luôn biết chọn Chúa
và ưu tiên Chúa trên hết mọi sự của đời con. Amen.

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 19: Ixaác cưới Rêbêca và Abraham qua đời

Sáng thế 24,1-25,18 là đoạn kết thúc tường thuật về Abraham. Bài này gồm hai câu chuyện:

1.  Ixaác cưới Rêbêca: Khi Abraham về già, ông nghĩ đến chuyện cưới vợ cho Ixaác. Ông mới gọi người đầy tớ trung thành đến để giúp ông thực hiện ước nguyện. Abraham muốn người đầy tớ thề hai điều: (1) không được cưới vợ người Canaan cho Ixaác; (2) không đưa Ixaác trở về quê. Để thực hiện ước nguyện của Abraham, người đầy tớ đã cầu nguyện xin Thiên Chúa cho một dấu hiệu là cô gái nào ông gặp, ông xin nước mà cô ấy vui vẻ thực hiện lời xin của ông, thì đó là người con gái Chúa chọn cho Ixaác. Thế là mọi sự đã diễn ra như ông cầu nguyện, và người con gái kia chính là Rêbêca, con ông Bơthuên; cô là cháu nội ông Nakho, em của Abraham.

Về đến nhà anh trai cô là Laban, ở đây, người đầy tớ thuật lại câu chuyện và ước nguyện của Abraham muốn cưới vợ cho Ixaác. Laban và Bơthuên đồng ý với lời thỉnh cầu của người đầy tớ Abraham. Sau khi hỏi ý Rêbêca, cô đồng ý lên đường ngay. Thế là cả gia đình tiễn cô kèm theo lời chúc phúc cho cô.

Khi trở về đến nhà, Ixaác gặp được Rêbêca. Họ cảm mến nhau và trở thành vợ chồng như Thiên Chúa đã se định cho họ.

2. Abraham qua đời: Sau khi thực hiện được ước nguyện của mình, Abraham qua đời khi ông thọ 175 tuổi. Nói chung: Ông đã sống tuổi già hạnh phúc và mãn nguyện. Ông được thấy đứa con của lời hứa là Ixaác. Khi chết, ông được chôn cất gần người vợ yêu quý của ông là Xara. Ông được sum họp với tổ tiên và được Thiên Chúa chúc phúc.

Bước 1: Làm dấu Thánh Giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Lạy Chúa,
qua bài học hôm nay,
chúng con rút ra được nhiều bài học về người đầy tớ của Abraham.
Ông đã rất trung thành và tận tâm trong công việc chủ giao phó.

Xin cho chúng con biết noi gương ông,
luôn cố gắng chu toàn bổn phận của mình một cách âm thầm
và luôn biết tin tưởng vào Chúa. Amen.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 11 | Mùa Thường niên | Năm C

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XI THƯỜNG NIÊN – NĂM C

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI

LỜI CHÚA: Ga 16, 12-15

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con”.

SUY NIỆM:

Chúa Cha sai Chúa Con đến trần gian để cứu độ nhân loại; Chúa Con thực hiện mệnh lệnh Chúa Cha; Chúa Thánh Thần giúp con người hiểu biết những lời của Chúa Con dạy bảo… Nói cách khác hoạt động của Ba Ngôi cũng chỉ là duy nhất, nhắm đến ơn cứu độ của cho con người. Mỗi Ngôi một việc, một cách thức, nhưng luôn luôn hiệp nhất và ở trong nhau.

Chúa Ba Ngôi vẫn đang hoạt động trong lòng thế giới, nơi mỗi con người, đặc biệt ở những ai có tấm lòng tử tế, muốn điều tốt cho người khác, vì hoạt động của Ba Ngôi cũng chính là sự sống viên mãn cho con người.

Cộng tác với Chúa Ba Ngôi khi biết lắng nghe tiếng nói lương tâm ngay chính để thao thức và hoạch định những chương trình tốt đẹp cho bản thân và người khác; đồng thời biết khiêm tốn hạ mình xuống cho Thánh Thần hướng dẫn để chương trình của Chúa có thể thực hiện.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Ba Ngôi, chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con sự sống, ơn cứu độ và sức mạnh để chúng con hành động hầu có thể đạt được những điều tốt đẹp Chúa hứa. 

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Mt 5, 38-42

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe bảo: “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ”.

