Monday, September 16, 2024
spot_img

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 23 | Mùa Thường niên | Năm C   

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 14, 25-33

Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta.

“Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: ‘Tên này khởi sự xây cất mà không hoàn thành nổi’.

“Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. Cũng thế, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.  

SUY NIỆM:

Tình Yêu là dấn thân, chọn lựa là hy sinh. 

Nhiều người cùng đi với Chúa Giêsu, nhưng mấy ai  dấn thân theo Ngài? Vì dấn thân phải xuất phát từ một tình yêu chân thành để traohiến trọn vẹn cho người mình yêu. Cùng đi, cùng ở, cùng hành động, cùng chia sẻ mọi sự với người mình yêu.

Và dấn thân thì phải chọn lựa giữa những gì liên quan đến ngườimình yêu và những thứ liên quan đến điều mình thích.

Sự chọn lựa đòi hỏi phải hy sinh. Nếu không có hy sinh không phảichọn lựa, và không có chọn lựa thì không cần hy sinh.

Dĩ  nhiên như đã nói, những thứ ta chọn lựa là hai giá trị, một củangười mình yêu và một của những điều mình thích.

Nếu ta thích điều người yêu muốn, điều Chúa muốn thì ok, bằngngược lại thì rõ ràng cần phải có hy sinh.

Hy sinh nào cũng có giá trị của nó, nhưng hy sinh vì yêu là giá trị caocả nhất.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con dám yêu hết mình và dám sống hết tìnhcho Giêsu, tình yêu đích thực của  chúng con.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 6-11

Một ngày sa-bát khác, Đức Giê-su cũng vào hội đường và giảng dạy. Ở đó có một người bị khô bại tay phải. Các kinh sư và những người Pha-ri-sêu rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tìm được cớ tố cáo Người. Nhưng Người biết họ đang suy nghĩ như thế, nên bảo người bại tay: “Anh trỗi dậy, ra đứng giữa đây!” Người ấy liền trỗi dậy và đứng đó. Đức Giê-su nói với họ: “Tôi xin hỏi các ông: ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt?” Người rảo mắt nhìn họ tất cả, rồi bảo người bại tay: “Anh giơ tay ra!” Anh ấy làm như vậy và tay anh liền trở lại bình thường. Nhưng họ thì giận điên lên, và bàn nhau xem có làm gì được Đức Giê-su không.

SUY NIỆM:

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, nhưng vì sự dữ mà con người trở nên bất toàn. Giống hình ảnh Ngài, một vì Thiên Chúa yêu thương, phục vụ người khác. Đôi bàn tay chính là hình ảnh của việc phục vụ cụ thể nhất.

Người thanh niên trong đoạn Tin Mừng hôm nay bị khô bại tay phải, vì thế anh sẽ bị hạn chế một số việc trong cuộc sống phát xuất từ đôi tay. Khó làm ăn kiếm sống, khó khăn trong sinh hoạt, khó trao cho người khác một món đồ nào đó, … nói chung là khó lo cho mình và cho người khác.

Cuộc sống mà thiếu phục vụ sẽ mất đi niềm vui vì cảm thấy mình vô dụng. Vì vậy Đức Giêsu phải trả lại hình ảnh Thiên Chúa nơi bản thân anh qua việc trả lại thân xác bình thường, qua viêc phục hồi khả năng phục vụ của anh ta.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã cho con được khỏe mạnh, lành lặn, hoặc ít nhất được như hiện tại. Xin cho con biết dùng đôi tay mình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, trao ban tình yêu thương cách chân thành cho mọi người xung quanh.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6,12-19

Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ. Ðó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Ðức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđon đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

SUY NIỆM:

Mỗi con người là một huyền nhiệm trong cái nhìn của Chúa. Đức Giêsu đã thức suốt đêm để cầu nguyện hầu chọn 12 Tông đồ là những người sẽ chung vai sát cánh với Ngài trên bước đường loan báo Tin Mừng, đủ để cho thấy mỗi người là riêng biệt trong cái nhìn của Chúa.

Nhưng cái nhìn này cũng rất mầu nhiệm vì 12 Tông đồ không phải là những con người xuất sắc, nhưng rất bình thường, thậm chí tầm thường và có nhiều khiếm khuyết trong cái nhìn của người đời. Ấy vậy mà Đức Giêsu lại chọn họ làm nền tảng xây dựng Hội thánh của Ngài ở trần gian.

