Saturday, May 18, 2024
spot_img
Home Blog Page 22

Hạt giống nảy mầm | Tuần 27 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN

Lc 17,5-10

A. Hạt giống…

Đoạn Tin Mừng này gồm 2 giáo huấn của Đức Giêsu : 1/ Về sức mạnh của Đức tin ; 2/ Về việc phục vụ cách khiêm tốn. 

1. Đức tin : Những người trong tập thể Giáo Hội hãy cố gắng củng cố lòng tin của mình. Nếu có lòng tin thì sẽ làm được nhiều điều phi thường. 

2. Phục vụ : Chúa Giêsu dạy muốn phục vụ, trước hết hãy khiêm tốn, khiêm tốn đến mức tự coi mình là đầy tớ. Khi ta đã tự coi mình là đầy tớ rồi thì ta sẽ không ngại phục vụ người khác, hơn nữa ta sẽ coi tất cả những gì ta làm cho người khác ta đều là bổn phận.

B. … nảy mầm.

1. Đức tin : một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đàng ; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đàng vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).

2. “Đầy tớ vô dụng” : Thánh Phaolô đã viết : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh ?” (1Cr 4,7 ) Nếu xét cho kỹ thì tất cả những gì ta cho là tài ba hay công lao “của mình” đều không phải là của mình thực :

– Trí óc ta thông minh ư ? Đó là nhờ Chúa sinh ra ta như thế. Nhiều người khác mới sinh ra đã đần độn.

– Sức khỏe ta dồi dào ư ? Cũng nhờ Chúa sinh ta ra sẵn như vậy. Nhiều kẻ sinh ra đã sẵn èo ọt.

– Ta có nhiều năng khiếu ư ? Cũng do Chúa sinh ra ta như vậy.

– Ta đẹp ư ? : cũng thế.

– Ta làm nhiều việc thành công ư ? Đó là nhờ ta có sẵn thông minh, sức khỏe, năng khiếu.

Bởi vậy dù ta làm được gì thì ta cũng là đầy tớ vô dụng thôi.

3. Trong một tập thể, nếu ai cũng coi mình là đầy tớ của người khác thì việc chung sẽ chạy đều. Còn nếu ai cũng muốn làm kẻ chỉ huy thì sẽ thế nào ?

4. Quan niệm ‘sống đạo để lập công’ : quan niệm của Pharisêu, của người con cả trong dụ ngôn Người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng. Đây là kiểu sống không có tình; chỉ có tính thương mại. ‘Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày’.

5. Ta sống tốt chỉ có giá trị nhằm gợi lên lòng thương xót và sự nhân hậu của Chúa, ta không có quyền đòi hỏi gì ; hoặc nếu có đòi, thì hãy đòi trong tâm tình của đứa con nhỏ vòi vĩnh trong tình thương. Thân phận ta, về một khía cạnh nào đó, có thể ví như  thân phận người đang chờ án tử hình, nay vì tin vào lòng nhân hậu Chúa, ta làm tốt để cố vớt vát lấy lòng Chúa và cố đền bù những thiệt hại tan hoang mình đã gây ra.

6. Người ta hỏi Thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà ngài làm được nhiều việc như thế. Thánh nhân đáp : 

– Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống dưới đất. Ngài tự hỏi : “Tìm đâu ra một người yếu đuối nhất, nhỏ bé nhất và hèn hạ nhất đây ?” Thế rồi Thiên Chúa tìm thấy tôi. Ngài lại tự nhủ : “Ta đã tìm được nó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ được với những việc đó, bởi vì nó biết rằng Ta xử dụng nó chỉ vì sự yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ của nó thôi”. (Christian Herald)

7. “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận ấy thôi”. (Lc 17,10b)

Một nhân viên gác cầu quay có nhiệm vụ quay cây cầu lên cao mỗi khi có tàu thủy qua lại phía dưới. Một ngày kia, cậu con trai ông đi qua phía cầu để chơi và xem cha mình làm việc. Thình lình cậu bé trượt chân té. Thấy con bị té, người cha hốt hoảng định kéo con lên. Nhưng ngay lúc đó một chuyến tàu chở đầy hành khách đang lao tới trong tiếng còi văng vẳng từ xa vọng lại. Ông phải nâng cầu lên cho con tàu đi qua và như vậy con trai yêu quý của ông sẽ chết. Tâm trí bấn loạn… nhưng ông cũng đã hoàn tất nhiệm vụ, để rồi phải nhìn chiếc tàu đi qua với những hành khách nhộn nhịp cười nói mà lòng quặn đau…

Trong cuộc đời, có lần nào tôi đã dám hy sinh vì anh em mà không tính toán, dám phục vụ mà không nghĩ thiệt hơn ?

Lạy Chúa, xin cho con biết phục vụ một cách vô vị lợi, vì đó là bổn phận của con. (Hosanna) 

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 26 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 16, 19-31

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

” ‘Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này’. Abraham nói lại: ‘Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được’.

“Người đó lại nói: ‘Đã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này’. Abraham đáp rằng: ‘Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài’. Người đó thưa: ‘Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải’. Nhưng Abraham bảo người ấy: ‘Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu’ “.  

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu không lên án những người giàu, mà Ngài cho thấy hậu quả của việc chỉ sống hưởng thụ cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ đang sống bên cạnh mình.

Đức ái Kitô giáo đòi buộc Kitô hữu phải nhận thức được rằng không gì là của riêng mình, nhưng tất cả đều là hồng ân của Chúa ban, và tôi được chọn là người quản lý.

Hành động bác ái không là đợi người khác xin, nhưng là trái tim biết rung nhịp để đôi mắt biết nhìn, đôi chân biết đi, và đôi tay biết sẻ chia.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết quan tâm đến mọi người, nhất là những người nghèo. Cụ thể biết góp phần trong khả năng cho một người nghèo mà con nhìn thấy hôm nay.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 46-50 

Khi ấy, các mộn đệ nghĩ ngợi trong lòng rằng ai trong các ông sẽ là người cao trọng nhất. Chúa Giêsu thấu biết tư tưởng trong lòng các ông, Người liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Người, và bảo các ông rằng: “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy: mà hễ ai đón nhận Thầy, tức là đón nhận Đấng đã sai Thầy. Vì kẻ nào bé nhỏ nhất trong tất cả các con, đó là người cao trọng nhất”.

Gioan lên tiếng thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con thấy một người kia lấy danh Thầy mà trừ quỷ, và chúng con đã ngăn cản nó, vì nó không theo Thầy cùng với chúng con”. Chúa Giêsu bảo ông rằng: “Các con chớ ngăn cản, vì ai không chống nghịch các con, tức là thuận với các con”.   

SUY NIỆM:

Tin Mừng của Luca là Tin Mừng giải phóng, những kẻ bé mọn sẽ được nâng lên thành những con người cao trọng trong Chúa Giêsu.

Suy nghĩ của các môn đệ là suy nghĩ còn “bé mọn” dù các ông đang nghĩ đến việc “cao trọng nhất”. Sự bé mọn này được Chúa Giêsu nâng cấp bằng việc “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy”. Ngài muốn dạy các ông: trong Ngài không ai là bé mọn. Hay nói cách khác: mọi sự sẽ trở nên vĩ đại trong Chúa Giêsu.

Việc “đón nhận trẻ nhỏ” mà Chúa Giêsu dạy không phải là chuyện dễ dàng với các môn đệ, vì không riêng gì các ông, mà dường như mọi người thời đó đều xem trẻ nhỏ chẳng có giá trị gì. Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải biết chọn lựa những gì người đời chê ghét, loại trừ, chính lúc đó họ sẽ nên vĩ đại.

Mẹ Têrêxa Calcutta đã đi nhặt những con người bị quăng ra bên lề đường, bị người ta loại trừ vì họ nghèo, họ bẩn thỉu, họ bệnh hoạn… Mẹ đã chọn lựa những gì người ta loại bỏ, hay nói cách khác: Mẹ đã đón nhận những điều bé mọn nên Mẹ đã trở nên vĩ đại.

Người vĩ đại không cần phải làm những điều vĩ đại, mà chỉ cần họ làm những việc hết sức bình thường, nhỏ bé trong tinh thần là môn đệ của Chúa Giêsu, lúc đó họ đã nên vĩ đại; vì mọi sự vĩ đại không phải do nơi con người, mà do nơi Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con đừng tìm kiếm những chuyện vĩ đại theo kiểu người đời, nhưng biết tìm kiếm những gì là hèn mọn. Xin cho con âm thầm để sống, để yêu thương, để phục vụ.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 51-56

Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?” Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Và các Ngài đi tới một làng khác.     

SUY NIỆM:

Lên Giêrusalem là cụm từ nói về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. “Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem” cho thấy tự do, và sự quyết liệt của một Vì Thiên Chúa gánh lấy nỗi đau khổ của con người.

Chính thái độ gánh lấy nỗi đau của nhân loại mà Đức Giêsu không bao giờ muốn nhân loại phải khổ đau. Ngược lại hai người trong nhóm môn đệ thân tín của Ngài lại là những kẻ có ý định gây nên tội ác: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?”

Đây là thái độ cậy quyền. Rõ ràng 2 môn đệ này biết rõ thầy mình có quyền năng để làm mọi sự. Nhưng họ lại ghê gớm đến mức muốn dùng quyền năng đó để tiêu diệt những ai không đồng quan điểm, không đi chung con đường với họ. Suy nghĩ cho kỹ lại chúng ta mới thấy những môn đệ thân tín của Đức Giêsu thật là khủng khiếp.

Và Đức Giêsu đã huấn luyện, dạy dỗ lại các môn đệ để họ thấy họ đang bị tà thần trấn áp: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình”. Để từ đó nhắc cho họ biết: “Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”.

Con đường thập giá là con đường gánh lấy nỗi đau của nhân loại, và vì thế sẽ gây nên đau khổ cho chính mình. Con đường đó Chúa Giêsu đã đi cách trọn vẹn. Ngài cũng muốn các môn đệ của mình đi trên con đường đó và thậm chí chỉ có con đường  đó nếu muốn làm môn đệ của Ngài.