SUY NIỆM

Đoạn Tin Mừng hôm nay là một thách đố, vì điều Chúa muốn không chỉ đơn giản là sự công bằng, mà còn là tình bác ái Kitô giáo. Công bằng là ai đối xử với tôi làm sao thì tôi đối xử với lại như vậy.

Tuy nhiên Chúa đòi buộc chúng ta phải vượt lên trên con người tự nhiên để sống tình bác ái Kitô giáo. Những điều Chúa nêu lên trong bài Tin Mừng chỉ là những ví dụ và mời gọi con hãy có tinh thần giống như vậy: “Đừng chống cự người ác, trái lại nếu bị ai vả má bên phải thì hãy đưa cả má bên trái… Nếu ái kiện anh để lấy áo trong thì hãy đưa cả áo ngoài… Nếu có người bắt anh đi một dặm thì hãy đi hai dặm…” (Mt5,39-41)…. Nghĩa là Chúa muốn con phải sống cao hơn những gì người khác đối xử với con. Điều cao hơn đó chính là tình yêu mà Chúa muốn nhắm đến.

“Lấy oán báo oán, oán chồng chất. Lấy ân báo oán, oán tiêu tan”. Thực vậy, nếu người ta chỉ đối xử với nhau theo những gì người khác đối xử với mình thì cuộc sống này vẫn còn tràn ngập những hận thù, những ghen ghét, những bất công… Nhưng Chúa đã đến để phá tan nguyên tắc đó và loan báo một thế giới mới, thế giới của tình yêu thương.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con một tình yêu thương sâu thẳm từ trái tim của Chúa, để cách sống của con phản chiếu được tình yêu đó; không sống theo những gì tầm thường của thế gian, nhưng sống theo những giá trị cao siêu của Nước Trời. Amen.

THỨ BA

TIN MỪNG: Mt 5,43-48

Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe dạy: “Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù”. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con: để như vậy các con nên con cái Cha các con, Ðấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm như thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo”.

SUY NIỆM

Lời Chúa hôm nay cho con thấy sự thật về Chúa là Đấng yêu thương mọi người, và tình thương của Chúa chan hòa khắp vũ trụ. Vì vậy cách sống của con cái Chúa cũng phải thể hiện được tình yêu thương dành cho hết mọi người: “Như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt5,45).

Cách sống này đòi hỏi Kitô hữu phải vượt qua con người tự nhiên ích kỷ, hẹp hòi của. Thói thường, những người tự nhiên chúng ta cảm thấy thương, những người đem đến lợi ích, đem đến cảm giác an toàn… thì chúng ta sẽ dễ dàng thương mến họ hơn cả những gì Chúa đòi hỏi.

Ngược lại, những người không đem lại lợi ích, những người gây phiền phức, những người chúng ta không có cảm tình… thì chẳng những không thương, mà còn xa lánh, loại trừ… Chúa không chấp nhận cách sống như vậy vì Nước Trời không phải là rạp hát, ai có vé thì vào, nhưng đó là nơi dành cho những ai nỗ lực đáp lại lời mời yêu thương của Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con một tình yêu thương như Chúa để con có thể yêu thương hết mọi người con gặp gỡ. Tuy nhiên con biết bản tính yếu hèn của con chắc chắn không có được sự hoàn hảo như Chúa, nên con xin thêm cho con một sự nỗ lực mỗi ngày không biết mệt mỏi để sống tình yêu thương như Chúa dạy.

THỨ TƯ

TIN MỪNG: Mt 6,1-6.16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

“Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

“Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con”.

SUY NIỆM

Mục đích của việc ăn chay là để quên mình đi, hãm dẹp những thói hư tật xấu để lo đón chờ Chúa. Còn “bọn đạo đức giả” sử dụng việc ăn chay như để đánh bóng tên tuổi của mình, làm cho người khác thấy mình đạo đức thánh thiện, biết đến mình nhiều hơn.

Cầu nguyện chính là gặp gỡ Chúa nơi sâu thẳm cõi lòng mình. Vì vậy người ta chỉ có thể gặp được Chúa khi trở về với cõi lòng mình. “Bọn đạo đức giả” thì cầu nguyện mà không trở về với cõi lòng mình, lại “đứng ở ngã ba, ngã tư cho người ta thấy”. Đó thực sự ra không phải là việc cầu nguyện, mà giống như nghệ sĩ muốn đánh bóng tên tuổi của mình.

