Thursday, May 16, 2024
spot_img
Home Blog Page 43

[Tài liệu] Tin mừng theo Thánh Máccô

0

Đây là những bài học Tin mừng theo Thánh Máccô do Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên biên soạn.
Quý vị có thể tải các tập tin PowerPoint bài học dưới đây:

[Phim] Tin mừng theo Thánh Mátthêu | Ch.21-28

Những đoạn phim này được trích nguồn từ kênh Nhóm phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ.

Chương 21

Chương 22

Chương 23

Chương 24

Chương 25

Chương 26

Chương 27

Chương 28

[Phim] Tin mừng theo Thánh Matthêu | Ch.11-20

Những đoạn phim này được trích nguồn từ kênh Nhóm phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ.

Chương 11

Chương 12

Chương 13

Chương 14

Chương 15

Chương 16

Chương 17

Chương 18

Chương 19

Chương 20

[Phim] Tin mừng theo Thánh Matthêu | Ch.1-10

Qua từng chương Tin mừng theo Thánh Mátthêu, tác giả muốn chứng minh Chúa Giêsu là Đấng Mêsia mà Kinh Thánh tiên báo. Người đến để để làm trọn lời các ngôn sứ.

Những đoạn phim này được trích nguồn từ kênh Nhóm phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ.

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Chương 4

Chương 5

Chương 6

Chương 7

Chương 8

Chương 9

Chương 10

[Phim] Công vụ Tông đồ | Ch.21-28

Chương 21

Chương 21: Hành trình truyền giáo thứ ba – Phần 2

Chương này chia làm 2 phần

1. Phaolô đến Giêrusalem (21,1-16): Rời Milêtô, Phaolô và các anh em xuống tàu đi đến đảo Cô, sau đó đến đảo Rôđô và Patara. Sau khi ghé Patara, đoàn lại tiếp tục xuống tàu đi Phênixi, rồi đến Xyria. Vì phải đổ hàng tại cảng, nên tàu cập bến Tia (Tirô). Tại đây, Phaolô và các bạn đồng hành gặp các tín hữu. Họ khuyên ông đừng lên Giêrusalem vì người Do Thái đang tìm cách bắt ông. Tuy nhiên, ông rất quyết tâm lên Giêrusalem. Thế là các tín hữu chia tay Phaolô và tiễn ông lên đường. Rời Tia, Phaolô đến Ptôlêmai, sau đó ông đến Xêdarê và lưu lại tại nhà phó tế Philípphê ít ngày. Nghe lời tiên tri của Agabô, các tín hữu khuyên Phaolô đừng lên Giêrusalem, giống như các tín hữu tại Tia. Không khuyên được ông, các tín hữu đành tiễn ông lên đường đi Giêrusalem. 

Phaolô tại Giêrusalem – Phần 1

Phaolô đến Giêrusalem và bị bắt (21,17-40): Tại Giêrusalem, Phaolô đã gặp gỡ Giacôbê, vị lãnh đạo Giáo hội tại Giêrusalem và các tín hữu. Ông tường thuật lại những gì đoàn truyền giáo đã làm và những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện trong chuyến đi. Các kỳ mục cho ông biết những rắc rối có thể ông sẽ gặp phải vì vấn đề liên quan đến Lề luật. Họ đưa ra giải pháp thực hiện nghi thức thanh tẩy và Phaolô đã thi hành đúng như lời khuyên của các kỳ mục. Tuy nhiên, việc làm của Phaolô vẫn không xoa dịu được những người Do Thái quá khích, và thế là ông đã bị bắt. Vì sợ dân chúng náo động trong dịp lễ Ngũ Tuần, chính quyền Rôma đã can thiệp.  

Chương 22

Chương 22: Phaolô tại Giêrusalem – Phần 1 tiếp theo

Phaolô nói với người Do thái (22,1-30): Vì nói được tiếng Hy Lạp, Phaolô chiếm được cảm tình của viên chỉ huy và ông ta cho phép Phaolô ngỏ lời với dân chúng. Phaolô đã ngỏ lời với họ bằng một bài biện hộ khá dài. Từ việc trình bày lý lịch của một người Biệt phái nhiệt thành đi bắt các Kitô hữu, ông kể về biến cố tại Đamát, nơi Chúa Giêsu đã hiện ra với ông. Tiếp theo, ông kể về thị kiến ông đã thấy trong Đền thờ đang khi cầu nguyện; Chúa đã hiện ra với ông. Tuy nhiên, dân chúng chẳng những không nghe, mà họ hò hét và la to tiếng phản đối. Khi quân lính chuẩn bị đánh đòn, Phaolô đã nại đến quyền công dân Rôma. Thế là ông thoát nạn và tiếp tục bị giam để chờ ngày ra trước Thượng Hội đồng.

Chương 23

Chương 23: Phaolô tại Giêrusalem – Phần 2

Chương này gồm 3 phần: 

1. Phaolô trước Thượng Hội đồng (23,1-11): Mở đầu phiên xử là những lời tranh luận giữa Phaolô và thầy Thượng tế. Sau đó, Phaolô biện hộ cho mình trước toàn thể Thượng Hội đồng. Ông đã lấy cớ rao giảng về kẻ chết sống lại nên ông bị điệu đến đây. Vì thế, những người Pharisêu đã bênh vực ông. Thế là những người Pharisêu và Xađốc tranh luận với nhau. Càng lúc tình hình càng trở nên căng thẳng, nên viên chỉ huy cho quân lính đưa Phaolô về đồn. Đêm ấy, Chúa đã hiện ra với ông qua thị kiến và khích lệ ông vững lòng làm chứng cho Người. 