Vì thế người môn đệ phải chấp nhận đau khổ để gánh lấy nỗi đau của người khác như Chúa Giêsu là Thầy của họ. Gánh lấy nỗi đau của người khác khi chấp nhận hy sinh vì họ. Hy sinh thời giờ, sức lực, tiền bạc, khả năng, thậm chí bị hiểu lầm, chê bai, chỉ trích vì họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, cuộc sống tự nhiên con dễ kiếm tìm những gì dễ dãi và trốn tránh gánh nặng, nhưng người môn đệ Chúa Giêsu không được thế, phải gánh lấy nỗi đau cho nhau. Xin cho con biết sẵn sàng trước thập giá để “gánh nhau trong đời”.  Amen.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 57-62

Khi ấy, đang lúc Chúa Giêsu và các môn đệ đi đường, thì có kẻ thưa người rằng: “Dù Thầy đi đâu, tôi cũng sẽ theo Thầy”. Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Người bảo một kẻ khác rằng: “Hãy theo Ta”. Người ấy thưa: “Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã”. Nhưng Người đáp: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”. Một người khác thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã”. Nhưng Chúa Giêsu đáp: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.    

SUY NIỆM:

Cùng là môn đệ của Đức Giêsu, nhưng mỗi người có một sứ mạng khác nhau. Không phải tất cả đều từ bỏ mọi sự mà theo Chúa một cách sát gót theo nghĩa đen. Và cũng không phải tất cả đều ở tại gia đình của mình.

Có người muốn từ bỏ gia đình để cùng đi với Chúa, nhưng Chúa biết tính cách của mỗi người nên đã nói lên sự thật của một người cùng đi với Chúa, để nếu anh ta thấy phù hợp thì bước đi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”.

Có người đích thân Chúa mời gọi, nhưng họ còn những vướng bận, nên Ngài cũng đã nói lên đòi buộc dứt khoát của những người được mời gọi: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ; “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.    

Trong mọi bậc sống, điều quan trọng nhất là cùng sống với Chúa trong sứ mạng của mình một cách trọn vẹn. Phải hiểu người môn đệ bấp bênh trong mọi sự, chỉ có Chúa là điểm tựa an toàn để đừng tìm một sự bảo đảm về những giá trị chóng qua ở đời này thì mới trở thành môn đệ của Chúa.

Và một khi đã bước theo Chúa thì phải mạnh dạn từ bỏ mọi giá trị khác để cuộc sống của ta phù hợp với ơn gọi, với sứ mạng mà ta đã chọn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con quyết tâm sống tốt ơn gọi mà mình đang sống trong sự dấn thân hết mình vì Nước Trời và sự gắn bó trọn vẹn với Đức Giêsu, Đấng trở thành không để con trở thành tất cả.

THỨ NĂM – 29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 1, 47-51 

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanaen đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”.    

SUY NIỆM:

Không phải Chúa Giêsu thấy Nathanael ngồi dưới gốc cây vả làm cho ông kinh ngạc, nhưng vì Ngài thấu rõ tận thâm tâm của ông “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối” nên ông chân nhận Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.

Quả thật, chỉ khi nào hiểu thấu lòng nhau, lúc đó mới thuộc về nhau. Chúa Giêsu là người biết tất cả những mơ ước, hiểu thấu những lời cầu nguyện, và thấu suốt những khao khát thầm kín nhất của ta.

“Thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người” là câu chuyện trong thánh kinh, lúc Giacop tại Bêtên thấy chiếc thang bằng vàng bắc lên tận trời (x.St 28,112.13). Đức Giêsu muốn nói với Nathanael: Ngài sẽ còn làm những điều tuyệt diệu hơn là đọc thấu lòng người. Ngài sẽ “là đường, là sự thật, và là sự sống” cho ông.

Nhưng qua câu chuyện “các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người” trong thánh kinh, mặc khải cho ta biết có những thụ tạo có trí khôn, có những phẩm tính tốt đẹp nhưng không có thân xác, được Chúa dựng nên để thờ kính, vâng phục Ngài và hưởng phúc đời đời. Họ chính là các thiên thần.

Không chỉ ở bên cạnh Chúa để hưởng phúc đời đời, mà Giáo lý còn dạy ta: các thiên thần là những vị hướng dẫn và giúp đỡ ta làm lành lánh dữ. Hơn thế nữa các Tổng lãnh Thiên thần là những thủ lãnh của các Thiên thần. Chắc chắn họ cũng phải có chương trình, hoạch định cho con người theo thánh ý Chúa.

Đức Giêsu hiểu thấu lòng ta kể cả những gì thầm kín nhất. Hiểu để Ngài dẫn ta đến hạnh phúc đời đời. Ngài còn ban cho ta những vị thiên thần như những người bạn tinh tuyền để cùng ta bước lên “chiếc thang bằng vàng”, là hình ảnh đường lên thiên đàng.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, không ai biết rõ con ngoài Chúa. Vì vậy xin cho con biết phó thác mọi sự nơi Chúa vì con tin chắc Chúa có đường lối riêng cho con. Trên bước đường đi theo Chúa là hạnh phúc đích thật, xin cho con đừng sợ hãi khi gặp chông gai, thú dữ; đừng nao lòng trước những sự phù vân, nhưng hãy luôn lắng nghe tiếng nói của các thiên thần trong sâu thẳm lương tâm con. Amen.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 10, 13-16

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho ngươi, hỡi Corozain, khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa: vì nếu tại Tyrô và Siđon đã xảy ra những phép lạ thực hiện nơi các ngươi, thì từ lâu, những nơi đó đã mặc áo vải thô và ngồi trên tro bụi mà sám hối. Cho nên trong ngày thẩm phán, Tyrô và Siđon sẽ được nhiêu dung hơn các ngươi.

“Còn ngươi nữa, hỡi Capharnaum, phải chăng ngươi sẽ được nâng cao đến tận trời? Ngươi sẽ phải hạ thấp xuống tới địa ngục. 

“Ai nghe các con, tức là nghe Thầy, và ai khinh dể các con, là khinh dể Thầy. Mà ai khinh dể Thầy là khinh dể Đấng đã sai Thầy”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu lấy làm tiếc cho những thành phố được chứng kiến những dấu lạ của Thiên Chúa làm nhưng cuộc sống của họ cũng vẫn “trơ trơ”, đó được xem là sự khốn nạn cho nơi ấy và dĩ nhiên là những con người trong đó.

Ngược lại, có những người tự hào về những điều nổi bật nào đó chẳng hạn như giàu có; sự cống hiến của những con người nơi đó cho xã hội; sự hiểu biết về chân lý… rồi cho rằng tất cả những điều đó xứng đáng để được cứu độ, thậm chí xem thường người khác và cho rằng họ không xứng đáng.

Chúa Giêsu cảnh báo con người phải biết đọc ra dấu chỉ thời đại để thấy rằng mọi biến cố, mọi sự kiện đều là một nhắc nhở nào đó  của Thiên Chúa, và vì vậy tất cả đều là Tình Yêu của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.

Đồng thời phải biết khiêm tốn để đón nhận thêm những gì mà Chúa đã ban. Đừng tưởng rằng hiện tại may mắn của tôi đủ bảo đảm để tôi được cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cái nhìn linh thánh để đọc được ý Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời. Biết cảm ơn Chúa về những gì tốt đẹp đang xảy ra. Biết nhắc nhở mình lo sửa đổi trước những điều xấu. Biết khiêm tốn khi đón nhận ơn lành của Chúa.

THỨ BẢY – 01/10 : THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 18, 1-4 

Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?” Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: “Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời”.    

SUY NIỆM:

Cửa Thiên đàng luôn rộng mở, nhưng không phải ai vào cũng được, vì có những người đã hóa nên to chắn cả lối Thiên Đàng. Chính vì vậy Đức Giêsu dạy các môn đệ, những người hóa nên to vì luôn ấp ủ giấc mộng trở thành kẻ lớn nhất: “nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. “

Hóa ra việc vào Thiên đàng chính là nổ lực để mỗi ngày trở nên nhỏ bé chứ không phải miệt mài nhằm làm những việc lớn lao, vĩ đại. Trong cách thức trở nên nhỏ bé, có cả những việc lớn lao vĩ đại nhưng đã được hóa giải bằng sự đơn sơ, khiêm tốn. Ngược lại, đôi khi có người cố tình làm những việc “nhỏ bé” để được người ta khen ngợi là vĩ đại…

Thế cho nên tất cả mọi sự dù to hay nhỏ, dù vĩ đại hay tầm thường đều hệ tại bởi con tim biết yêu thương.

Con tim biết yêu thương sẵn sàng làm tất cả mọi sự vì tình yêu. Chính bởi tình yêu đó hóa giải tất cả để trở nên mềm mại trước cửa Thiên đàng dù họ có cứng cõi đến mức nào, vì tình yêu có sức hóa giải.

Chị Têrêxa không phải là mẫu người khiêm tốn, ngược lại theo chị nhận xét là một người kiêu căng; đâu phải là mẫu người hiền lành, nhưng rất nhiều khi nóng giận… Tự thân chị không phải là con người “nhỏ bé”, nhưng dễ dàng nhìn thấy nơi tính cách chị một con người “lớn lao”.

Tuy nhiên có một năng lực đã bào mòn sự cứng cõi của tính cách “vĩ đại” nơi chị để nó trở nên “nhỏ bé”. Năng lực đó chính là tình yêu. Trong sự vĩ đại nơi con người chị, có cả một tình yêu vĩ đại để nó biến đổi tất cả mọi sự.