Mục đích của việc bố thí là san sẻ tình yêu thương với người khác, nhất là những người nghèo khổ, kém may mắn. Có nghĩa là tình yêu thương của chúng ta lan tỏa đến với người khác. “Bọn đạo đức giả” khi bố thí lại không thể hiện tình yêu thương của mình, mà lại thể hiện sự ích kỷ, mượn người khác làm bàn đạp cho mình; người khác đây lại là những người nghèo khổ, kém may mắn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay cho con xem xét lại những hành động của con, nhất là những hành động được xem là đạo đức. Con làm những việc đó vì mục đích gì? Khi những việc đạo đức con làm không quy hướng về con, mà để tôn vinh Chúa và hướng đến người khác thì những việc làm đó là đúng. Còn ngược lại thì con đang là một trong số “bọn đạo đức giả”.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Mt 6, 7-15

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Ðừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:

“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

“Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con”.

SUY NIỆM

Từ lời Chúa hôm nay cho Chúng ta thấy rằng việc nhận biết Chúa là căn nguyên cho đời sống đức tin của, vì nhận biết Chúa thế nào chúng ta sẽ sống và cầu nguyện như vậy.

Nếu chúng ta nhận biết Chúa là Đấng quyền năng, là chủ tể muôn vật muôn loài, là Cha yêu thương thì chúng ta sẽ sống trong sự tin tưởng phó thác; và việc cầu nguyện của chúng ta sẽ là hành động của một đứa con chạy đến với vòng tay yêu thương của Cha mình.

Còn nếu chỉ nhận ra Chúa như một trong số những thần minh của dân ngoại, thì cách sống của chúng ta sẽ là chạy tới chạy lui, lăng xăng để tìm cho mình một vị thần nào có thể đem đến lợi ích cho mình. Từ đó thái độ cầu nguyện của chúng ta sẽ là nói nhiều cho Chúa biết những nhu cầu của để Chúa có thể cạnh tranh với những thần minh khác.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con nhận ra sự thật về Chúa để con có thể an tâm phó thác cuộc đời mình trong vòng tay yêu thương của Chúa. Và xin cho con biết cách cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa. Nhưng trên hết mọi sự, xin cho con biết làm theo thánh ý Chúa.

THỨ SÁU

TIN MỪNG : Mt 6, 19 – 23

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tích trữ cho mình kho tàng dưới đất: là nơi ten sét mối mọt sẽ làm hư nát, và trộm cướp sẽ đào ngạch lấy mất, nhưng các con hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời: là nơi không có ten sét, mối mọt không làm hư nát, trộm cướp không đào ngạch lấy mất: Vì kho tàng con ở đâu, thì lòng con cũng ở đó. Con mắt là đèn soi cho thân xác con. Nếu mắt con trong sáng, thì toàn thân con được sáng. Nhưng nếu mắt con xấu kém, thì toàn thân con phải tối tăm. Vậy nếu sự sáng trong con tối tăm, thì chính sự tối tăm, sẽ ra tối tăm biết chừng nào?”

SUY NIỆM

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy được cùng đích cuộc đời và đâu là sự lựa chọn đúng đắn, khôn ngoan.

Chúa đã nói: “Anh em hãy tích trữ cho mình những kho tàng ở trên trời”  (Mt6,20a). Điều đó cho chúng ta biết hạnh phúc vĩnh cửu, quê hương đích thực của chúng ta là ở trên trời, vì nơi đó: “Mối mọt không làm hư nát và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt6,20b).

Tất cả những gì ở đời này đều chỉ là tạm bợ, chóng qua. Niềm vui, hạnh phúc không thể là mãi mãi ở đời này, nó chỉ có ngần, có hạn. Danh vọng, quyền lực không thể tồn tại mãi, nó sẽ có thời có buổi. Tiền bạc, vật chất không thể có hoài, đến lúc nó sẽ hết…

Chỉ nơi Chúa mới có niềm vui bất tận, có hạnh phúc vô biên. Muốn có được niềm vui, hạnh phúc đó thì  phải biết “góp vốn” vào kho tàng đó. Vốn liếng đó chính là tình yêu, là sự thật, là công bằng, là bác ái, là hy sinh, là tận hiến…

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con nhận ra hạnh phúc đích thực của con là ở trên trời. Vì vậy con phải lo xây dựng quê hương trên trời bằng cách nỗ lực sống ở trần gian này nhưng không bám víu vào những giá trị chóng qua của nó. Nhưng con phải xây đắp giá trị nước trời ngay trần thế này bằng tình yêu thương, sự công bằng, những hy sinh khổ cực trong cuộc sống hằng ngày. Sống được như vậy là con đang tích trữ cho mình kho tàng ở trên trời.