2. Người Do Thái âm mưu giết hại Phaolô (23,12-22): Ngày kế tiếp, 40 người Do Thái từ Asia thề lập mưu giết Phaolô. Họ phối hợp với Thượng Hội đồng bằng cách nhờ Thượng Hội đồng cho gọi Phaolô sang để điều tra cho cặn kẽ. Trên đường áp giải Phaolô đi, họ sẽ phục kích và giết Phaolô. Nhờ đứa cháu trai con người chị ông Phaolô nghe được, cậu bé đã đến gặp Phaolô. Phaolô nhờ viên cai ngục dẫn cậu ta đến gặp vị chỉ huy. Sau khi biết được âm mưu của người Do Thái, vị chỉ lên kế hoạch giải Phaolô đến tổng trấn Phêlích đang ở Xêdarê. 

Phaolô tại Xêdarê

3. Phaolô bị giải đến Xêdarê (23,23-35): Viên chỉ huy đã tập hợp một đội quân hùng hậu để áp giải Phaolô an toàn đến tổng trấn Phêlích. Đoạn đường áp giải được chia làm hai chặng. Chặng 1: từ Giêrusalem đến Antipátri. Đây là đoạn đường nguy hiểm và dễ bị người Do Thái phục kích, nên cần nhiều quân hộ tống áp giải. Chặng 2: từ Antipátri đến Xêdarê, đoạn đường này bằng phẳng và an toàn hơn. Vì thế, viên chỉ huy và quá một nửa đoàn quân trở về Giêrusalem. Đến Xêdarê, đoàn hộ tống giao Phaolô và bức thư của vị chỉ huy cho tổng trấn. Phaolô và đoàn hộ tống đến nơi bình an. Tổng trấn Phêlích tiếp Phaolô cách hững hờ và cho giam ông vào dinh Hêrôđê chờ ngày xét xử.

Chương 24

Chương 24: Phaolô tại Xêdarê – Phần 1

Phaolô và tổng trấn Phêlích (24,1-27): 5 ngày sau khi đến Xêdarê, tổng trấn Phêlích đem vụ án ra xét xử. Bên nguyên cáo gồm thượng tế Khannania, các kỳ mục và luật sư Téctulô; bên bị cáo chỉ có một mình Phaolô. Luật sư Téctulô tố cáo Phaolô 3 tội: (1) thứ ôn dịch và chuyên gây bạo loạn; (2) đầu xỏ phái Nadarét; (3) xúc phạm Đền thờ; ông tố cáo luôn vị chỉ huy Rôma ngăn cản họ xét xử Phaolô theo Lề Luật. Ở phần bị cáo biện hộ, Phaolô đã vạch trần sự cáo gian, ông nói thẳng vào vấn đề rao giảng về Đức Giêsu, Đấng đã chết và sống lại. Sau đó, Phaolô đã bênh vị chỉ huy. Kết cục, tổng trấn đã cho ngưng phiên tòa chờ ngày tiếp tục xét xử.

Ít ngày sau cuộc xét xử, tổng trấn muốn nghe Phaolô nói về Đức Giêsu. Khi Phaolô nói về đức công chính, sự tiết độ và cuộc phán xét mai sau, Phêlích đã khiếp sợ. Sau đó, Phaolô tiếp tục bị giam. Trong thời gian đó, Phêlích cũng mất chức tổng trấn.

Chương 25

Chương 25: Phaolô tại Xêdarê – Phần 2

Chương này gồm 2 phần:

1. Phaolô và tổng trấn Phéttô (25,1-12): Sau khi nhậm chức được ba ngày, tổng trấn Phéttô từ Xêdarê xuống Giêrusalem. Tại đây, ông gặp giới lãnh đạo Do thái và họ yêu cầu vị tổng trấn ban cho họ ân huệ là mang Phaolô về Giêrusalem để xét xử. Thật ra, họ lại muốn mai phục dọc đường để giết Phaolô. Tuy nhiên, nhờ sự khôn ngoan của tổng trấn Phéttô, Phaolô lại thoát khỏi âm mưu của người Do thái. Tám ngày sau, phiên tòa diễn ra ở Xêdarê. Người Do Thái lại tố cáo Phaolô, và Phaolô mạnh dạn bác bỏ những lời tố cáo của họ. Khi vị tổng trấn hỏi Phaolô rằng: ngài có muốn được xét xử ở Giêrusalem không? Phaolô muốn kháng cáo lên hoàng đế Rôma và tổng trấn Phéttô đã chấp nhận. 

2. Phaolô trình diện vua Acríppa (25,13-27): Trong thời gian ấy, vua Acríppa và bà Bécnikê cũng đến Xêdarê. Tổng trấn mới đem chuyện ông Phaolô thuật lại cho họ nghe từ đầu đến cuối. Nghe những lời ấy xong, vua Acríppa muốn gặp Phaolô. Thế là Phaolô lại có dịp rao giảng về Đức Giêsu Kitô cho họ.

Chương 26

Chương 26: Phaolô tại Xêdarê – Phần 3

Diễn từ của Phaolô trước vua Acríppa và Phéttô (26,1-32): 

Phaolô khởi đầu bài diễn từ đúng với nghệ thuật hùng biện qua cách nói lịch sự, với hy vọng vua Acríppa can thiệp vụ án của ông. Sau lời chào hỏi lịch sự, Phaolô nói về lý lịch của mình, kể lại biến cố Đamát và giải thích tại sao ông trở thành chứng nhân lãnh nhận sứ mệnh rao giảng Tin mừng của Đức Kitô. Nội dung giáo lý ông trình bày cũng giống như những lần ông đã nói ở nhiều nơi trước đó. 

Tổng trấn Phéttô cảm thấy thất vọng vì Phaolô cứ mải mê trình bày về Đức Giêsu Kitô mà chẳng quan tâm đến chuyện biện hộ cho mình. Vì thế ông bực mình và nói với Phaolô: “Ông điên thật rồi!” Ngược lại, những điều Phaolô giảng lại có vẻ tác động đến vua Acríppa. Sau đó, mọi người trong buổi họp đều khẳng định Phaolô vô tội. Tuy nhiên, vì đã kháng cáo lên hoàng đế, nên ông sẽ bị giải về Rôma để chờ ngày xét xử.