Đoạn Tin Mừng dù rất ngắn gọn nhưng chứa đựng cả chân lý của Tin Mừng, từ đó định hình cách sống của những người môn đệ Chúa Giêsu, và mở rộng ra cho tất cả những ai dù không biết Chúa Giêsu, nhưng sống theo con đường đó, họ cũng sẽ được vào Nước Trời. Con đường bé nhỏ đó chính là Con Đường Tình Yêu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chị Têrêxa đã khám phá ra con đường nên thánh mang tên con đường bé nhỏ. Bé nhỏ nhưng thật ra rất to vì nó chính là cùng đích cho cuộc đời của mỗi chúng con. Xin cho chúng con dù không sống được như chị Têrêxa, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về con đường đó : Con Đường Tình Yêu. Amen.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 26 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN

Lc 16,19-31

A. Hạt giống…

Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là một người nghèo không có chỗ dựa ở trần gian nên hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, nhờ đó sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).

Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến những người giàu : họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.

B. … nảy mầm.

1. Đã biết tiền bạc, của cải và nói chung những giá trị thế gian là không bền, thế nhưng nhiều người vẫn cứ cậy dựa vào chúng. Đó chính là cái ngu dại của con người. Nếu nói theo từ ngữ của ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc 1, đó chính là cái “khốn nạn” của con người.

2. “Abraham nói lại : giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm…” : Thiên Chúa không tạo dựng thẳm ngăn cách Ngài với con người. Nhưng chính con người tự đào vực thẳm ấy, bằng nhiều cách :

– Bằng ích kỷ không giúp đỡ một người anh em đang cần giúp trong khi chúng ta có thể giúp (như ông nhà giàu đối với Ladarô).

– Bằng thái độ bỏ Chúa để hoàn toàn cậy dựa vào những giá trị trần gian.

3. Lạy Thiên Chúa của Abraham, con đã hiểu rằng lòng thương xót kẻ khốn khổ sẽ đặt con bên cạnh Ladarô trong lòng Chúa, trái lại sự ích kỷ sẽ đẩy con xuống vực thẳm chung với người phú hộ. Chúa biết con muốn chọn phía nào rồi, nhưng xin giúp con.

4. “Dửng dưng trước đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Chúa Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người giàu có trong Tin Mừng hôm nay”. (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)

5. Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói : “Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.

Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. ”Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà đóng sầm cửa lại.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. “Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin  ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.

Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.

Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói : “Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).

6. “Con đã nhận phần phước rồi. Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây. Còn con thì phải chịu khốn khó” (Lc 16,25).

Mỗi khi nghe đến dụ ngôn ông nhà giàu và anh Ladarô nghèo khổ, là nó ấm ức, trút nỗi bực dọc lên chúng tôi : 

– Giàu không phải là cái tội, giàu có nhiều loại. Chẳng lẽ tất cả đều không được hạnh phúc ở đời sau ? Phi lý quá !

Tôi chữa lại :

– Tội không phải do giàu nghèo mà do không biết hiệp thông, tương trợ với kẻ khác.

Nó gắt :

– Thôi đi, tiền của kiếm được toàn do mồ hôi nước mắt của chính mình. Bộ dễ san sẻ lắm sao !

Thế đấy, cho đi là một điều khó. Cho những thành quả lao động của mình còn khó hơn. Cho nên muốn hiệp thông thực sự với anh em đòi hỏi mỗi người phải biết hy sinh, phải biết chấp nhận mất mát, thiệt thòi… thậm chí phải biết chịu đựng sự dè bỉu, bội phản của người đời.

Lạy Chúa, xin cho con xác tín rằng : cho đi cũng là cách “chay tịnh” để đền bù tội lỗi, để hiệp thông trong sự sống và tình yêu. (Hosanna) 

7. “Ông Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại họ cũng chẳng chịu tin đâu”. (Lc 16,31)

Đã ba đêm, người ta nghe văng vẳng tiếng nức nở và khẩn khoản của một thanh niên ở ngoài nghĩa trang từ một ngôi mộ của một người đàn ông 50 tuổi mới được chôn cất một tuần : “Cha ơi, con xin lỗi cha. Cha tha lỗi cho con đi cha. Cha có nghe không cha…” Thì ra vì xích mích với cha anh đã bỏ nhà ra đi. Thời gian giúp anh hiểu ra tình cha. Trở về xin lỗi thì đã trễ.

Lời khẩn khoản ấy chỉ còn là lời van xin với một nấm mồ. Một sự hối hận muộn màng. 

Đó cũng là điều vẫn lặp lại trong cuộc sống của tôi.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ, sự nhắc nhở của lương tâm, và tiếng mời gọi của Chúa. (Epphata)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 25 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUÂN XXV THƯỜNG NIÊN – C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 16, 10-13

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một người phú hộ kia có một người quản lý, và người này bị tố cáo đã phung phí của chủ. Ông chủ gọi người quản lý đến và bảo rằng: ‘Tôi nghe nói anh sao đó? Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh, vì từ nay, anh không thể làm quản lý nữa’. Người quản lý nghĩ thầm rằng: ‘Tôi phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Tôi biết phải liệu thế nào, để khi mất chức quản lý, thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ’. 

“Vậy anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: ‘Anh mắc nợ chủ tôi bao nhiêu?’ Người ấy đáp: ‘Một trăm thùng dầu’. Anh bảo người ấy rằng: ‘Anh hãy lấy văn tự, ngồi xuống mau mà viết lại: năm mươi’. Rồi anh hỏi người khác rằng: ‘Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu?’ Người ấy đáp: ‘Một trăm giạ lúa miến’. Anh bảo người ấy rằng: ‘Anh hãy lấy văn tự mà viết lại: tám mươi’. Và chủ khen người quản lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng.

“Phần Thầy, Thầy bảo các con: Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời.

“Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. Vậy nếu các con không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó của chân thật cho các con?

“Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ này và mến chủ kia; hoặc phục chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được”.    

SUY NIỆM:

Tiền của, vật chất là một ân huệ Chúa ban để phục vụ con người. Tất cả đều xuất phát từ tình thương của Thiên Chúa muốn con người được hạnh phúc, không phải chỉ ở đời này, mà còn ở đời sau nữa.

Tuy nhiên có những người không biết sử dụng tiền của vật chất, để thay vì nó là phương tiện tốt, thì lại trở thành mục đích xấu, khiến con người cứ loay hoay trong vòng hư hoại; thay vì là đầy tớ phục vụ cho hạnh phúc con người, thì lại trở thành ông chủ để sai khiến con người làm đủ thứ chuyện, kể cả những chuyện xấu.

Chọn lựa là thái độ liên lỉ mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Mà chọn lựa nào cũng đòi hỏi có sự hy sinh, mất mát. Hy sinh điều này để được điều kia. Mất mát giá trị này để đổi lấy giá trị nọ…

Điều quan trọng là con người nhận ra giá trị nào là cần thiết cho mình. Thực tế cho thấy giá trị vật chất rồi sẽ qua đi. Hạnh phúc đời đời, niềm vui vĩnh cửu trên thiên đàng mới là cùng đích con người cần tìm kiếm.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con dám từ bỏ những giá trị chóng qua, dù nó hấp dẫn để đổi lấy giá trị vững bền, dù phải hy sinh.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 8, 16-18

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi”.

Suy niệm

Đời sống người môn đệ Đức Giêsu phải tỏa rạng như ánh đèn. Trước hết bởi vì họ đã được ánh sáng của Đức Giêsu soi dẫn để bước ra khỏi bóng đêm tội lỗi. Kế đến vì Tin Mừng không thể giữ riêng cho mình mà phải được loan báo. Vì vậy những ai bước đi theo Đức Giêsu, việc trở thành ánh sáng không phải là một lời mời gọi, mà là một đòi buộc, vì nếu không thì họ chẳng khác gì “con cái thế gian”.

Môn đệ Đức Giêsu đã được kéo ra khỏi bóng đêm nhờ sự chết và Phục Sinh của Ngài. Ánh sáng ân phúc đã được thắp lên trên chính cuộc đời của họ, nhưng họ phải biết gìn giữ, bảo vệ và khơi lên ánh sáng đó để mỗi ngày mỗi bùng lên.

Vì vậy khi họ biết sống theo sự chỉ dạy của Đấng Khôn Ngoan, ngọn đèn của họ sẽ được cháy sáng. Sự khôn ngoan đó được tác giả sách Châm Ngôn chỉ dạy trong bài đọc thứ nhất. Đó là hãy mau mắn làm việc lành: “Nếu con làm được việc lành, thì chính con hãy làm”;  đừng chơi xấu với người khác: “Con chớ mưu toan gây ác cho bạn hữu của con, khi nó tin tưởng vào con”. Đừng mong muốn điều người khác có được một cách bất chính: “Con chớ ganh tị với người bất chính, và chớ noi theo đường lối của nó”…

CẦU NGUYỆN:

Xin Chúa cho con biết thực hành những điều Chúa dạy, để cuộc đời con được tỏa sáng, và trở thành ánh sáng cho người khác. Amen.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 8, 19-21

Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người, nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người rằng: “Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy”. Người trả lời với họ rằng: “Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.

SUY NIỆM:

Mẹ và anh em Thầy đứng ờ ngoài”.

Mặc dù vô tình, nhưng Luca đã mượn hình ảnh những người thân của Đức Giêsu đứng bên ngoài nên không thể gặp được Đức Giêsu để dạy chúng ta một sự thật hiển nhiên: muốn gặp Đức Giêsu phải vào bên trong. Bên trong nghĩa là đi vào sự hiệp thông với Ngài. Sự hiệp thông trọn vẹn đó chính là việc nghe là làm theo lời của Đức Giêsu.

Những lời giảng của Đức Giêsu không phải là lý thuyết suông, mà chính Ngài đã thực hành trước. Vì vậy khi nghe và thực hành lời Chúa, người môn đệ sẽ trở nên hình ảnh của Đức Giêsu ngay chính trong môi trường họ đang hiện diện. Cung cách để giống Đức Giêsu nhất chính là thái độ yêu thương phục vụ, hy sinh quên mình.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết đến gần với Chúa trong việc lắng nghe lời Chúa hằng ngày, nhất là việc hiệp thông với Chúa trong Bí tích Thánh Thể, để từ đó chúng con có được cung cách của Chúa, là biết sống cho người khác.

THỨ TƯ – 21/09: THÁNH MATTHÊU, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 9, 9-13

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.