THỨ BẢY

TIN MỪNG: Mt 6, 24-34

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế, Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?

“Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin. Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: “Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy”.

SUY NIỆM

Chúa khiển trách các môn đệ kém tin về điều gì? Chúa khiển trách họ vì còn băn khoăn lo lắng nhiều thứ quá, nhất là những thứ không đáng lo: cơm, áo, gạo, tiền. Những thứ đáng lo như là phần rỗi linh hồn, làm sao đẹp lòng Chúa, làm cách nào để xây dựng Nước Thiên Chúa thì lại không lo.

Điều Chúa muốn chúng ta quan tâm, lo lắng là gì? Là “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người”( Mt6,33). Nghĩa là biết quan tâm để lo giữ những lời Chúa dạy, quan tâm để làm cho mình mỗi ngày một sống tốt lành thánh thiện, giống Chúa hơn…

Hiểu như thế để chúng ta an tâm sống giữa cuộc đời này mà không lo tìm kiếm những thứ chóng qua, nhưng chỉ biết làm sao cho đẹp lòng Chúa. Khi chúng ta quan tâm đến những điều chính đáng như vậy thì chúng ta không có thời gian để gian để lo cho những chuyện thứ yếu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết sống trọn vẹn từng giây phút cuộc đời với niềm vui, hạnh phúc được Chúa yêu thương. Những chuyện ngang trái, những trắc trở, những dở dang trong cuộc đời có đến cũng không làm cho lòng con nao núng, vì con tin tưởng và phó thác vào Chúa.

Lễ Chúa Ba Ngôi

Ga 16,12-15

A. Hạt giống…

Có thể coi đoạn Tin Mừng này là giáo lý về Chúa Thánh Thần : Chúa Thánh Thần là Thầy dạy Kitô hữu.  Ngài sẽ dạy Kitô hữu biết sự thật, sự thật toàn vẹn.

B. … nảy mầm.

1. “Thầy còn nhiều điều muốn nói với chúng con nhưng bây giờ chúng con không chịu nổi. Khi nào Thần Chân Lý đến, Ngài sẽ dẫn chúng con tới sự thật toàn vẹn”. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta biết về Chúa Thánh Thần : Sau khi vạch cho chúng ta thấy những sai lầm của mình, Chúa Thánh Thần còn hướng dẫn chúng ta đến sự thật, sự thật toàn vẹn : 

– Xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội nhiều gian dối, ngay cả mỗi người đối với bản thân mình mà cũng thường tự dối gạt mình : mình xấu mà mình nghĩ mình tốt, mình sai mà mình nghĩ mình đúng. Tất cả những sự dối trá đều gây hại, ngược lại, sự thật thì có lợi, như lời Chúa nói “Sự thật sẽ giải thoát chúng con”. Bởi thế mỗi người chúng ta đều cần biết sự thật, nhờ sự soi sáng của Chúa Thánh Thần : thỉnh thoảng chúng ta nên xét mình thành thật trong ánh sáng Chúa Thánh Thần, xin Ngài cho ta hiểu rõ con người mình như thế nào, còn những gì yếu kém cần sửa đổi.

2. Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn ta đến sự thật, không phải chỉ là sự thật về bản thân mình như vừa nói trên, mà còn là sự thật toàn vẹn. Sự thật toàn vẹn là gì ? Đó chính là điều Chúa Giêsu ngụ ý trong câu đầu bài Tin Mừng hôm nay “Thầy còn nhiều điều muốn nói với chúng con, nhưng bây giờ chúng con không có sức chịu nổi”. Trong khoảng thời gian Chúa Giêsu sống cạnh các môn đệ, có nhiều điều Chúa Giêsu vừa mới nói hé một chút thì các môn đệ đã không chịu nổi nên Chúa Giêsu thôi không nói nữa. Thí dụ khi hai người con của bà Giêbêđê đến xin Chúa cho họ được ngồi hai bên tả hữu Ngài, Chúa Giêsu hỏi lại “Nhưng chúng con có uống nổi chén đắng của Thầy không ?” Hai ông tuy đáp liều là nổi nhưng sau đó không dám xin nữa và Chúa Giêsu cũng không nói thêm gì nữa. Trong câu chuyện ấy, sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu chưa nói rõ chính là chén đắng. Một lần khác Chúa Giêsu vừa mở miệng báo tin Ngài sẽ bị bắt bị hành hạ và bị giết chết, thì Phêrô cũng không chịu nổi nên vội lên tiếng can ngăn. Trong chuyện này, sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu chưa thể nói rõ chính là mầu nhiệm đau khổ của Thập giá. Trong đêm thứ năm trước khi ra đi chịu chết, Chúa Giêsu quỳ trước các môn đệ và rửa chân cho họ, Phêrô lại một lần nữa không chịu nổi nên cự nự “Không đời nào con để Thầy rửa chân cho con”. Ở đây sự thật toàn vẹn mà Chúa Giêsu cũng chưa tiện nói hết là sự hạ mình của Ngài và của các môn đệ. Tóm lại sự thật toàn vẹn là các môn đệ phải chấp nhận số phận của Thầy mình, phải tự khiêm tự hạ, phải chịu đau khổ chịu bắt bớ và có thể chịu chết giống như Thầy. Nhưng trong tất cả những lần kể trên Chúa Giêsu không nói hết ý nghĩ của mình được vì các môn đệ đã không chịu nổi. Về sau khi Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời, Chúa Thánh Thần đã dẫn các môn đệ đến sự thật toàn vẹn ấy, và khi đó, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, các ông đã chịu nổi, chẳng những chịu nổi mà còn vui lòng chịu : một lần kia vì đã rao giảng về Chúa Giêsu, các tông đồ bị bắt giam trong tù hết một đêm, sau đó bị điệu ra Thượng Hội đồng, bị đánh đòn một trận rồi mới được thả ra. Sách Công vụ viết khi ấy các ông lòng đầy hân hoan vì được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cũng thế, sau biết bao gian truân nguy hiểm vì loan báo Tin Mừng, ngài nói “Tôi sung sướng vì được thông phần cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô trong thân xác tôi”. Ngài còn nói “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”, cái thập giá mà những người trí thức Hy lạp coi là điên rồ và những người Do thái sùng đạo coi là cớ vấp phạm.

3. “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”.

“Giêsu, ông là ai ?”. Đó là câu hỏi của nhân vật Giuđa Iscariot trong tác phẩm “Giêsu, ông là ai ?” của nhà văn Dominico Donrio. Câu chuyện được mở ra với bầu khí chờ đợi Đấng Mêssia của dân Israel. Khi Đức Giêsu đến chịu phép rửa, Gioan đã loan báo về Người ; lúc đó, Đức Giêsu biến mất. Mọi người đổ xô đi tìm Người. Chính quyền thì lùng bắt để giết đi. Quân cách mạng thì tìm để tôn vinh. Trong khi ấy, Đức Giê su lại âm thầm đến với cộng đoàn Esseniens, nơi Giuđa Iscariot làm thủ lãnh.

Họ hiểu Ngài, đón Ngài, nhưng họ lại không thể chấp nhận Ngài, vì không chịu nổi những gì Ngài nói, cách Ngài xử thế và Giáo lý Ngài truyền dạy.

“Giêsu, Ngài là ai ?” là câu hỏi của các môn đệ và người đương thời. “Giêsu, Ngài là ai ?” cũng là câu hỏi cho tôi khi đối chất với lời Ngài, nhất là khi giáo lý của Ngài đòi tôi phải lội ngược dòng.

Lạy Chúa, chỉ trong Chúa Thánh Thần, các muôn đệ mới hiểu và tin vào lời Ngài, một hiểu biết mang lại sức mạnh cho các ông đón nhận mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Ngài. Và con cũng thế, sẽ chẳng hiểu được lời Ngài dạy trong cuộc sống, nếu không có Thần Khí của Ngài hướng dẫn Nguyện xin Thánh Thần Chúa tỏa trên chúng con. (Epphata) 

4. “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”. (Ga 16,13a)

Chúa Giêsu đã chọn những ngư phủ quê mùa dốt nát làm tông đồ của Ngài. Dù sống với Ngài đã 3 năm, cùng ăn uống đồng bàn với Ngài, đi theo nghe Ngài giảng, thế mà các ông chẳng hiểu những gì Ngài nói và làm.