Dù người đời có nhìn như thế nào đi chăng nữa, thì các Tông đồ vẫn mãi mãi là những người được Chúa yêu thương, tin tưởng và chọn gọi. Ngài nhìn họ bằng một tình yêu và hy vọng. Những ai sống trong tình yêu để dấn thân cho huyền nhiệm của tình yêu đó thì chắc chắn họ sẽ là tương lai tốt đẹp cho niềm hy vọng của Thiên Chúa, bằng ngược lại họ sẽ làm cho niềm hy vọng của Ngài trở nên vô hiệu.

Chắc chắn trong khi cầu nguyện, khuôn mặt của Giuđa cũng hiện lên như khuôn mặt Simon Phêrô, Gioan và các môn đệ khác. Tất cả họ đều có cái đáng yêu riêng trong cái nhìn đầy yêu thương của Chúa; và chắc chắn Ngài cũng biết khuyết điểm riêng của từng người, nhưng Ngài vẫn tôn trọng và chờ đợi họ trong tương lai.

Mỗi người là một cá vị trong tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa, vì theo sinh học không ai giống nhau dù thế giới có hàng tỉ người. Họ là riêng tư trong hồng ân cứu độ vì Thiên Chúa có cách cứu độ của Ngài cho từng người. Họ là từng người một trong tác động của Thánh Thần, vì Thánh Thần “thổi” mỗi người một cách khác nhau.

CẦU NGUYỆN: 

Lạy Chúa, xin cho chúng con cảm nghiệm để sống tình yêu riêng tư với Ngài, vì Ngài đã nói với chúng con : “Con là của riêng ta”. Đừng để con phân bì với những may mắn của người khác, hoặc tự cao với những khả năng của mình, vì mỗi người đều có chương trình của riêng Chúa dành cho họ. Hãy sống và làm lan tỏa nét đẹp của Chúa nơi chính bản thân mình bằng tất cả những gì Chúa trao. 

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 20-26

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:

“Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

“Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả”.    

SUY NIỆM:

Ngược đời chăng khi nghèo khó, đói khát, khóc lóc, thù ghét lại là những điều được Chúa Giêsu chúc phúc. Và ngược lại, giàu có, no nê, vui cười, được ca tụng lại là những điều “khốn” đối với Chúa Giêsu. Nếu đạo của Chúa mang đến những điều như vậy,con đường của Chúa dẫn đến hậu quả như thế thì đáng tin, đáng theo không?

Tuy nhiên, “phúc” và “khốn” mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây vượt xacái nhìn tự nhiên của con người. Cái “Phúc” chính là thái độ chọnChúa làm chủ tế, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đặt niềm trông cậynơi Ngài.

Cái “Khốn” là do người ta chọn lựa những giá trị chóng qua mà bỏ Chúa, nên dù họ có giàu có, no nê, vui cười, được ca tụng… mà không có Chúa, thì những điều đó cũng chẳng ích gì.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, hạnh phúc của con là nơi Chúa. Xin cho con biết từ bỏ tấtcả để chỉ tìm kiếm một mình Chúa mà thôi.

THỨ NĂM : 08.09.2021 – SINH NHẬT ĐỨC MARIA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 1, 1-16.18-23

Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này;3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; ông Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.

Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

SUY NIỆM:

Tại sao ngày sinh nhật của Đức Maria, Lời Chúa cho chúng ta gia phả của Chúa Giêsu? Thưa vì cả Đức Maria và Chúa Giêsu đều nằmtrong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại.

Ngày sinh của Mẹ cũng sẽ bình thường như bao nhiêu thiếu nữ khácnếu ngày sinh đó không được tiếp nối bởi việc Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô; nghĩa là ngày sinh nhật của Mẹ vĩ đại vì Mẹ đã được diễm phúc sinhra Đấng Cứu Thế.

Nhờ việc đón nhận lời truyền tin, cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡngChúa Giêsu, và nhất là cùng bước đi trên con đường khổ nạn của Con Mẹ mà cả cuộc đời của Mẹ được Giáo hội tôn vinh, trong đó có ngàysinh của Mẹ.