SUY NIỆM:

“Chúa Giêsu đi ngang qua”, Ngài không chỉ thấy những con người lành thánh, mà còn thấy một người “ngồi ở bàn thu thuế”, người đó được xếp vào hàng tội lỗi. Giữa nhiều cái tốt mà nhiều người quan tâm đề cao, Ngài chỉ thấy một, nhưng đó lại là giá trị bị người khác loại trừ.

Không chỉ “thấy”, mà Ngài còn mời anh “Hãy theo Ta”. Không chỉ mời, mà Ngài còn đồng bàn với anh. Không chỉ đồng bàn, mà còn bênh vực anh…

Như vậy, sứ mạng của Đấng Cứu Thế là: “Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi.”

Chúa vẫn âm thầm hằng ngày đi ngang qua cuộc đời tôi. Ngài thấy rõ những điều tốt và cả những điều tệ nơi tôi. Ngài vẫn mời gọi tôi và sẵn sàng đến nhà của tôi nếu tôi chấp nhận đón rước Ngài.

Ngài cho tôi gương mẫu để tiếp xúc với mọi người, không phân biệt thành phần, giai cấp; sẵn sàng ngồi xuống với bất cứ người nào, cùng ăn, cùng uống và làm bạn với họ.

Chỉ có tình yêu thương đích thực mới mang lại sự giải phóng trọn vẹn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con ơn hoán cải để viết tiếp Tin mừng của Chúa nơi cuộc đời của con, rằng con được Chúa yêu thương và con cũng muốn yêu thương như Chúa.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 7-9

Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: “Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại”; còn kẻ khác lại nói: “Ông Êlia đã hiện ra”; kẻ khác nữa nói rằng: “Một tiên tri thời xưa đã sống lại”. Nhưng Hêrôđê thì nói: “Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?” và vua tìm cách gặp Người.

SUY NIỆM:

“Và vua tìm cách gặp Người”

Có những lúc chúng con tìm gặp Chúa vì lý do tốt: để tâm sự, chia sẻ với Chúa mọi buồn vui của cuộc đời ; hay đơn giản là tâm tình của người con an tâm, hạnh phúc khi được kề bên cha mẹ chúng…

Nhưng cũng có khi chúng con tìm gặp Chúa vì lý do xấu : để kêu trách Chúa, để thách thức Chúa phải làm cho con việc này, việc kia ; thậm chí tìm đến để quả quyết từ nay không còn cần đến Chúa nữa…

Hiện tại con có muốn tìm gặp Chúa không ? và con muốn tìm gặp Chúa vì lý do gì ?

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, có những lúc trong cuộc đời con sống mà không cần đến Chúa, để được ở trong tự do của đam mê xấu. Có những lúc con cần Chúa nhưng đơn giản như một ông thần tài, ban cho con những điều con cần. Xin cho con biết tìm đến Chúa bởi vì đơn giản Chúa thương con.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 18-22

Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, và có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?” Các ông thưa rằng: “Người thì bảo là Gioan Tẩy giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại”. Người lại hỏi các ông rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa”. Và Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai mà rằng: “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.

SUY NIỆM:

“Phần các con, các con bảo Thầy là ai? Trả lời được câu hỏi này là trả lời được cho cùng đích đời kitô hữu.

Đức Giêsu là ai trong cuộc đời tôi? Ngài là một vĩ nhân, một con người nổi tiếng?

Đức Giêsu là ai trong cuộc đời tôi? Ngài như một vị thần để cần gì cứ đến xin?

Đức Giêsu là ai trong cuộc đời tôi? Ngài là một thứ thuộc phiện để mị dân. Ngài không có thật?

Mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình, và chính câu trả lời sẽ định hình tích cách của người đó.

Nếu Đức Giêsu chỉ là một người nổi tiếng thì tôi hâm mộ Ngài và tìm đọc những tác phẩm viết về Ngài để nâng cao kiến thức và biết đâu tìm được những câu nói hay của Ngài để tôi suy tư.

Nếu Đức Giêsu chỉ như một ông thần thì trong cuộc đời tôi sẽ có nhiều thần mình lắm, để ai “linh” hơn tôi sẽ tìm đến. Cuộc đời tôi sẽ là mớ lộn xộn trong cuộc chiến giữa các thần minh.

Nếu Giêsu chỉ như thuốc phiện để gây mê, nghĩa là Ngài không có thật thì tôi mặc tình sống theo sự phóng túng của con người, sống theo lợi ích của cá nhân, của phe nhóm vì không có ai để tôi phải sợ…

Vậy Đức Giêsu quả thật là ai? Chính Ngài đã nói với chúng ta sự thật về Ngài “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.

Đức Giêsu là Đấng cứu độ ta bằng con đường thập giá. Không có Đức Giêsu vinh quang nếu không có Đức Giêsu vác thập giá. Vì vậy nếu chỉ tìm vinh quang, tìm sung sướng theo kiểu thế gian mà không chấp nhận đau khổ, thập giá trong cuộc đời thì chắc chắn cuộc đời của chúng ta sẽ chẳng có hạnh phúc.

Hạnh phúc thật sự sẽ được dệt kết trong mồ hôi nước mắt, trong những hy sinh quên mình, trong những âm thầm phục vụ… nhưng phải được thực hiện trong tình yêu; vì trong tình yêu một cách vô hình chính là sự hiện diện của Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con đừng tìm kiếm một Đức Kitô nào khác ngoài Đức Kitô vác thập giá để khi biết liên kết với thập giá Đức Kitô con sẽ làm cho cuộc đời mình được hạnh phúc, vì thập giá chỉ nở hoa khi có tình yêu tưới gội. Amen.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 44b-45

Ðang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ rằng: “Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.

SUY NIỆM:

Trong khi con người thán phục trước những việc Đức Giêsu đã làm, thì Đức Giêsu muốn cho các môn đệ của mình phải biết sự thật về Đấng Kitô: “Con người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”, để họ khỏi tìm kiếm một Đức Kitô vinh quang, mà phải là một Đức Kitô chịu đóng đinh.

Trong đời sống thường ngày, không ai dại dột đi tìm cho mình những chuyện trái ý, những điều không vừa lòng, nhưng những việc đó cũng sẽ xảy ra như là chuyện đương nhiên của cuộc sống. Vì vậy người môn đệ phải chuẩn bị để đón nhận tất cả.

Ai đó đã nói: nếu đi tìm một Đức Kitô không thập giá, thì sẽ gặp một thập giá mà không có Đức Kitô. Những đau khổ trong cuộc sống của chúng ta đã được Đức Kitô chia sẻ một cách trọn vẹn trong cuộc khổ nạn của Ngài, vì vậy, khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, thì chỉ một mình Đức Kitô mới chia sẻ với chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 25 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN

Lc 16,1-13

A. Hạt giống…

Trong đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu dạy môn đệ mình cách xử dụng tiền bạc của cải vật chất. Trước tiên Ngài dùng một dụ ngôn (người quản gia), và sau đó nói về cách xử dụng tiền của.

1. Dụ ngôn người quản gia : đối với dân Do thái, quản gia không phải chỉ là một trong những người làm mướn ăn lương của chủ, mà là một nhân vật rất có thế lực. Quản gia là người thay mặt chủ để lo những chuyện tài sản trong nhà. Do đó có quyền thu xếp tài sản của chủ cách nào tùy ý miễn sao có lợi cho chủ thôi. BJ nói quản gia không có lương, nên thường tìm thu nhập thêm bằng cách kê thêm số của cho vay. Thí dụ cho vay 100 kê thành 120.

– Chúa Giêsu nói người quản gia trong dụ ngôn này là “bất lương”. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh còn bàn cãi nhau về sự “bất lương” này (ăn gian tiền của chủ ? cho vay ăn lời cắt cổ ? hay là sửa đổi giấy nợ ?…). 

– Nhưng điều Chúa Giêsu muốn ta noi gương nơi người quản gia này là cách xử dụng tiền của : Người quản gia này là “con cái thế gian”, thế mà còn biết sử dụng của cải một cách khôn khéo bằng cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai. “Con cái của sự sáng” phải noi gương đó, phải biết dùng của cải thế gian mà mua sắm của cải trên trời.

2. Những điểm đáng chú ý trong lời Chúa Giêsu dạy về tiền của :

– Ngài đánh giá tiền của là “gian dối”.

– Ngài khuyên dùng tiền của đời này để mua lấy những giá trị đời sau.

– Phải coi tiền của là đầy tớ phục vụ mình, chứ đừng coi chúng là ông chủ mà mình phải làm nô lệ.

– Chính những người được coi là đạo đức như Biệt phái mà cũng mang tính tham lam.

B. … nảy mầm.

1. Mặc dù người quản gia trong dụ ngôn này không tốt cho lắm, nhưng Chúa Giêsu đã rất khéo khi lấy hình ảnh người quản gia làm dụ ngôn. Chúa muốn nhắc rằng đối với tiền bạc của cải mà chúng ta đang nắm trong tay, chúng ta chỉ là người quản lý thôi, chính Thiên Chúa mới là chủ. Đã là quản lý thì phải xử dụng của cải của chủ theo đúng ý chủ chứ không phải theo ý riêng mình. Rất nhiều người tưởng lầm mình là chủ của những tiền bạc trong túi mình.

2. Một người kia suốt đời chỉ lo thu gom tiền bạc, cho nên rất giàu. Khi chết, ông còn ôm túi vàng theo mình đi sang cuộc sống bên kia. Đi một hồi ông thấy đói. Bỗng ông thấy một quán ăn bên đường, liền ghé vào. Vì hà tiện, ông hỏi người chủ quán :

– Tô cơm nhỏ này giá bao nhiêu ?

– Chỉ một đồng thôi.

– Còn tô lớn kia ?

– Cũng chỉ một đồng thôi.

Thấy rẻ, ông gọi luôn hai tô lớn. Nhưng người chủ quán bảo :

– Ở đây chỉ xài loại tiền-cho-đi thôi. Ông có không ?

Người hà tiện chỉ vào túi vàng của mình. Nhưng chủ quán nói :

– Đó chỉ là thứ tiền-lấy-vào. Ở đây không xài được.