Nhiều lần trong cuộc sống, tôi mù tối, chẳng hiểu nổi kế hoạch của Thiên Chúa trên cuộc đời tôi. Vì thế, tôi lo âu, sợ hãi…

Lạy Chúa, Chúa đã phục sinh và ban Chúa Thánh Thần cho chúng con. Xin cho con mở lòng để đón Thần Khí Sự thật ấy. (Hosanna)

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 18: Mồ mả các tổ phụ

Sáng thế 23,1-20 kể về Mồ mả các tổ phụ: Bà Xara qua đời tại Kiagiát Ácba, khi ấy bà được 127 tuổi. Để chuẩn bị mồ mả cho bà, Abraham cần một phần đất để an táng bà nên đến thương lượng với những dân xung quanh. Trong cuộc đối thoại giữa Abraham và ông Éprôn, Abraham đề nghị mua mảnh đất có cái hang Mácpêla đang thuộc quyền sở hữu của ông. Éprôn không chỉ tặng cái hang, mà còn cả cánh đồng xung quanh đó. Tuy nhiên, Abraham vẫn quyết trả tiền để sở hữu mảnh đất ấy. Sau này, chính ông và nhiều con cháu của ông cũng được chôn cất tại đây như Ixaác, Rêbêca, Lêa.

Bước 1: Làm dấu Thánh giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Lạy Chúa,
những người trong vùng tỏ ra kính trọng Abraham,
sẵn sàng hiến tặng cho ông đất, nhưng ông không lợi dụng lòng tốt của họ.
Ông sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để được sở hữu phần đất.

Xin cho chúng con noi theo gương chính trực của ông,
không lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho chính mình.
Nhưng biết lấy sự công bằng và bác ái mà đối xử với mọi người. Amen.

Câu hỏi ôn tập | Sách Sáng thế | Bài 18

Hãy cùng nhau ôn lại bài học một chút bạn nhé!

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 17: Sát tế Ixaác

Sáng thế 22,1-24 kể lại câu chuyện Sát tế Ixaác. Sau khi Thiên Chúa ban Ixaác cho Abraham và khẳng định dòng dõi Chúa hứa ban sẽ xuất phát từ người con này. Nhưng bây giờ Thiên Chúa lại yêu cầu Abraham sát tế Ixaác để tế lễ cho Người. Đây là thử thách đức tin rất cam go của Abraham.

Vì tin vào Thiên Chúa, Abraham vẫn quyết tâm thực hiện lời Thiên Chúa yêu cầu. Ông đã đem Isaác và củi lên núi để tế lễ cho Thiên Chúa. Ông chứng tỏ lòng vâng phục Thiên Chúa khi sẵn sàng hiến dâng Ixaác cho Người. Tuy nhiên, Thiên Chúa chỉ thử lòng ông, và sau đó Người đã ra tay can thiệp kịp thời.

Bước 1: Làm dấu Thánh giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Lạy Chúa,
Ông Abraham đã không ngần ngại vâng lời Chúa, sẵn sàng sát tế Ixaác, đứa con yêu quý của mình.

Trong đời sống đức tin của mình, Chúa cũng mời gọi chúng con “sát tế” nhiều thứ mình yêu thương gắn bó để có thể thuộc về Chúa một cách trọn vẹn hơn. Xin Chúa giúp chúng con, biết noi theo sự gương mẫu của Abraham, luôn trung tín và kiên cường theo Chúa đến cùng. Amen.

Câu hỏi ôn tập | Sách Sáng thế | Bài 17

Hãy cùng nhau ôn lại bài học một chút bạn nhé!

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 10 | Mùa Thường niên | Năm C

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN X THƯỜNG NIÊN – NĂM C

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

LỜI CHÚA: Ga 20, 19-23

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con!” Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. 

SUY NIỆM:

Con người không thể nhìn thấy Chúa Thánh Thần bằng mắt thường, nhưng mọi người đều nhìn thấy hoạt động của Chúa Thánh Thần trong lòng Giáo hội, trước hết thời Giáo hội sơ khai, nơi các Tông đồ.

Hoạt động đó thể hiện bản chất của Giáo hội là loan báo Tin Mừng mà chính các Tông đồ đã thực hiện không phải bằng khả năng của họ, nhưng chắc chắn do tác động của Thánh Thần.