Từ nơi Mẹ chúng ta nhận ra một con đường để trở nên vĩ đại. Đó không phải do học thức, do địa vị, do giàu sang… nhưng Mẹ vĩ đại vì cuộc đời của Mẹ gắn liền với  cuộc đời của Đấng Cứu Thế.

Con đường để trở nên vĩ đại là bước vào cuộc đời của Đức Giêsu nhưĐức Maria. Khi ta bước vào cuộc đời của Đức Giêsu là ta liên lụy đếnmọi thứ thuộc về Ngài: cách sống của Ngài, con đường khổ nạn củaNgài, và dĩ nhiên cũng sẽ là vinh quang của Ngài.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã ban cho con người Mẹ vĩ đạivì đã sống trọn vẹn con đường của Chúa. Từ đó mở ra con đườngđể chúng con nên vĩ đại, đó là con đường gắn bó với Đức Giêsu. Xincho chúng con dù bất cứ cảnh ngộ nào cũng có thể liên kết với ĐứcGiêsu: khi vui, khi thương, khi mừng, và nhất là khi làm sáng danhChúa.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 39-42

Khi ấy, Đức Giêsu kể cho môn đệ nghe dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? Học trò không hơn Thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng Thầy mà thôi.  Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”

SUY NIỆM:

Vấn đề Đức Giêsu nói đến trong đoạn Tin mừng hôm nay là việc có những người tưởng mình “sáng mắt” để lên mặt dạy đời, chỉ đường dẫn lối cho người khác. Đó chính là sự phê bình, chỉ trích, kết án người khác, trong khi chính bản thân mình cũng đầy những khuyết điểm.

Dĩ nhiên không phải ta không có những nhận định, ý kiến của riêng mình, nhưng vấn đề ở đây là thái độ kết án người khác. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền kết án, nhưng trớ trêu là Ngài lại không kết án; trong khi con người lại kết án lẫn nhau.

Kết án người khác trong khi mình cũng đầy dẫy tội lỗi là thái độ đạo đức giả, nghĩa là tỏ ra mình tốt, mình hay, mình hơn người khác…

Hãy khiêm tốn để sửa chữa bản thân mình trước, sau đó mới có kinh nghiệm dẫn đường cho người khác. Sự dẫn đường này không phải là lên mặt dạy đời, nhưng là những kinh nghiệm mà ta đã từng trãi quađể giúp nhau sống tốt hơn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con có lòng đạo đức thật để thấy mình được Chúa xót thương, dù bản thân còn nhiều lắm những bất toàn. Từ đó con cũng biết yêu thương, thông cảm cho anh chị em mình và giúp nhau để sống tốt hơn mỗi ngày.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6,43-49

“Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho. Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra”.

“Tại sao anh em gọi Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa!”, mà anh em không làm điều Thầy dạy?

“Ai đến với Thầy, và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc. Còn ai nghe mà không thực hành, thì ví được như người xây nhà ngay mặt đất, không nền móng. Nước sông ùa vào, nhà sụp đổ ngay và bị phá huỷ tan tành.

SUY NIỆM:

Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa là Đấng nhất quán trong mọi sự. Ngài là Tình Yêu, nơi Ngài tình yêu được tỏ lộ trọn vẹn ở mọi góc cạnh.

Từ đó người môn đệ đích thực của Đức Kitô cũng phải có sự thống nhất giữa việc lắng nghe và thực hành lời Chúa, giữa lý thuyết của Kitô giáo và thực hành của đạo Chúa Kitô.

Nghe và học lý thuyết về đạo Chúa thì rất dễ và có người thuộc làu làu, nhưng điều quan trọng là có thực hành những gì Chúa dạy hay không mà thôi.

Nhiều khi tôi cũng muốn thực hành điều Chúa dạy vì đó là Chân – Thiện – Mỹ, là những giá trị tốt đẹp vô cùng, nhưng vì những giá trị trước mắt, những lợi ích nhất thời, những sung sướng hiện tại mà tôi ngó lơ lời Chúa: nghe mà không thực hành.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết xây đời mình trên nền tảng lời Chúa. Muốn thế xin cho con biết mạnh dạn từ bỏ lối sống không phù hợp với giới răn của Chúa để con được thống nhất đời mình, rập khuôn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

bài viết mới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here