– Thế tiền-cho-đi là tiền gì ?

– Khi còn sống, mỗi lần ông cho ai bao nhiêu đồng thì ông được ban lại bấy nhiêu đồng loại tiền-cho-đi.

Ông nhà giàu lục lọi khắp nơi trong mình nhưng chẳng có đồng nào thuộc loại tiền-cho-đi cả. Thế là ông phải nhịn đói.

Bao nhiêu đồng tiền cho đi là bấy nhiêu đồng tiền để dành cho đời sau vậy.

3. “Con cái đời này khôn ngoan hơn con cái ánh sáng khi xử sự với đồng loại”. (Lc 16, 8b)

Ở đời, “biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Người quản gia bất lương trong dụ ngôn xưa, hơn ai hết, biết rõ thực trạng tội lỗi của mình, và biết chắc nguy cơ bị sa thải là không tránh khỏi. Điều hơn người là y dám nhìn thẳng vào sự thật và dùng hết khả năng còn lại của mình để đổi lấy tình thân hữu, dự phòng cho tương lai. Y đã thành công do biết nhìn xa trông rộng.

Ở đây Thiên Chúa không có ý định ủng hộ những hành động mưu lợi bản thân, mà qua đó Ngài muốn nhắc nhở chúng ta về một chân lý : dự phòng cho tương lai. Đời này đã có thể an tâm, còn dự phòng cho cuộc sống đời sau, hẳn hạnh phúc hơn nhiều.

Lạy Chúa, xin cho con biết dùng cuộc sống đời này để mua lấy cuộc sống đích thực nơi quê trời. (Hosanna) 

4. “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” : Qua câu này, chính Chúa Giêsu cho biết ; a/ Tiền của có thể biến người sở hữu nó trở thành nô lệ cho nó ; b/ tiền của có thể được người ta tôn lên ngang hàng với Thiên Chúa, thậm chí cao hơn Thiên Chúa nữa !

5. Tôi thử xét lại liên hệ của tôi với tiền của xem tôi đang làm chủ nó hay làm nô lệ nó :

– Tôi vẫn còn làm chủ nó : khi tôi dám đem nó đi cho người khác, dám đưa nó cho người khác mượn, dám bỏ nó, khi tôi mất nó mà không đến nỗi như mất hồn…

– Tôi đã thành nô lệ nó khi ngày đêm tôi nghĩ tới nó, khi tôi trọng nó hơn tất cả mọi người khác, khi tôi sợ mất nó, khi vì nó mà tôi dám làm điều xấu…

6. Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm ông sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Khi đi, Phùng Nguyên hỏi :

– Ngài có định mua gì về không ?

– Xem thứ gì nhà ta chưa có thì mua.

Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng : “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”, rồi chẳng tính gì gốc lãi, đem đống văn tự ra đốt sạch.

Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân rằng :

– Nhà Ngài không thiếu thứ gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm phép mua ở đất Tiết cho Ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý Ngài.

Về sau, Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đây nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên :

– Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước. (Góp nhặt)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 24 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 15, 1-10 hoặc 1-32

Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!” Cũng vậy, Tôi bảo các ông: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải. 

“Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: ‘Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất’. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”.

SUY NIỆM:

Con đường của Tin Mừng là con đường sám hối và đổi mới. Chúa Giêsu đã khẳng định điều đó: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.”

Hình ảnh những người “tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe người giảng” chính là hình ảnh để quảng bá cho Tin mừng của Chúa Giêsu, Tin mừng dành cho những người biết sám hối; Vì sự thật của Tin mừng là Thiên Chúa tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất.

Ngược lại, những ai tự hào mình là người công chính thì họ sẽ không cần đến ơn cứu độ của Thiên Chúa, họ không “đến gần Chúa Giêsu để nghe người giảng”, vì họ cho rằng lời giảng dạy đó không cần cho họ.

Thế cho nên, Nước Trời là nơi dành cho những người khiêm tốn chứ không phải cho những người thánh thiện. Để dù cho họ tệ bạc nhưng biết khiêm tốn thì họ sẽ cần đến Thiên Chúa. Ngược lại khi thánh thiện mà loại trừ Thiên Chúa, thì đó chỉ là sự thánh thiện giả tạo.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết rằng mình chưa hoàn hảo, thậm chí rất tệ hại; Nhưng tin tưởng rằng nếu con biết chạy đến với Chúa bằng tất cả sự khiêm tốn, tự hạ thì con sẽ được Tình Yêu của Ngài thánh hóa.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 7, 1-10

Khi ấy, lúc Chúa Giêsu đã nói với dân chúng xong, Người vào Capharnaum. Bấy giờ một viên sĩ quan có tên đầy tớ thân tín bị bệnh gần chết. Nghe nói về Chúa Giêsu, ông sai vài người kỳ lão Do-thái đi xin Người đến cứu chữa đầy tớ ông. Họ đến gần Chúa Giêsu và van xin Người rằng: “Ông ta đáng được Thầy ban cho ơn đó, vì thật ông yêu mến dân ta, và chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta”. Chúa Giêsu đi với họ, và khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này sai mấy người bạn đến thưa Người rằng: “Lạy Thầy, không dám phiền Thầy hơn nữa, vì tôi không xứng đáng được Thầy vào nhà tôi, cũng như tôi nghĩ tôi không xứng đáng đi mời Thầy, nhưng xin Thầy phán một lời, thì đầy tớ tôi được lành mạnh. Vì tôi cũng chỉ là một sĩ quan cấp dưới, (tuy nhiên) tôi có những lính dưới quyền tôi, tôi bảo người này đi, thì nó đi; bảo người khác lại, thì nó lại; và bảo đầy tớ tôi làm cái này, thì nó làm”.

Nghe nói thế, Chúa Giêsu ngạc nhiên và quay lại nói với đám đông theo Người rằng: “Ta nói thật với các ngươi, cả trong dân Israel, Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy”. Và những người được sai đi, khi về tới nhà, thấy tên đầy tớ lành mạnh.  

SUY NIỆM:

Dù là ai, làm gì, có tin Chúa hay không… nhưng nếu biết thương xót, nhạy cảm với đau khổ của người khác và ra tay cứu giúp thì những người đó đang sống trong Nước Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đến thế gian để loan báo Tin mừng cứu độ. Tin mừng đó làm cho người ta được trở nên giống Chúa trong mọi sự. Tin mừng đó làm cho người ta được sống trong Vương quốc của Tình Yêu.

Rõ ràng viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay không biết Chúa Giêsu, nhưng chỉ vì ông quan tâm đến người đầy tớ của mình nên ông đã cậy người đến với Chúa Giêsu với mục đích chữa lành cho tên đầy tớ của ông ta. Chỉ hành động như thế thôi mà ông được Chúa Giêsu khẳng định: “Ta nói thật với các ngươi, cả trong dân Israel, Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy”.

Như vậy, lòng tin hệ tại ở thái độ cư xử giống Chúa Giêsu là biết quan tâm đến người khác để lo lắng, chăm sóc cho họ, nhất là để họ được hạnh phúc trọn vẹn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết trau dồi niềm tin của mình bằng hành động bác ái, yêu thương đối với những người xung quanh. Xin cho con biết giống Chúa để lo lắng cho mọi người, nhất là những người thấp kém trong xã hội hôm nay.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 7, 11-17

Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó. Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: “Đừng khóc nữa”. Đoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.

Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người”. Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận.  

SUY NIỆM:

Cái chết của một thanh niên làm người mẹ đau đến thắt ruột, hàng xóm láng giềng cũng thông cảm với bà và tiếc nuối cho cậu thanh niên… Nhưng tất cả đều chỉ dừng lại ở hành động tiễn đưa cho đến cuối đoạn đường dương thế.

Chúa Giêsu thì không. Ngài không chỉ dừng lại ở tiếc thương, vì nơi Ngài không có sự tiếc nuối, mà Ngài là yêu thương, nên hành động của Ngài là ra tay để cho tình yêu được tiếp nối.

Chúa Giêsu không đưa người ta đến cuối đoạn đường, vì nơi Ngài là sự vĩnh cửu; Ngài đưa họ vào sự sống đời đời qua hình ảnh cho người thanh niên sống lại.

Quả  thật, qua hành động của Chúa Giêsu, Luca kể lại: “Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người”.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết bắt chước Chúa để đồng cảm với mọi cảnh huống của cuộc đời, và biết ra tay để chia sẻ với những người cùng khốn.

THỨ TƯ- 14/09 : SUY TÔN THÁNH GIÁ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 3, 13-17

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng: “Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.

“Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”.  

SUY NIỆM:

Hình ảnh cây thập giá cho biết ý định của Thiên Chúa: “Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”.

Nếu luận phạt, Ngài đã ngồi trên cung điện, trên ngai tòa để xét xử. Nhưng Ngài đã dùng cây thập giá là hình phạt cho con người để từ đó chung chia nỗi đau do tội lỗi với con người.

Sự chung chia này không phải bằng cách Ngài phạm tội, nhưng bằng cách chấp nhận hình phạt của  tội; không phải bằng cách “chạy án” để khỏi mang lấy hình phạt, nhưng sẵn sàng gánh lấy cho đến cùng với con người.

Thiên Chúa không muốn luận phạt, kết án con người, nhưng qua cây thập giá Ngài muốn cứu độ và giải thoát con người. Vì thế để được cứu độ và giải thoát, con người cần phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa Giêsu.

Thập giá đây là hình ảnh của gánh nặng bởi cuộc sống mưu sinh, bởi công việc, bởi bổn phận và bởi những nặng nề do cám dỗ, tội lỗi, và những chán chường…

Hãy mạnh dạn vác lấy vì tin rằng Chúa đã, đang và sẽ cùng vác với chúng ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn lên cây thập giá mỗi khi đức tin con chao đảo, mỗi khi con chán nản, mệt mỏi… vì gánh nặng của biết bao lo toan và nhất là vì gánh nặng của tội lỗi.

THỨ NĂM- 15/09: ĐỨC MẸ SẦU BI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 19, 25-27

Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Clopas, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình. 