Chương 27

Chương 27: Hành trình đến Giêrusalem – Phần 1

Từ Giêrusalem đến đảo Manta: Gặp bão tố (27,1-44): Đoàn người lên tàu có tất cả 276 người, họ gồm nhiều thành phần khác nhau mà Luca không kể ra cụ thể. Những nhóm người chúng ta có thể kể ra đây là Phaolô và các anh em, trưởng cơ đội Giuliô và các binh lính, một số tù nhân khác và những người khác nữa. Tàu khởi hành từ Giêrusalem đến Xiđon, từ Xiđon đến Myra miền Lykia, từ Alexanria đến Bến Lành gần thành Laxaia. 

Gần đến ngày lễ Xá tội, Phaolô khuyên viên đội trưởng đừng ra khơi. Ông còn tiên báo có điềm chẳng lành. Nhưng viên đội trưởng không nghe theo lời khuyên của Phaolô, mà tin lời tài công và chủ tàu. Thế là họ quyết định ra khơi. Tàu khởi hành thuận lợi, nhưng chẳng được bao lâu, bão bắt đầu xuất hiện. Thế là con tàu cứ trôi dạt theo gió. Thủy thủ vứt đồ đạc và các trang bị xuống biển cho tàu nhẹ bớt. Họ sợ hãi và nhiều ngày chẳng ăn uống gì. Bấy giờ, Phaolô lên tiếng: sau vài lời trách cứ, ông mời gọi họ tin vào ông vì Thiên Chúa đã cho ông thấy thị kiến: ra trước tòa án Xêda. Sau 14 ngày không ăn uống, Phaolô đã cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Đây là cử chỉ chứng tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa mọi người. Thế là mọi người bắt đầu ăn uống trở lại. 

Sau 14 đêm vất vả, họ tiến vào đảo Manta. Khi đang tiến vào đảo, tàu bắc kẹt trên dải cát ngầm, phần đuôi tàu bị sóng đánh vỡ tan. Các binh lính định giết các tù nhân vì sợ họ nhảy xuống biển bơi vào bờ trốn thoát. Biết vậy, viên đội trưởng đã can ngăn và ra lệnh cho mọi người bơi vào bờ; ai không biết bơi thì bám vào các mảnh vỡ của tàu. Dù tàu bị vỡ, nhưng mọi người vẫn giữ được mạng sống.

Chương 28

Chương 28: Hành trình đến Giêrusalem – Phần 2

Từ đảo Manta đến Rôma (28,1-31): Bơi vào bờ, mọi người được dân địa phương đối xử rất nhân đạo. Người ta đốt đống lửa cho họ sưởi vì trời mưa và lạnh. Chẳng những dân trên đảo, mà cả quan lớn nhất đảo tên là Púpliô cũng vui vẻ đón tiếp những người kém may mắn này. Sau phép lạ chữa cho thân sinh của quan Púpliô, Phaolô và mọi người được đối xử trọng hậu. Họ đã lưu lại đây suốt cả mùa đông.

Hết mùa đông, đoàn áp giải Phaolô lại lên đường đi Rôma. Từ Manta đến Xyracuxa, rồi đến cảng Putêôli trong vịnh Napôli, từ cảng Putêôli đến Rôma. Đến nơi, các tín hữu tại Rôma đã ra đón Phaolô và các anh em. Ông không bị giam giữ trong tù, nhưng được hưởng chế độ nhà riêng; vẫn bị xiềng xích, nhưng được gặp gỡ những người thân quen. 

Hai năm tại Rôma, Phaolô đã gặp gỡ những người Do Thái hai lần. Ông tranh luận với họ về những điểm giáo lý mà ông đã trình bày về Đức Giêsu Kitô. Một số đã tin lời ông, một số lại không tin. Công việc chủ yếu của ông vẫn là rao giảng và giảng dạy. Rao giảng cho những người chưa biết Đức Kitô, và giảng dạy để củng cố đức tin cho các tín hữu. Dù lâm cảnh tù tội, nhưng Tin mừng của Đức Kitô vẫn được rao giảng cho đến tận cùng trái đất.

[Phim] Công vụ Tông đồ | Ch.11-20

Chương 11

Chương 11: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – (Phần 2)

Chương này gồm 2 phần:

1. Phêrô biện minh tại Giêrusalem (11,1-18)
Một số tín hữu gốc Do thái tại Giêrusalem đã chỉ trích Phêrô vì: “Ông đã vào nhà những kẻ không cắt bì và cùng ăn uống với họ” (11,3). Hơn thế nữa, Phêrô còn rửa tội cho họ. Não trạng của các tín hữu gốc Do thái chưa thoát khỏi các tập tục của Do thái giáo. Vì thế, Phêrô phải biện minh cho việc làm của mình. Ông kể lại sự việc đã xảy ra và quả quyết rằng: tất cả những gì ông làm là làm theo sự thúc đẩy của Thánh Thần. 

2. Hội thánh tại Antiôkia (11,19-30): Vì biến cố Stêphanô chịu tử đạo, các tín hữu đã chạy đến Antiôkia, và Hội thánh tại đây đã được thành lập. Khi hay tin tốt lành ấy, Giáo hội mẹ tại Giêrusalem đã cử Barnaba đến xem xét tình hình. Barnaba đi Tạcxô tìm Phaolô và đưa ông đến Antiôkia. Hai ông đã ở lại đây để chăm sóc giáo đoàn và gây quỹ giúp đỡ Giáo hội tại Giêrusalem.

Chương 12

Chương 12: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – (Phần 3)

Chương này gồm 2 phần: 

1. Phêrô được giải cứu cách lạ lùng (12,1-19): Giáo hội tại Giêrusalem bước vào thời kỳ bị bách hại. Sau khi chém đầu Giacôbê, vua Hêrôđê cho bắt cả Phêrô trong khi Hội thánh không ngừng cầu nguyện cho ông. Đêm trước ngày bị đem ra hành quyết, Chúa đã cho thiên thần đến giải thoát ông. 