Hàng ngàn, hàng triệu và rồi hàng tỉ người đã tin vào Chúa Giêsu, thì đó là gì nếu không phải là tác động của Thần Linh.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống để Kitô nhớ lại sứ mạng của mình, sứ mạng đó như tiếng vọng tình thương của Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.

Ý thức được sứ mạng của mình để trong mọi hoạt động Kitô hữu phải luôn nhớ mình đang là dụng cụ của Chúa Thánh Thần, để qua dụng cụ đó, nhiều người được biết đến Chúa Giêsu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con luôn biết cộng tác với Chúa Thánh Thần để thực hiện điều Chúa muốn.

THỨ HAI SAU LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội

LỜI CHÚA: Ga 19: 25-34

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng : “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ : “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.

Sau đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói : “Tôi khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giê-su nói : “Thế là đã hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.

Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.   

SUY NIỆM:

Nền tảng của lễ Đức Maria, Mẹ Giáo hội là việc Chúa Giêsu đã trao Giáo hội cho Đức Maria và Đức Maria cho Giáo hội, qua đại diện là Thánh Gioan trong những câu nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Và “Đây là mẹ của anh.”

Trao Giáo hội cho Mẹ muốn nói lên ý định của Thiên Chúa đã chọn Mẹ ngay từ đầu trong chương trình cứu độ của Ngài và Mẹ đã thực hiện trọn vẹn ý định đó qua việc nói tiếng Xin vâng.

Tiếng xin vâng không chỉ trong ngày truyền tin, mà trong từng giây phút cuộc đời của Mẹ, đặc biệt là lúc đứng dưới chân thập giá.

Việc trao Đức Mẹ cho Giáo hội muốn khẳng định cho mọi Kitô hữu về sức chuyển cầu của Mẹ. Chắc chắn rằng những ai yêu mến Mẹ thì sẽ được Thiên Chúa yêu thương và ban thưởng hạnh phúc như đã từng làm cho Mẹ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết bắt chước Mẹ nói tiếng xin vâng bằng cách luôn lắng nghe và thực hành ý Chúa trong cuộc đời.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Mt 5, 13-16

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.     

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu muốn các môn đệ trở thành ánh sáng thế gian, cụ thể là làm những việc lành để qua đó mọi người nhận ra và ngợi khen Thiên Chúa.

Ánh sáng không tỏ hiện cho mình, nhưng anh sáng để giúp ích cho đời và cho người. Những việc tốt của Kitô hữu cũng không nhằm làm tỏ rạng bản thân, nhưng để làm vinh danh Chúa.

Ánh sáng của Kitô hữu được lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội, được mạnh hơn ngày lãnh nhận Bí tích Thêm Sức; và ánh sáng đó được rõ ràng quan những việc tốt hằng ngày mà họ thực hiện.

Vì thế, Kitô hữu không được ngần ngại trong việc tốt. Đừng phân vân, sợ sệt nhất là trong những cái nhìn trái chiều của người đời hay các ý thức hệ; trong mọi sự việc tốt cứ làm, vì nó là ánh đèn phản chiếu hào quang của Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con nhớ mình là ngọn đèn để luôn tỏa rạng ánh sáng đức tin bằng những việc làm cụ thể của mình.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Mt 5, 17-19

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời”. 

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu nói rõ: “Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn.”

Chúa Giêsu kiện toàn lề luật bằng cách đặt vào trong đó giá trị tuyệt đối là tình yêu. Làm mọi việc mà không có tình yêu thì cũng như chẳng làm gì, vì những việc không có tình yêu chẳng mang lại kết quả gì, thậm chí còn thêm gánh nặng cho mọi người, kể cả người làm.

Nổ lực của Kitô hữu là sống tình yêu trong mọi sự chứ không chỉ trong lề luật. Giữ luật mà không có tình yêu thì luật đó rất độc ác. Ngược lại, với tình yêu thì không còn gì là luật lệ mà chỉ là biểu hiện của yêu thương.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cố gắng trau giồi tình yêu trong đời Kitô hữu bằng việc đọc lời Chúa để biết Chúa nhiều hơn, bắt chước Chúa để yêu thương nhiều hơn, và loan báo Chúa để nhiều nhân loại sống với nhau bằng tình yêu nhiều hơn.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Mt 5, 20-26

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.

“Các con đã nghe dạy người xưa rằng: ‘Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án’. Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là “ngốc”, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là “khùng”, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!” 

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu muốn các môn đệ của mình phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái. Vì nếu chỉ công chính như họ thì chẳng được vào Nước Trời.