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu đã dùng cây thập giá để cứu độ con người, còn Mẹ Maria đã hiệp thông trọn vẹn với ơn cứu độ đó bằng cách gánh lấy nỗi đau của con mình.

Sự Sầu Bi của Đức Mẹ không phải là buồn phiền vì những đau khổ xảy đến cho mình, và nhất là cho Con của Mẹ; nhưng Sầu Bi là trong tất cả mọi đau khổ mẹ đều hiệp thông với Thiên Chúa. Vì thế, nỗi đau khổ đó không còn là nỗi đau khổ của riêng Mẹ, nhưng là nỗi đau khổ của Thiên Chúa: tất cả vì tội lỗi của nhân loại.

Con người mang lấy hậu quả của tội nguyên tổ nên gánh lấy đau khổ do bệnh tật, bất hạnh, tội lỗi và cái chết. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa và dấu chấm hết cho con người nếu họ gánh lấy một mình.

Nhưng nếu biết kết hợp cùng Chúa Giêsu, thì tất cả những đau khổ đó sẽ được thánh hóa để mang lại lợi ích thiêng liêng cho bản thân và góp phần thánh hóa nhân loại.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Mẹ Maria, xin cho con biết chia sẻ cùng Mẹ mọi gánh nặng trong cuộc đời, để được Mẹ gánh cùng con; Vì con tin chắc rằng, gánh nặng của Mẹ, đau khổ của Mẹ sẽ được Con Mẹ đưa vào cuộc khổ nạn của Ngài, từ đó sinh ơn cứu độ cho con.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 8, 1-3

Khi ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người. 

SUY NIỆM:

Trên bước đường loan báo Tin Mừng, có nhiều người cùng chia sẻ sứ mạng với Đức Giêsu. Trong số đó có nhóm Mười Hai là những người kề vai sát cánh với Chúa Giêsu.

Kế đến là những người thành tâm thiện chí, trong đó phải kể đến những người phụ nữ, là thành phần thấp cổ, bé miệng trong dân thời bấy giờ; nhưng họ đã chia sẻ với Chúa Giêsu tất cả những gì mình có bằng tất cả tấm lòng thành.

Môn đệ Đức Giêsu là những người chia sẻ sứ mạng loan báo Tin mừng với Ngài bằng tất cả khả năng và những gì mình có, để góp phần cho nhiều người biết đến Nước Thiên Chúa.

Chính vì thế thay vì bận tâm đến việc Chúa sẽ làm gì cho ta, hãy nghĩ đến việc ta đã góp phần như thế nào trong việc loan báo Tin mừng.

Đừng đòi Chúa, đòi Giáo hội những quyền lợi cho riêng mình, hãy tin chắc rằng Chúa biết cách để lo liệu cho ta; thay vào đó hãy cố gắng mỗi ngày cộng tác với Chúa, với Giáo hội bằng tất cả khả năng Chúa ban.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con lòng quảng đại để không tiếc nuối những gì mình có, mà sẵn sàng dâng hiến tất cả để cộng tác với Chúa nhằm loan báo Tin mừng; Tin mừng mà chính con đã được đón nhận bởi lòng thương xót của Chúa.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 8, 4-15

Khi ấy, có đông dân chúng tụ họp lại, và người ta từ các thị trấn đến cùng Chúa Giêsu. Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo hạt giống ra đi gieo hạt giống mình. Và đang khi gieo, có hạt rơi xuống bên vệ đường, bị người ta chà đạp và chim trời đến ăn đi. Hạt khác rơi trên đá sỏi, vừa mọc lên liền héo đi, vì không có đất ẩm. Hạt khác rơi vào bụi gai, và gai góc cùng mọc lên, bóp nghẹt nó. Hạt khác rơi vào đất tốt, đã mọc lên và kết quả gấp trăm”. 

Khi nói những lời đó, Người kêu lên rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”. Bấy giờ các môn đệ hỏi Người dụ ngôn đó ý nghĩa thế nào. Người nói rằng: “Phần các con, thì cho các con biết những mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; đối với người khác, thì dùng dụ ngôn, để chúng xem mà không thấy, nghe mà không hiểu. Dụ ngôn đó có nghĩa thế này: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những hạt rơi bên vệ đường, tức là những người đã nghe, nhưng rồi quỷ tới và cướp lời khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Những hạt rơi trên đá sỏi là những người, khi nghe thì vui vẻ đón nhận lời Chúa, nhưng họ không đâm rễ, họ chỉ tin tưởng nhất thời, và khi đến giờ thử thách, thì tháo lui. Hạt rơi vào bụi gai, là những người đã nghe, nhưng khi đi đường, những mối lo nghĩ, sự giàu có và thú vui của đời sống bóp nghẹt và họ không sinh hoa kết quả. Còn như hạt rơi trong đất tốt, là những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”. 

SUY NIỆM:

Hạt giống từ trong thúng được bàn tay người gieo giống tung ra. Chắc chắn những hạt giống đó mẫy, căng tràn sức sống, đợi chờ để nảy mầm, lớn lên, sinh nhiều bông hạt, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người gieo trồng.

Tuy nhiên, đôi chân người gieo giống cứ bước tới trên mọi nẻo đường: đường chông gai, đường sỏi đá, đường nhiều cỏ dại và cả đường có mảnh đất tốt đã cày, đã xới, đã ngâm nước đợi chờ hạt giống.

Kết quả tùy thuộc vào loại đất. Dĩ nhiên những mảnh đất được đầu tư, đạt yêu cầu sẽ cho một vụ mùa tươi tốt, bội thu. Còn mảnh đất nào không đạt chuẩn thì sẽ không mang lại kết quả, hoặc kết quả rất kém.

Tâm hồn của người Kitô hữu như mảnh đất: có khi bên vệ đường, có khi gai góc mọc um tùm, có khi có dại chen đầy mặt đất, có khi cằn cỗi vì sỏi đá, và cũng có khi được cày bừa cẩn thận.

Thái độ cày bừa chính là nổ lực sống đức tin mỗi ngày theo lời Chúa dạy để bỏ bớt những gì bất xứng, để đổ đầy những gì cần thiết cho mảnh đất tâm hồn đó.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con sự siêng năng để cải tạo mảnh đất tâm hồn mỗi ngày bằng cầu nguyện, xét mình và lãnh nhận bí tích, nhất là bí tích Giải tội.    

Hạt giống nảy mầm | Tuần 24 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN

Lc 15,1-32

A. Hạt giống…

Khung cảnh : thấy Chúa Giêsu gần gũi với những người tội lỗi đến gần, nhóm Pharisêu và Kinh sư trách Ngài. Chúa Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.

Có 3 dụ ngôn : 1 con chiên trong số 100 con bị mất, 1 đồng trong số 10 đồng bị đánh rơi, và 1 đứa trong hai đứa con bỏ nhà đi hoang. Tỷ lệ mất mát ngày càng cao (1/100 🡪 1/10 🡪 ½ ). Giá trị những thứ bị mất cũng ngày càng cao (1 con vật, đồng bạc – người ta thường nói “đồng tiền liền khúc ruột – và 1 đứa con). Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng. 

B. … nảy mầm.

1. Thật cảm động thái độ ân cần của người chăn chiên đối với con chiên đi lạc : chỉ vì một con chiên nhỏ trong bầy 100 con mà đành bỏ mọi việc để chỉ làm một việc là đi tìm nó, tìm thấy rồi thì vác nó trên vai, mời bạn bè và hàng xóm đến chung vui. Thái độ của người đàn bà mất tiền cũng thế : chỉ một đồng quan mà tìm rất cực khổ và kỹ lưỡng : thắp đèn, quét nhà, moi móc, và cũng mời bạn bè hàng xóm chung vui khi tìm thấy. Nhưng cảm động hơn nữa là cảnh trên thiên đàng : “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Chúng ta hãy im lặng. Không cần suy nghĩ, chỉ chiêm ngưỡng, cảm xúc và cảm tạ tình thương vô biên của Chúa đối với tội nhân. 

2. “… hơn là vì 99 người công chính không cần phải sám hối ăn năn” : Những kẻ thấy mình “không cần phải sám hối ăn năn” là những người nghĩ rằng mình “công chính”, nhưng thực ra họ không phải là người “công chính” thật. 99 người như thế không đáng là gì cả so với chỉ một người biết mình tội lỗi nên ăn năn sám hối.

3. “Một trong những hiện tượng tiêu cực rất phổ biến, đó là ở đâu và thời nào tâm lý con người cũng giống nhau : ai cũng tự đặt mình vào tư thế quan tòa để xét xử, kết án người khác. Chúa Giêsu cảm thông tha thứ mọi yếu hèn của con người. Ngài đồng bàn với người tội lỗi, thể hiện tình bạn với họ. Nhưng chỉ có một thái độ Ngài không thể dung tha, đó là thái độ của những người tự cho mình thánh thiện tẩy chay và kết án người khác. Chúa Giêsu không chấp nhận thái độ như thế, vì đó là tước quyền Thiên Chúa : chỉ một mình Ngài mới có quyền xét xử”. (Trích “Mỗi ngày một tin vui”)

4. “Xin chung vui với tôi vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất”. (Lc 15,6)

Vui với tôi bạn nhé, tôi lại tìm thấy được tình yêu. Đôi mắt tôi không còn nhìn anh em với những thành kiến hẹp hòi. Lời nói tôi thôi làm bạn đau đớn. Tai tôi biết lắng nghe bạn trân trọng, cảm thông. Bàn tay tôi trong tay bạn, ấm nóng yêu thương nhiệt thành. Và tôi đến với bạn với cả tấm lòng của kẻ nhận ra mình được Thiên Chúa yêu thương. Người đặt tình yêu của mình trong hình ảnh bạn và trong mắt tôi.