2. Cái chết của Hêrôđê, Barnaba và Saolô trở lại Antiôkia (12,20-25): Số phận của vua Hêrôđê đã được Thiên Chúa định đọat vì tất cả những khổ đau ông đã gây ra cho các tín hữu Chúa. Nhà vua đã bị thiên sứ Thiên Chúa đánh phạt. Ông bị giòi bọ rúc rỉa cho đến chết. Riêng Saolô và Barnaba, sau khi hoàn thành nhiệm vụ mang tiền quyên góp hỗ trợ cho giáo đoàn mẹ Giêrusalem, hai ông trở lại Antiôkhia. Từ đây, Antiôkhia trở thành điểm khởi hành cho các chuyến truyền giáo của Saolô tại Tiểu Á và Hy lạp. 

Chương 13

Chương 13: Hành trình truyền giáo thứ nhất – (Phần 1)

Chương này gồm 2 phần: 

1. Phaolô tại đảo Sýp: Phù thủy Êlyma (13,1-12): Saolô, Barnaba và Márcô khởi hành chuyến truyền giáo thứ nhất từ Antiôkia, miền Syria. Cộng đoàn tại đây đã ăn chay, cầu nguyện và đặt tay trên các ông, rồi tiễn họ đi. Điểm đầu tiên các ông đến là Xalamin, sau đó đi đường bộ đến Paphô. Tại đây, Saolô đã đổi tên thành Phaolô; tên của một công dân Rôma thực thụ. Cũng tại nơi này, khi Phaolô đang giảng giáo lý cho tổng đốc Xécgiô Phaolô, thầy phù thủy Êlyma đã cố tình ngăn cản. Ông ta bị trừng phạt, và hình phạt là phải bị mù cả hai mắt. 

2. Phaolô tại Antiôkia miền Pixiđia (13,13-51): Từ Paphô thuộc đảo Sýp, các ông vượt biển đến Pécghê miền Pamphylia. Tại đây, Marcô đã bỏ về Giêrusalem; còn hai ông tiếp tục đi đến Antiôkia, miền Pamphylia. Tại đây, trong các ngày Sabát, hai ông đã vào hội đường Do Thái mà giảng dạy cho họ. Kết quả là có nhiều người Do Thái và dân ngoại đã tin theo. 

Chương 14

Chương 14: Hành trình truyền giáo thứ nhất – (Phần 2)

Chương này gồm 2 phần: 

1. Phaolô tại Icôniô (14,1-7): Tương tự như tại Antiôkia miền Pixidia, tại Icôniô, Phaolô và Barnaba vào các hội đường của người Do Thái mà giảng dạy về Đức Kitô và thực hiện những dấu lạ kèm theo để củng cố lời giảng dạy.

2. Phaolô tại Lýtra và Đécbê: Chữa người bại chân (14,8-28): Rời Icôniô, Phaolô và Barnaba đi đến vùng Lycaonia. Trong vùng này, hai ông rao giảng tại Lýtra, Đécbê và một ít nơi khác. Sách Công vụ Tông đồ chỉ thuật lại một sự kiện xảy ra tại Lýtra; đó là việc Phaolô chữa lành cho một người bị bại chân. Dân chúng khi chứng kiến phép lạ đã gọi Barnaba là thần Dớt và Phaolô là thần Hécme. Họ đem bò và vòng hoa đến để tế hai ông, và cả hai phải rất vất vả mới ngăn cản được họ.

Chương 15

Chương 15: Công đồng Giêrusalem

Mục tiêu của Công đồng Giêrusalem là giải quyết vấn đề: Những người ngoại trở lại đạo có phải chịu cắt bì và giữ Luật Môsê không?

Một số tín hữu gốc Do thái đến giáo đoàn Antiôkhia và nói với các tín hữu gốc dân ngoại rằng để được cứu độ, chỉ tin vào Chúa Giêsu chưa đủ, họ phải chịu cắt bì và giữ Luật Môsê. Để giải quyết vấn đề này, cộng đoàn đã chử Phaolô, Barnaba và một số người khác nữa đi Giêrusalem. 

Sau khi họp bàn cùng các Tông đồ, Công đồng đưa ra giải pháp dung hòa làm hài lòng cả các tín hữu Do Thái lẫn dân ngoại. Công đồng quyết định: Không được gây phiền hà cho các tín hữu gốc dân ngoại, nghĩa là không nên đòi buộc họ phải cắt bì và giữ Luật Môsê. Ngược lại, họ được khuyên giữ ít tập tục như kiêng thức ăn ố uế, tránh gian dâm, kiêng ăn tiết hay loài vật không cắt tiết. 

Phaolô và Barnaba chia tay: Đoạn cuối chương 15 là khởi đầu của chuyến truyền giáo thứ hai. Đang khi chuẩn bị cho chuyến đi, Phaolô và Barnaba đã xảy ra tranh cái vì vấn đề đưa Marcô đi theo. Phaolô không muốn cho Marcô đi theo, vì ông đã bỏ về trong chuyến thứ nhất. Thế là Phaolô và Barnaba chia tay.

Chương 16

Chương 16: Hành trình truyền giáo thứ hai – Phần 1

Chương này được chia làm ba phần:

1. Chọn Timôthê (16,1-5): Để chuẩn bị nhân sự cho chuyến truyền giáo thứ hai, ngoài Xila, Phaolô còn chọn thêm Timôthê. Ông không phải là người gốc Do Thái thuần túy, mà cha ông là người Hy Lạp, mẹ là người Do Thái. Phaolô cắt bì cho Timôthê, mục đích để ông có thể giảng dạy về Chúa Kitô trong các hội đường Do Thái dễ dàng hơn.