Công chính như các luật sĩ và biệt phái là giữ luật trên mặt chữ một cách khắt khe. “Công chính hơn” là đặt vào đó một cái nhìn linh thánh và yêu thương.

Ví dụ việc giết người thì rõ ràng theo lề luật, làm cho một người chết là mắc tội. Còn “công chính hơn” thì không cần làm cho người ta chết, mà chỉ cần xúc phạm đến họ bằng những lời nói tổn thương, gây đau buồn, xúc phạm thì cũng đã là vi phạm lề luật.

Xem ra luật mới còn khắt khe hơn, nhưng luật đó chứa đựng tình yêu thương tròn đầy, và con người được tôn trọng trọn vẹn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì đã yêu con không phải vì con làm những gì theo luật dạy, mà yêu con vì con là chính con. Xin cho con cũng biết sống trọn vẹn với những gì mà Chúa đã trao ban.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Mt 5, 27-32

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe dạy người xưa rằng: ‘Chớ ngoại tình’. Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi. Nếu mắt bên phải con làm con vấp phạm, thì hãy móc quăng khỏi con đi: thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con làm con vấp phạm, thì hãy chặt mà quăng đi, vì thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

“Có lời dạy rằng: ‘Ai bỏ vợ mình, hãy trao cho vợ một giấy ly dị’. Phần Thầy, Thầy bảo các con: bất cứ ai bỏ vợ mình-ngoại trừ vì lý do gian dâm-là làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ bị bỏ, cũng phạm tội ngoại tình nữa”.    

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu dạy các môn đệ mình đừng phạm tội bằng cách tránh dịp tội. Dịp tội là những vật,  nơi chốn, hoàn cảnh, con người dễ đưa ta đến phạm tội. Ở đây, Chúa Giêsu dạy ta biết làm chủ trọn vẹn con người của mình.

Như Chúa Giêsu luôn ý thức mình được sai đến thế gian này là để làm theo thánh ý Chúa Cha. Vì vậy dù có bị cám dỗ đến mức tận cùng, Ngài cũng nghĩ đến sứ mạng của mình.

Là môn đệ Chúa Giêsu, chắc chắn Kitô hữu cũng bị cám dỗ về nhiều phương diện khác nhau, nhưng trong mọi sự, nếu họ còn nghĩ đến mục đích cuộc đời mình là gì thì họ mới có thể vượt qua, nếu không họ sẽ để con người của mình chạy theo những hấp dẫn khác.

Do đó, phạm tội hay không phạm tội là do con người có đủ xác quyết về những gì mình đã tin hay không; vì chính do đức tin sẽ thôi thúc lòng mến để con người luôn thỏa mãn về những gì mình đã tin.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con yếu đuối mỏng giòn vì đức tin còn non yếu. Xin Chúa gia tăng đức tin cho con để con yêu mến Chúa nhiều hơn, từ đó không gì có thể tách con ra khỏi tình yêu của Chúa.

THỨ BẢY –  11/06/2022: Thánh Barnaba, tông đồ

LỜI CHÚA: Mt 10,6-13

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ : “Anh em hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. Dọc đường hãy rao giảng rằng : Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.  Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

“Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.”

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu muốn các môn đệ rời khỏi môi trường thân quen để đến với “các con chiên lạc”, điều đó đòi hỏi sự mạnh dạn, ra khỏi bản thân mình.

Nhiều khi tôi cũng nói là loan báo Tin mừng, nhưng tôi chỉ đến với những người thân quen, những  người mang lại cảm giác an toàn, dễ chịu cho tôi chứ chưa dám đến với “các con chiên lạc”, nghĩa là những người đã rời xa Giáo hội, thậm chí là chống đối Giáo hội, vì tôi chỉ muốn an toàn.

Chúa Giêsu muốn các môn đệ đừng tìm danh lợi cho bản thân, để tận tâm lo cho người khác, vì nếu cứ tìm lợi ích bản thân mình thì không bao giờ người môn đệ toàn tâm để loan báo Tin mừng.

Chúa Giêsu muốn các môn đệ hãy quý trọng và cộng tác với những người hết mình với sứ mạng. Cùng với họ để làm cho Danh Cha cả sáng.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con luôn nhớ sứ mạng loan báo Tin Mừng để dùng hết sức, hết khả năng mà làm cho nhiều người  được biết Chúa.