Tạ ơn Chúa đã cho con hạnh phúc của người tìm lại được tình yêu bị lãng quên. Xin Cha cho con luôn biết gìn giữ, trân trọng tình yêu của người. (Hosanna) 

5. Nhà truyền giáo T.R. Stevenson ở Thượng hải kể : một thương gia giầu có ở Quảng đông có hai con trai, người con lớn thường kết bè tụ đảng với bọn bất lương phá phách làng xóm. Một lần, quá túng, hắn dẫn cả một băng về cướp ngay tại nhà mình. Khi tội hắn bị lộ, người cha cho người đến nói với hắn : nếu biết đường cải tà qui chánh thì sẽ được tha. Người nhắn còn bảo đây là lần gia ân cuối cùng của ông chủ. Hắn chầm chậm đứng lên và quay về nhà cha. Một bữa tiệc đón tiếp xem ra cũng vui vẻ, nhưng trong đĩa thức ăn của hắn có bỏ thuốc độc. Hắn chết ngay đêm đó, nhưng người cha không bị ra tòa vì theo luật Trung hoa, cha có quyền giết con. Từ câu chuyện này, các nhà truyền giáo thường đem đối chiếu với đoạn 15 Tin Mừng thánh Luca.

6. Riêng dụ ngôn người cha nhân từ giống như một bộ tranh gồm 3 bức. Bức nào cũng đáng ta chiêm ngưỡng :

– Hãy nhìn bức tranh người cha, và chiêm ngưỡng tấm lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa.

– Hãy nhìn bức tranh đứa em, để suy nghĩ về con đường hư đốn của kẻ tội lỗi và con đường trở về của kẻ sám hối.

– Hãy nhìn bức tranh người anh, để thấy cõi lòng “người công chính” có thể trở nên hẹp hòi như thế nào.

7. Một bà già thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo : “Lần sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại. 

– Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

– Thế bà có hỏi Ngài không ?

– Thưa có chứ.

Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

– Bà hỏi thế nào ?

– Thì con hỏi y như Cha đã bảo : “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?”

Cha xứ càng hồi hộp thêm :

– Vậy Chúa có trả lời không ?

– Có chứ.

Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :

– Chúa nói sao ?

– Chúa nói : “Ta đã quên hết rồi”.

Cha xứ thở phào nhẹ nhõm. (Kể theo Đức Cha Px NVT)

8. “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng”. (Lc 15,29-30)

“Con trai của ba ! Hôm nay em con trở về. Cha biết con không thích và ganh tị với em. Điều này thì hợp lý vì nó đã ăn chơi đến tán gia bại sản mà khi quay về lại được cha yêu mến ! Nhưng con hãy thương cậu em một chút. Nó thiếu tình thương cha, tình cảm bạn bè, sự đầm ấm của gia đình, thậm chí còn bị khinh chê và đã từng nơm nớp lo sợ vì một nắm cám heo nhét cho đầy bụng. Lúc đó con mới thấy hạnh phúc biết chừng nào khi được sống cạnh cha, trong gia đình ấm cúng, nơi mà tất cả những gì của cha đều là của con. Vậy thì con ơi, có lẽ nào lại không muốn em con hạnh phúc như con. Hãy vui lên vì bây giờ bên cạnh con còn có thêm một người em nữa và niềm vui của chúng ta sẽ được nhân lên gấp bội…”

Lạy Cha, xin cho con cảm thấy hạnh phúc khi được sống bên cạnh Cha. (Hosanna) 

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 23 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 14, 25-33

Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta.

“Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: ‘Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi’.

“Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.  

SUY NIỆM:

Tình Yêu là dấn thân, chọn lựa là hy sinh. 

Nhiều người cùng đi với Chúa Giêsu, nhưng mấy ai  dấn thân theo Ngài? Vì dấn thân phải xuất phát từ một tình yêu chân thành để traohiến trọn vẹn cho người mình yêu. Cùng đi, cùng ở, cùng hành động, cùng chia sẻ mọi sự với người mình yêu.

Và dấn thân thì phải chọn lựa giữa những gì liên quan đến ngườimình yêu và những thứ liên quan đến điều mình thích.

Sự chọn lựa đòi hỏi phải hy sinh. Nếu không có hy sinh không phảichọn lựa, và không có chọn lựa thì không cần hy sinh.

Dĩ  nhiên như đã nói, những thứ ta chọn lựa là hai giá trị, một củangười mình yêu và một của những điều mình thích.

Nếu ta thích điều người yêu muốn, điều Chúa muốn thì ok, bằngngược lại thì rõ ràng cần phải có hy sinh.

Hy sinh nào cũng có giá trị của nó, nhưng hy sinh vì yêu là giá trị caocả nhất.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con dám yêu hết mình và dám sống hết tìnhcho Giêsu, tình yêu đích thực của  chúng con.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 6-11

Một ngày sa-bát khác, Đức Giê-su cũng vào hội đường và giảng dạy. Ở đó có một người bị khô bại tay phải. Các kinh sư và những người Pha-ri-sêu rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tìm được cớ tố cáo Người. Nhưng Người biết họ đang suy nghĩ như thế, nên bảo người bại tay: “Anh trỗi dậy, ra đứng giữa đây!” Người ấy liền trỗi dậy và đứng đó. Đức Giê-su nói với họ: “Tôi xin hỏi các ông: ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt?” Người rảo mắt nhìn họ tất cả, rồi bảo người bại tay: “Anh giơ tay ra!” Anh ấy làm như vậy và tay anh liền trở lại bình thường. Nhưng họ thì giận điên lên, và bàn nhau xem có làm gì được Đức Giê-su không.

SUY NIỆM:

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, nhưng vì sự dữ mà con người trở nên bất toàn. Giống hình ảnh Ngài, một vì Thiên Chúa yêu thương, phục vụ người khác. Đôi bàn tay chính là hình ảnh của việc phục vụ cụ thể nhất.

Người thanh niên trong đoạn Tin Mừng hôm nay bị khô bại tay phải, vì thế anh sẽ bị hạn chế một số việc trong cuộc sống phát xuất từ đôi tay. Khó làm ăn kiếm sống, khó khăn trong sinh hoạt, khó trao cho người khác một món đồ nào đó, … nói chung là khó lo cho mình và cho người khác.

Cuộc sống mà thiếu phục vụ sẽ mất đi niềm vui vì cảm thấy mình vô dụng. Vì vậy Đức Giêsu phải trả lại hình ảnh Thiên Chúa nơi bản thân anh qua việc trả lại thân xác bình thường, qua viêc phục hồi khả năng phục vụ của anh ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã cho con được khỏe mạnh, lành lặn, hoặc ít nhất được như hiện tại. Xin cho con biết dùng đôi tay mình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, trao ban tình yêu thương cách chân thành cho mọi người xung quanh.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6,12-19

Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ. Ðó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Ðức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđon đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

SUY NIỆM:

Mỗi con người là một huyền nhiệm trong cái nhìn của Chúa. Đức Giêsu đã thức suốt đêm để cầu nguyện hầu chọn 12 Tông đồ là những người sẽ chung vai sát cánh với Ngài trên bước đường loan báo Tin Mừng, đủ để cho thấy mỗi người là riêng biệt trong cái nhìn của Chúa.

Nhưng cái nhìn này cũng rất mầu nhiệm vì 12 Tông đồ không phải là những con người xuất sắc, nhưng rất bình thường, thậm chí tầm thường và có nhiều khiếm khuyết trong cái nhìn của người đời. Ấy vậy mà Đức Giêsu lại chọn họ làm nền tảng xây dựng Hội thánh của Ngài ở trần gian.

Dù người đời có nhìn như thế nào đi chăng nữa, thì các Tông đồ vẫn mãi mãi là những người được Chúa yêu thương, tin tưởng và chọn gọi. Ngài nhìn họ bằng một tình yêu và hy vọng. Những ai sống trong tình yêu để dấn thân cho huyền nhiệm của tình yêu đó thì chắc chắn họ sẽ là tương lai tốt đẹp cho niềm hy vọng của Thiên Chúa, bằng ngược lại họ sẽ làm cho niềm hy vọng của Ngài trở nên vô hiệu.

Chắc chắn trong khi cầu nguyện, khuôn mặt của Giuđa cũng hiện lên như khuôn mặt Simon Phêrô, Gioan và các môn đệ khác. Tất cả họ đều có cái đáng yêu riêng trong cái nhìn đầy yêu thương của Chúa; và chắc chắn Ngài cũng biết khuyết điểm riêng của từng người, nhưng Ngài vẫn tôn trọng và chờ đợi họ trong tương lai.

Mỗi người là một cá vị trong tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa, vì theo sinh học không ai giống nhau dù thế giới có hàng tỉ người. Họ là riêng tư trong hồng ân cứu độ vì Thiên Chúa có cách cứu độ của Ngài cho từng người. Họ là từng người một trong tác động của Thánh Thần, vì Thánh Thần “thổi” mỗi người một cách khác nhau.

CẦU NGUYỆN: 

Lạy Chúa, xin cho chúng con cảm nghiệm để sống tình yêu riêng tư với Ngài, vì Ngài đã nói với chúng con : “Con là của riêng ta”. Đừng để con phân bì với những may mắn của người khác, hoặc tự cao với những khả năng của mình, vì mỗi người đều có chương trình của riêng Chúa dành cho họ. Hãy sống và làm lan tỏa nét đẹp của Chúa nơi chính bản thân mình bằng tất cả những gì Chúa trao. 

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 20-26

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:

“Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

“Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả”.    

SUY NIỆM:

Ngược đời chăng khi nghèo khó, đói khát, khóc lóc, thù ghét lại là những điều được Chúa Giêsu chúc phúc. Và ngược lại, giàu có, no nê, vui cười, được ca tụng lại là những điều “khốn” đối với Chúa Giêsu. Nếu đạo của Chúa mang đến những điều như vậy,con đường của Chúa dẫn đến hậu quả như thế thì đáng tin, đáng theo không?

Tuy nhiên, “phúc” và “khốn” mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây vượt xacái nhìn tự nhiên của con người. Cái “Phúc” chính là thái độ chọnChúa làm chủ tế, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đặt niềm trông cậynơi Ngài.