2. Đi qua miền Tiểu Á, Thị kiến người Makêđônia (16,6-10): Phaolô, Xila và Timôthê đi qua vùng Tiểu Á, nhưng các ông không rao giảng Tin mừng tại vùng này. Trong một thị kiến, Phaolô thấy có một người miền Makêđônia van xin ông sang miền ấy để giúp họ. Đây là một vùng rộng lớn nằm ở phía bắc Hy Lạp, cửa ngõ tiến vào châu Âu. Vâng lệnh Thiên Chúa, họ đã lên đường.

3. Tại Philípphê, Phaolô và Xila bị bắt giam và được giải thoát lạ lùng (16,11-40): Phaolô và các bạn đồng hành xuống thuyền đi về hướng Tây Bắc đến đảo Xamốtrakê, và ngày hôm sau họ đến Nêapôli rồi từ đây, họ đến Philípphê, một thị trấn quan trọng trong miền Makêđônia. Tại đây, các ông đã làm quen và rao giảng cho các phụ nữ. Đây là những người đầu tiên tại Philípphê nghe giảng và theo đạo, một trong số đó là bà Lydia.

Vì Phaolô trừ quỷ cho một đầy tớ gái và việc quỷ xuất khỏi cô khiến cô không nghe lời chủ nhân nữa. Vì thế, nhiều người quay sang chống Phaolô và nhóm truyền giáo. Sau đó, Phaolô và Xila đã bị bắt giam. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã giải thoát hai ông và cả nhà viên cai ngục đã được rửa tội. 

Chương 17

Chương 17: Hành trình truyền giáo thứ hai – Phần 2

Chương này gồm 2 phần:

1. Tại Thêxalônica và Bêroia (17,1-15): 

Rời Philipphê, Phaolô và các bạn đồng hành đến Thêxalônica, thủ phủ của tỉnh Makêđônia, thuộc đế quốc Rôma. Phaolô đã rao giảng Tin mừng cho người Do Thái tại đây và nhiều người đã tin và chịu phép rửa. Thế là cộng đoàn Thêxalônica được hình thành. Tuy nhiên, một số người Do Thái vì ghen tức nên chống đối các Kitô hữu, cụ thể là ông Giaxon, người đón tiếp nhóm truyền giáo. 

Rời Thêxalônica, Phaolô và nhóm đồng hành đến Bêroia, một thành phố quan trọng thứ ba trong tỉnh Makêđônia. Phaolô và các anh em đã vào hội đường mà rao giảng Tin mừng. Rất nhiều người đã tin theo, kể cả những người Hy lạp và các phụ nữ thượng lưu. Tuy nhiên, nhóm người Do Thái ở Thêxalônia đã kéo xuống Bêroia  để chống đối Phaolô. Vì thế, ông đã để Xila và Timôthê ở lại Bêroa, để có thể lui tới chăm sóc các Kitô hữu tại Philípphê và Thêxalônica, còn ông lên đường đến Athen.

2. Bài giảng về thần vô danh tại Athen (17,16-34): Athen là thành phố nổi tiếng của Hy Lạp, là trung tâm văn hóa, trí thức, tôn giáo đa thần. Rảo quanh thành phố, Phaolô đã nổi giận vì ở đây có quá nhiều thần. Vì thích nghe tư tưởng mới lạ, trí thức nơi đây đã mời Phêrô đến giảng Tin mừng. Từ bàn thờ kính thần vô danh, Phaolô chỉ cho họ Đức Giêsu Kitô là ai. Khi ông giảng đến đoạn kẻ chết sống lại, họ đã bỏ đi hết. Bài giảng lần này được coi là không thành công cho lắm.

Chương 18

Chương 18: Hành trình truyền giáo thứ hai – Phần 3

Chương này gồm 3 phần:

1. Tại Côrintô (18,1-17): Rời Athen, Phaolô đến Côrintô, thủ phủ của tỉnh Akhaia, ở đây ông chờ Timôthê và Xila từ Thêxalônica đến. Phaolô gặp gia đình ông Aquila và bà Prítkila và ở lại đây làm nghề dệt lều với họ. Dù bận rộn, nhưng Phaolô vẫn rao giảng Tin mừng vào những ngày sabát trong hội đường của người Do Thái. Khi Xila và Timôthê đến, Phaolô chuyên tâm vào việc rao giảng Tin mừng. Dù có nhiều người tin theo và trở lại, Phaolô và các bạn đồng hành vẫn gặp chống đối từ những người Do Thái. Họ mang Phaolô đến thống đốc Rôma và tố cáo ông với tội danh: “Xúi giục người ta tôn thờ Thiên Chúa trái với Lề Luật” (18,13).

2. Trở lại Antiôkhia và chuẩn bị cho hành trình thứ ba (18,18-23): Phaolô từ giã anh em ở Côrintô để đến Êphêxô; cùng đi với ông có vợ chồng của Aquila. Trước khi rời khỏi đây, ông đã xuống tóc vì có lời khấn. Phaolô để vợ chồng Aquila ở lại đây. Còn ông chỉ lưu lại thời gian ngắn để thảo luận với những người Do Thái. Sau đó, ông rời Êphêxô để đi Giêrusalem để báo cáo cho các vị lãnh đạo của Hội thánh. Xong việc, ông trở lại Antiôkia và chuẩn bị cho chuyến truyền giáo thứ ba. 

3. Hoạt động của Apôlô tại Êphêxô (18,24-28): Apôlô là người Do Thái, sống ở Alexandria, một người có tài hùng biện. Ông biết đạo Chúa qua các đồ đệ của Gioan Tẩy Giả. Nhờ ông bà Aquila và Pritkila, ông hiểu biết đầy đủ và chắc chắn hơn về đạo. Sau khi Phaolô rời Côrintô, cộng đoàn ở đây không có người phụ trách. Vì thế, Apôlô đã đến Côrintô để giúp đỡ họ.

Chương 19

Chương 19: Hành trình truyền giáo thứ ba – Phần 1

Chương này gồm 4 phần:  

1. Các môn đệ của Gioan Tẩy Giả (19,1-7): Phaolô khởi hành chuyến truyền giáo thứ ba từ Antiôkia miền Xyria. Khi tới Êphêxô, ông gặp các môn đệ của Gioan Tẩy Giả, và ông đã có cuộc đối thoại với họ. Qua nội dụng trao đổi, họ chưa hề chịp phép rửa nhân danh Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần. Biết vậy, Phaolô đã rửa tội và đặt tay ban Thánh Thần cho họ. 

2. Thành lập giáo đoàn Êphêxô (19,8-10): Đoạn này tóm lược hoạt động của Phaolô tại Êphêxô. Trong vòng ba tháng, ông đến hội đường để rao giảng, thảo luận và thuyết phục người Do Thái tin vào Đức Kitô. Tuy nhiên, nhiều người Do Thái chẳng những không tin điều ông rao giảng, họ còn nói xấu đạo. Đáp lại, ông Phaolô đã đoạn tuyệt với hội đường Do Thái và hướng về dân ngoại. 

3. Các thầy phù thủy tại Êphêxô (19,11-22): Đoạn này tóm lược các dấu lạ chữa bệnh và trừ quỷ củ Phaolô tại Êphêxô. Khi người ta thấy Phaolô làm các dấu lạ nhân danh Đức Giêsu Kitô, những người Do Thái hành nghề trừ quỷ cũng thử lấy “danh ấy” để làm. Quỷ đã lột mặt nạ những người này và nói sự thật về Chúa Giêsu và Phaolô. Dân chúng sợ hãi và tán dương danh Chúa Giêsu.

4. Thợ bạc Êphêxô gây rối (19,23-40): Ông Đêmếtriô làm nghề thợ bạc, chuyên làm tượng nữ thần Atêmi, nữ thần phì nhiêu. Vì lời giảng dạy của Phaolô “thần linh do tay người phàm làm ra”, doanh tu bán tượng thần của ông bị ảnh hưởng. Vì thế, ông kích động các đồng nghiệp và dân chúng nổi lên chống lại Phaolô. Họ đã bắt Gaiô và Tríttakhô, những người đồng hành của Phaolô. Cuối cùng, viên thư ký của thành phố phải đứng ra dàn xếp vụ này.

Chương 20

Chương 20: Hành trình truyền giáo thứ ba – Phần 2

Chương này gồm 2 phần: 

1. Phaolô tại Troa: Cứu người chết sống lại (20,1-12): Theo dự định ban đầu, Phaolô sẽ đáp tàu qua miền Makêđônia và miền Akhaia, sau đó về Giêrusalem. Tuy nhiên, sau khi thăm các anh em miền Makêđônia, ông tới Hy Lạp (Côrintô) và lưu lại đây ba tháng. Vì biết người Do Thái âm mưu hại ông, thay vì về Giêrusalem, đoàn truyền giáo đã chia làm hai để hành trình đến Troa. Tại đây, ngày Chúa nhật, các tín hữu họp nhau cử hành Nghi lễ Bẻ bánh, và trong nghi lễ này, bài giảng của Phaolô cứ kéo dài, nên một thanh niên tên là Êutykhô ngồi trên cửa sổ lầu ba đã ngủ gật và ngã xuống đất tắt thở. Phaolô đã cứu sống anh trước sự sửng sốt của các tín hữu. Sau đó, nghi lễ tiếp tục cho đến sáng và Phaolô từ biệt các tín hữu.

2. Phaolô tại Milêtô: Từ giã các kỳ mục Êphêxô (20,12-38): Từ Troa, đoàn truyền giáo tiếp tục chia làm hai và hẹn gặp nhau ở Átxô; đoàn thứ nhất đi tàu đến Átxô trước, đoàn thứ hai cùng với Phaolô đi đường bộ đến sau. Khi gặp nhau, họ xuống tàu đi tiếp, bỏ qua Êphêxô và cập bến ở Milêtô, cách Êphêxô khoảng 60 km. Tại đây, Phaolô cho mời các kỳ mục của Êphêxô xuống mà gặp gỡ họ. Cuộc gặp mặt thật cảm động. Sau đó, Phaolô từ biệt các anh em và đoàn truyền giáo lên tàu thẳng tiến Giêrusalem cho kịp lễ Ngũ Tuần.

[Phim] Công vụ Tông đồ | Ch.1-10

Chương 1

Chương 1: Những sự kiện trước Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Chương này được chia làm 3 phần: 

1. Lời tựa (1,1-5): Giống như quyển Tin mừng thứ ba, Luca mở đầu sách Tông Đồ Công Vụ bằng một lời tựa theo cách viết của các nhà văn Hy lạp thời bấy giờ. Ông đề tặng sách cho Thêôphilô, một nhân vật có địa vị trong xã hội đã được biết về Tin mừng. Trong lời tựa này, Luca tóm lược lại nội dung quyển Tin mừng mà ông gọi là “quyển thứ nhất” để sau đó ông trình bày tiếp tục nội dung của “quyển thứ hai”, sách Tông Đồ Công Vụ.

2. Chúa Giêsu thăng thiên (1,6-14): Đây là một sự kiện quan trọng, kết thúc sứ vụ của Chúa Giêsu tại trần gian và bước vào vinh quang với Chúa Cha. Vì khi Chúa Giêsu ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ đến với các môn đệ.  

3. Chọn Mátthia (1,15-26): Phêrô đề nghị chọn người thay thế Giuđa dựa theo hai tiêu chuẩn: người ấy đã từng ở với Chúa Giêsu và là chứng nhân sự phục sinh của Người. Hai người được đề cử là Giuse và Mátthia. Sau khi cầu nguyện và rút thăm, Mátthia đã trúng thăm. Ông được kể vào số 12 môn đệ của Đức Giêsu. 

Chương 2

Chương 2: Những hoạt động tại Giêrusalem – (Phần 1)

Chương này được chia làm 3 phần: 

1. Lễ Ngũ Tuần (2,1-13): Lễ Ngũ Tuần là một trong ba lễ lớn của người Do thái (lễ Lều, lễ Vượt Qua), được cử hành vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua. Đây là lễ tưởng niệm việc Thiên Chúa ban Lề Luật và thiết lập Giao Ứớc với dân Israel tại núi Xinai. Chính trong lễ này, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông Đồ. Vì vậy, lễ Hiện Xuống là lễ Ngũ Tuần mới.

2. Bài giảng của Phêrô (2,14-41): Phêrô là người rao giảng nhưng với tư cách là người đứng đầu và là đại diện cho các Tông Đồ. Nội dung rao giảng của ông trở thành bài giáo lý căn bản của giáo lý Kitô giáo: Đức Giêsu là Đấng Kitô. Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại. Ai tin vào Người và chịu phép rửa thì được cứu độ. Sau bài giảng đó, 3000 người đã trở lại. 

3. Cộng đoàn tín hữu đầu tiên (2,42-47): Đây là một trong những bảng tóm lược sinh hoạt của Hội thánh sơ khai được thuật lại trong sách Công vụ Tông đồ. Cộng đoàn tín hữu thể hiện một cộng đoàn lý tưởng sống theo Tin mừng. Đó là một cộng đoàn phụng vụ, bác ái và truyền giáo.

Chương 3

Chương 3: Những hoạt động tại Giêrusalem – (Phần 2)

Chương này được chia làm 2 phần

1. Phêrô chữa một người què (3,1-10): Anh què từ khi lọt lòng mẹ ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp của Đền Thờ đã được Phêrô chữa lành nhờ Danh Đức Giêsu Kitô. Phép lạ này không chỉ mang đến hiệu quả cho anh què mà còn làm nhiều người tin nhận Chúa.

2. Phêrô giảng cho dân chúng (3,11-26): Chứng kiến anh què được chữa lành, dân chúng rất đỗi kinh ngạc, tôn vinh Thiên Chúa và họ chạy đến với Phêrô và Gioan để xem tại hành lang Salômôn. Nhân cơ hội này, Phêrô giảng về Chúa Giêsu Kitô cho họ. Nội dung của bài giảng giống như bài giảng đầu tiên ngày lễ Ngũ Tuần. 

Chương 4

Chương 4: Những hoạt động tại Giêrusalem – (Phần 3)

Chương này được chia làm 2 phần:

1. Phêrô và Gioan trước Thượng Hội Đồng (4,1-22): Giới lãnh đạo Do Thái cho bắt Phêrô và Gioan vì hai lý do: hai ông đã giảng dạy về sự sống lại cho dân chúng và lôi kéo nhiều người. Nhờ Thánh Thần nói thay cho hai ông trước hội đồng xét xử, hai ông được đánh giá là khôn ngoan và mạnh dạn. Cuối cùng, họ đã thống nhất chỉ đe dọa và sau đó thả hai ông ra. 

2. Cộng đoàn các tín hữu (4,23-37): Công đoàn tín hữu dâng lời ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì Phêrô và Gioan đã được thả ra. Nhờ ơn Thiên Chúa và sự lãnh đạo của các Tông đồ, cộng đoàn Kitô hữu một lòng một ý, để mọi sự làm của chung, mạnh dạn làm chứng và số tín hữu mỗi ngày một thêm đông.

Chương 5

Chương 5: Những hoạt động tại Giêrusalem – (Phần 4)

Chương này được chia làm 2 phần:

1. Khanania và Xaphira gian lận (5,1-11): Khanania và vợ là Xaphira đã bán thửa đất và đem dâng cho các Tông đồ một phần, nhưng lại nói dối là dâng tất cả. Thời Giáo hội sơ khai, việc dâng cúng là tự nguyện, vợ chồng ông hoàn toàn không bị ép buộc. Khanania và vợ đã phạm tội lừa dối Thánh Thần và cộng đoàn. Cả hai đã bị Chúa phạt.

2. Truyền giáo và bị bách hại (5,12-42): Nhờ lời rao giảng về Đức Kitô và các phép lạ, các Tông đồ đã tạo được ảnh hưởng lớn trong dân chúng. Vì thế, họ đã bị giới lãnh đạo Do Thái bắt và bị tống giam. Khi bị đem ra xét xử, Thiên Chúa lại cho một người trong Thượng hội đồng tên là Gamaliên can thiệp. Các Tông đồ bị đánh đón và sau đó được thả ra. 

Chương 6

Chương 6: Nhóm bảy người – (Phần 1)

Chương này được chia làm 2 phần:

1. Lập Nhóm bảy người (6,1-7): Số người tin vào Chúa Giêsu ngày càng đông, thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp và nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì thế, trong cộng đoàn nảy sinh vài vấn đề. Cụ thể là sự tranh cãi giữa các tín hữu Do thái bản xứ và các tín hữu theo văn hóa Hy lạp trong việc phân phối lương thực hằng ngày. Đứng trước sự tranh chấp giữa nhóm tín hữu Do Thái bản xứ và Do thái Hy Lạp, các Tông đồ đưa ra cách giải quyết: chọn 7 người để chuyên lo việc phục vụ. 

2. Giới thiệu phó tế Stêphanô (6,8-15): Stêphanô là một trong 7 phó tế mà các Tông đồ đã đặt tay cầu nguyện. Ông là người được đầy Thánh Thần và có tài ăn nói. Ông đã tranh luận với năm nhóm đối thủ khác nhau về Đức Kitô và ơn cứu độ. Đối thủ của ông không địch nổi những lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Vì thế, họ vu cáo ông xúc phạm Đền thờ và Lề luật, và ông đã bị bắt.

Chương 7

Chương 7: Nhóm bảy người (Phần 2)

Chương này được chia làm 2 phần: 

1. Diễn từ của Stêphanô (7,1-54): Trước sự cáo buộc của Thượng hội đồng Do thái, Stêphanô trả lời bằng một bài giảng, tóm lược lại lịch sử cứu độ như sau: Ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện qua Chúa Giêsu Kitô, được ban trước hết cho người Do thái và giờ đây phải được loan truyền cho muôn dân. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, Israel được đặt làm ánh sáng muôn dân để mang ơn cứu độ đến cho mọi người (Cv 13,47). Nhưng họ chẳng những không chu toàn vai trò đó mà còn từ chối Đấng Kitô và cản trở công việc rao giảng Tin mừng. 

2. Stêphanô tử đạo (7,55-60): Không địch nổi với những lời lẽ khôn ngoan mà Thánh Thần đã ban cho ông. Toàn thể hội đồng lớn tiếng, bịt tai và lôi Stêphanô ra ngoài ném đá mà bỏ qua thủ tục tuyên án. Những gì diễn ra trong cuộc tử đạo của Stêphanô cho thấy: cái chết của ông mô phỏng theo cái chết của Chúa Giêsu: tha thứ cho kẻ bách hại mình trước khi chết và chết trong sự phó thác vào Thiên Chúa. 

Chương 8

Chương 8: Tin mừng đến Samari (8,1-40)

Chương này được chia làm 3 phần:

1. Philípphê đến Samari (8,1-8): Hội thánh tại Giêrusalem bị bắt bớ dữ dội sau cái chết của phó tế Stêphanô. Một người bắt đạo khét tiếng được nhắc ở đây là Saolô. Ông đã đi lùng sục để bắt các Kitô hữu ở khắp nơi. Vì thế, phó tế Philípphê đã đến Samari. Ông không chỉ rao giảng Chúa Giêsu Kitô, mà còn thực hiện nhiều dấu lạ như chữa lành nhiều bệnh nhân và trừ quỷ. Dân chúng vui mừng và Tin mừng lan rộng.

2. Phù thủy Simon (8,9-25): Thấy những dấu lạ điềm thiêng Philípphê đã thực hiện, thầy phù thủy Simon đã tin theo. Tuy nhiên, lòng tin của ông không chân thật và bị lộ rõ khi đem tiền đặt dưới chân các Tông đồ để mua quyền được đặt tay ban Thánh Thần. Ông đã bị Phêrô và Gioan quở trách. Sau đó ông đã sám hối. 

3. Philípphê rửa tội cho viên thái giám (8,26-40): Thánh Thần đã thúc giục Philípphê tiến lên để đuổi kịp viên thái giám người Êthiốp. Sau khi lên xe và cắt nghĩa đoạn sách Isaia nói về Đấng Kitô cho viên quan nghe, tới chỗ có nước, Philípphê đã rửa tội cho ông.

Chương 9

Chương 9: Ơn gọi của Saolô (9,1-31)

Chương này được chia làm 3 phần:

1. Saolô được gọi làm Tông Đồ (9,1-19a): Trên đường đi Đamát để bắt các tín hữu, Saolô đã gặp Đấng Phục Sinh. Một luồng sáng từ trời quật ông từ trên ngựa ngã xuống đất, và ông nghe lời Đức Giêsu chất vấn ông. Sau biến cố ấy, Saolô đã bị mù. Đức Giêsu đã hiện ra với Khanania và sai ông đến đặt tay trên Saolô để ông được sáng mắt. 

2. Saolô rao giảng tại Đamát (9,19b-25): Saolô đã bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người môn đệ Đức Kitô. Ông giảng dạy về Chúa Giêsu trong các hội đường Do Thái ở Đamát. Sau đó, người Do Thái âm mưu bách hại Saolô. Tuy nhiên, nhờ các đồ đệ, ông đã trốn thoát. 

3. Saolô tới thăm Giêrusalem (9,26-31): Ra khỏi Đamát, ông thẳng tiến Giêrusalem để trình diện và nhập đoàn với các tín hữu. Ông muốn liên kết với giáo đoàn mẹ và trình diện với những vị hữu trách của Hội thánh. Nhờ Barnaba bảo lãnh, các Tông đồ tại Giêrusalem đã đón nhận ông một cách nồng nhiệt. Ông tiếp tục rao giảng về Chúa Giêsu cho những người Do Thái.  

Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác

Phêrô làm phép lạ (9,32-43): Phêrô tiếp tục rao giảng Tin mừng và đi thăm các vùng lân cận Giêrusalem. Ông cũng làm nhiều dấu lạ để củng cố cho lời rao giảng. Ông đã chữa một người tê bại tại Lốt và cứu sống bà Tabitha tại Giaphô.

Chương 10

Chương 10: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – (Phần 1)

Chương này kể về hoạt động truyền giáo của Phêrô và sự trở lại của viên đại đội trưởng Cornêliô. Cả hai cùng được Chúa cho nhìn thấy thị kiến. Với Cornêliô, Chúa cho thiên thần báo cho ông biết: phải cho người đi tìm Simon để được nghe những lời đem lại sự sống đời đời; còn với Simon Phêrô, Chúa cho ông thấy thị kiến một tấm khăn buộc bốn góc với đủ các sinh vật bốn chân, rắn rết và chim trời từ trên trời thả xuống và ông được lệnh giết mà ăn. 

Khi được người của Cornêliô mời, ông đã lên đường đi với họ. Đến nơi, cả hai cùng được nghe thị kiến của nhau. Bấy giờ Phêrô mới nghiệm ra rằng: Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí, bất kể họ thuộc dân tộc nào. Ông đã giảng Tin mừng Đức Kitô cho cả nhà Cornêliô, và tất cả đã chịu phép rửa.