Cái “Khốn” là do người ta chọn lựa những giá trị chóng qua mà bỏ Chúa, nên dù họ có giàu có, no nê, vui cười, được ca tụng… mà không có Chúa, thì những điều đó cũng chẳng ích gì.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, hạnh phúc của con là nơi Chúa. Xin cho con biết từ bỏ tấtcả để chỉ tìm kiếm một mình Chúa mà thôi.

THỨ NĂM : 08.09.2021 – SINH NHẬT ĐỨC MARIA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 1, 1-16.18-23

Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này;3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; ông Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.

Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

SUY NIỆM:

Tại sao ngày sinh nhật của Đức Maria, Lời Chúa cho chúng ta gia phả của Chúa Giêsu? Thưa vì cả Đức Maria và Chúa Giêsu đều nằmtrong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại.

Ngày sinh của Mẹ cũng sẽ bình thường như bao nhiêu thiếu nữ khácnếu ngày sinh đó không được tiếp nối bởi việc Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô; nghĩa là ngày sinh nhật của Mẹ vĩ đại vì Mẹ đã được diễm phúc sinhra Đấng Cứu Thế.

Nhờ việc đón nhận lời truyền tin, cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡngChúa Giêsu, và nhất là cùng bước đi trên con đường khổ nạn của Con Mẹ mà cả cuộc đời của Mẹ được Giáo hội tôn vinh, trong đó có ngàysinh của Mẹ.

Từ nơi Mẹ chúng ta nhận ra một con đường để trở nên vĩ đại. Đó không phải do học thức, do địa vị, do giàu sang… nhưng Mẹ vĩ đại vì cuộc đời của Mẹ gắn liền với  cuộc đời của Đấng Cứu Thế.

Con đường để trở nên vĩ đại là bước vào cuộc đời của Đức Giêsu nhưĐức Maria. Khi ta bước vào cuộc đời của Đức Giêsu là ta liên lụy đếnmọi thứ thuộc về Ngài: cách sống của Ngài, con đường khổ nạn củaNgài, và dĩ nhiên cũng sẽ là vinh quang của Ngài.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã ban cho con người Mẹ vĩ đạivì đã sống trọn vẹn con đường của Chúa. Từ đó mở ra con đườngđể chúng con nên vĩ đại, đó là con đường gắn bó với Đức Giêsu. Xincho chúng con dù bất cứ cảnh ngộ nào cũng có thể liên kết với ĐứcGiêsu: khi vui, khi thương, khi mừng, và nhất là khi làm sáng danhChúa.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 39-42

Khi ấy, Đức Giêsu kể cho môn đệ nghe dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? Học trò không hơn Thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng Thầy mà thôi.  Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”

SUY NIỆM:

Vấn đề Đức Giêsu nói đến trong đoạn Tin mừng hôm nay là việc có những người tưởng mình “sáng mắt” để lên mặt dạy đời, chỉ đường dẫn lối cho người khác. Đó chính là sự phê bình, chỉ trích, kết án người khác, trong khi chính bản thân mình cũng đầy những khuyết điểm.

Dĩ nhiên không phải ta không có những nhận định, ý kiến của riêng mình, nhưng vấn đề ở đây là thái độ kết án người khác. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền kết án, nhưng trớ trêu là Ngài lại không kết án; trong khi con người lại kết án lẫn nhau.

Kết án người khác trong khi mình cũng đầy dẫy tội lỗi là thái độ đạo đức giả, nghĩa là tỏ ra mình tốt, mình hay, mình hơn người khác…

Hãy khiêm tốn để sửa chữa bản thân mình trước, sau đó mới có kinh nghiệm dẫn đường cho người khác. Sự dẫn đường này không phải là lên mặt dạy đời, nhưng là những kinh nghiệm mà ta đã từng trãi quađể giúp nhau sống tốt hơn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con có lòng đạo đức thật để thấy mình được Chúa xót thương, dù bản thân còn nhiều lắm những bất toàn. Từ đó con cũng biết yêu thương, thông cảm cho anh chị em mình và giúp nhau để sống tốt hơn mỗi ngày.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6,43-49

“Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho. Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra”.

“Tại sao anh em gọi Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa!”, mà anh em không làm điều Thầy dạy?

“Ai đến với Thầy, và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví được như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá huỷ tan tành.

SUY NIỆM:

Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa là Đấng nhất quán trong mọi sự. Ngài là Tình Yêu, nơi Ngài tình yêu được tỏ lộ trọn vẹn ở mọi góc cạnh.

Từ đó người môn đệ đích thực của Đức Kitô cũng phải có sự thống nhất giữa việc lắng nghe và thực hành lời Chúa, giữa lý thuyết của Kitô giáo và thực hành của đạo Chúa Kitô.

Nghe và học lý thuyết về đạo Chúa thì rất dễ và có người thuộc làu làu, nhưng điều quan trọng là có thực hành những gì Chúa dạy hay không mà thôi.

Nhiều khi tôi cũng muốn thực hành điều Chúa dạy vì đó là Chân – Thiện – Mỹ, là những giá trị tốt đẹp vô cùng, nhưng vì những giá trị trước mắt, những lợi ích nhất thời, những sung sướng hiện tại mà tôi ngó lơ lời Chúa: nghe mà không thực hành.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết xây đời mình trên nền tảng lời Chúa. Muốn thế xin cho con biết mạnh dạn từ bỏ lối sống không phù hợp với giới răn của Chúa để con được thống nhất đời mình, rập khuôn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 23 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN

Lc 14,25-33

A. Hạt giống…

1. Khung cảnh : Khi ấy “Có rất nhiều người đi đường với Chúa Giêsu” : họ đang cùng với Chúa Giêsu “tiến lên Giêrusalem”. Nhưng có lẽ họ cho rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian. Để xóa tan hiểu lầm này, Chúa Giêsu nói những lời tiếp theo.

2. Đại ý Chúa Giêsu nói : Ai muốn làm môn đệ Chúa Giêsu (“đi theo” Ngài) thì phải yêu mến Ngài hơn (diễn tả theo kiểu đặc biệt sêmít là “ghét”) tất cả những gì mình tha thiết nhất, chẳng hạn cha mẹ, vợ con, anh em và cả mạng sống mình nữa.

3. Sau đó Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn : Một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định có nên xây hay không. Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ để chọn lựa có nên giao chiến hay không. Cũng thế, nếu biết theo Chúa Giêsu phải chấp nhận từ bỏ tất cả, thì trước khi theo phải tính toán cho kỹ.

B. … nảy mầm.

1. Đây là những lời rất thẳng thắn và chân thành Chúa Giêsu nói rõ với “rất đông người” đang đi theo Ngài. Người ta theo đạo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ. Chúa Giêsu thấy cần nói thẳng với mọi người rằng theo Ngài thì phải từ bỏ (bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống), và lại còn phải vác thập giá. Dĩ nhiên, sự từ bỏ và vác thập giá không phải luôn là hiện thực, nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy khi hoàn cảnh xảy đến thì mới xứng đáng làm môn đệ Ngài. Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ và không muốn vác thập giá. 

2. Có người thờ thập giá nhưng không vác thập giá. Có người quý chuộng thập giá Chúa Giêsu nhưng không quý chuộng thập giá mình. Những người đó không xứng đáng là môn đệ Chúa Giêsu. 

3. “Hãy vác thập giá hằng ngày” : “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục… Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !” (John Newton).

4. “Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, thì không thể làm môn đệ Tôi được”. (Lc 14,27)

Có người đàn ông kia là một Kitô hữu, vợ con ông đều chết cả, tài sản bị tiêu tan, địa vị cũng không còn, chỉ còn duy nhất một đức tin mong manh. Một hôm, ông đến gần một người thợ đang xây nhà thờ, thấy người kia đang đẽo gọt một miếng đá nhỏ để tạo ra một tam giác đứng, ông nhìn hồi lâu  rồi hỏi :

– Anh đang làm gì vậy?

– Bác nhìn lên đỉnh Tháp nhà thờ xem. Ở đó có một chỗ trống. Tôi đang đẽo miếng đá nhỏ này để đặt nó vào đó.

Ông gật gù ngẫm nghĩ, và cảm thấy như thể Chúa nói với mình : “Ta đang đẽo gọt con để con thích  hợp với chỗ trống trong công trình của Ta…”, và ông rời chỗ ấy ra đi, tràn nước mắt hạnh phúc.

Lạy Chúa, mấy hôm nay con đang chán nản vì những thử thách nặng nề. Xin cho con đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để con vác thập giá đi theo Chúa. (Hosanna)

[Bài học] Sách Công vụ Tông đồ| Bài 10: Ơn gọi của Saolô

Chương 9: Ơn gọi của Saolô (9,1-31)

Chương này được chia làm 3 phần:

1. Saolô được gọi làm Tông Đồ (9,1-19a): Trên đường đi Đamát để bắt các tín hữu, Saolô đã gặp Đấng Phục Sinh. Một luồng sáng từ trời quật ông từ trên ngựa ngã xuống đất, và ông nghe lời Đức Giêsu chất vấn ông. Sau biến cố ấy, Saolô đã bị mù. Đức Giêsu đã hiện ra với Khanania và sai ông đến đặt tay trên Saolô để ông được sáng mắt.

2. Saolô rao giảng tại Đamát (9,19b-25): Saolô đã bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống của người môn đệ Đức Kitô. Ông giảng dạy về Chúa Giêsu trong các hội đường Do Thái ở Đamát. Sau đó, người Do Thái âm mưu bách hại Saolô. Tuy nhiên, nhờ các đồ đệ, ông đã trốn thoát.

3. Saolô tới thăm Giêrusalem (9,26-31): Ra khỏi Đamát, ông thẳng tiến Giêrusalem để trình diện và nhập đoàn với các tín hữu. Ông muốn liên kết với giáo đoàn mẹ và trình diện với những vị hữu trách của Hội thánh. Nhờ Barnaba bảo lãnh, các Tông đồ tại Giêrusalem đã đón nhận ông một cách nồng nhiệt. Ông tiếp tục rao giảng về Chúa Giêsu cho những người Do Thái.

Bước 1: Làm dấu Thánh Giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc