Monday, May 20, 2024
spot_img
Home Blog Page 31

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 2: Dẫn nhập sách Sáng thế

Dẫn nhập sách Sáng thế này trình bày cho chúng ta nguồn gốc tên gọi, bố cục và nội dung của sách Sáng thế. Cuốn sách này gồm 50 chương, được chia ra làm 4 phần: bắt đầu từ việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và nhân loại, đến câu chuyện ông Abraham, câu chuyện ông Ixaác và ông Giacóp, và sau cùng là câu chuyện thật cảm động về ông Giuse và các anh em bên Ai Cập.

Hạt giống nảy mầm | Tuần Thánh

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Lc 19,28-40

A. Hạt giống…

Trong đoạn này, Luca gói ghém 3 ý tưởng chính :

1. Đức Giêsu đích thân thu xếp cuộc vào thành Giêrusalem, Ngài căn dặn các môn đệ từng chi tiết nhỏ như đi vào làng, tìm gặp một con lừa đã cột sẵn ở một chỗ, cách trả lời với người chủ lừa v.v. Điều này chứng tỏ Ngài coi việc vào thành là quan trọng.

2. Quan trọng thế nào ? Vì qua cuộc vào thành lần này, Ngài sẽ tỏ cho mọi người biết Ngài là vua. Ý nghĩa này thể hiện qua các chi tiết đám rước long trọng (lưng lừa và con đường được lót áo, dân chúng tung hô, lời hoan hô “Chúc tụng Đức Vua”) v.v.

3. Thế nhưng một số người thuộc nhóm Pharisêu vẫn không công nhận vương quyền Ngài và còn đề nghị Ngài quở trách các môn đệ đã tung hô Ngài. Nhưng Đức Giêsu đáp “Họ mà làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên”, nghĩa là dù một số người không công nhận Ngài là vua thì thực chất Ngài cũng vẫn là vua.

B. … nảy mầm.

1. Theo Tin Mừng Luca, tất cả mọi việc làm của Đức Giêsu đều hướng về việc tiến vào Giêrusalem hôm nay. Vào thành này, Ngài sẽ bị bắt, bị hành hạ và giết chết. Nhưng bởi vì đó là sứ mạng của Ngài nên Ngài không ngại và còn vui mừng khi việc này sắp được thực hiện. Ngài quan tâm đến nỗi đích thân thu xếp từng chi tiết nhỏ.

Ước gì chúng ta cũng không bao giờ quên sứ mạng của mình và làm mọi việc để cho sứ mạng ấy được hoàn thành, cho dù hoàn thành bằng cái giá là những đau thương khổ sở.

2. Đức Giêsu là vua, nhưng không giống những ông vua trần thế thích chiến tranh, ưa thống trị, mà là một vị vua khiêm tốn và hiền lành cỡi trên lưng một con lừa nhỏ.

Đức Giêsu là vua đang “cai trị” chúng ta, không bằng uy quyền và kỷ luật sắt, mà bằng tình thương. Lẽ ra chúng ta phải vì thế mà kính mến Ngài, nhưng chúng ta lại vì thế mà coi thường Ngài !

3. Bắt đầu Tuần Thánh, Giáo Hội trình bày Đức Giêsu là vua. Chúng ta phải luôn nhớ điều căn bản này khi theo dõi những diễn biến trong cuộc chịu nạn của Ngài : dù Ngài bị bắt, bị đánh đòn, bị nhục mạ và bị giết chết, Ngài vẫn là vua và mãi mãi là vua. Bởi vì một vị vua đích thực phải là người yêu thương chăm lo cho dân mình, cho dù phải hy sinh bất cứ điều gì.

4. Một ông vua nọ muốn nhìn thấy Chúa. Ông đe dọa tất cả các Linh mục và các nhà thông thái là nếu không chỉ cho ông thấy Chúa, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Trong lúc các vị suy nghĩ tìm cách, thì một người chăn cừu dẫn vua đến bãi cỏ, chỉ lên mặt trời và nói : “Hãy chăm chú nhìn”. Vua cố gắng cách cực khổ rồi gục đầu xuống và hét lên : “Ngươi muốn cho Ta mù phải không ?” 

– Tâu bệ hạ, mặt trời chỉ là một tạo vật của Chúa, một hình ảnh mờ nhạt của Người. Nếu ngài không thể nhìn vào mặt trời, làm sao ngài có thể nhìn vào Chúa. (Góp nhặt).

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần Thánh

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN THÁNH NĂM C

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

TIN MỪNG: Lc 19, 28-40

Khi ấy, Chúa Giêsu đi trước lên Giêrusalem. Và xảy ra là khi Người đến gần Bếtphaghê và Bêtania, giáp núi gọi là núi Cây Dầu, Người sai hai môn đệ đi và bảo rằng: “Các con hãy đến làng trước mặt kia, vừa vào làng, các con sẽ gặp con lừa con cột sẵn đó chưa ai cỡi bao giờ; các con hãy mở dây mà dẫn về. Và nếu có ai hỏi các con “Tại sao các ông mở dây?”, thì hãy nói thế này: “Vì Chúa cần dùng đến nó”. Hai người được sai ra đi, và gặp lừa con đứng đó như Chúa đã bảo. Hai ông đang mở dây lừa con, thì chủ nó hỏi rằng: “Sao các ông mở dây lừa con?” Hai ông đáp: “Vì Chúa cần đến nó”. Hai ông dắt lừa về cho Chúa Giêsu, trải áo lên mình lừa và đặt Chúa lên trên. Dọc đàng, người ta trải áo trên lối đi. Khi Người đến gần triền núi Cây Dầu, tất cả đoàn môn đệ hân hoan lớn tiếng ca ngợi Chúa về mọi phép lạ họ đã thấy mà rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời”. Một vài người biệt phái trong đám đông nói cùng Người rằng: “Thưa Thầy, xin hãy mắng các môn đệ Ngài đi”. Chúa Giêsu nói: “Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên”.

SUY NIỆM:

Lên Giêrusalem là thuật ngữ nói về việc Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, và trong nghĩa nào đó, các môn đệ cũng đi chung con đường lên Giêrusalem với Thầy Giêsu.

Theo tường thuật của Luca, Chúa Giêsu là vị thủ lãnh theo khuôn mẫu của quân đội Rôma, vì Ngài luôn đi trước. Việc đi trước cho thấy Ngài hoàn toàn hiểu biết và chủ động trong chương trình của Chúa Cha.

Hình ảnh tung hô của dân chúng hôm nay là báo trước vinh quang của Đức Giêsu khi chấp nhận đi vào cuộc khổ nạn, chính là con đường thánh ý của Chúa Cha.

Khởi đầu Tuần Thánh, Giáo hội mời gọi Kitô hữu bước đi theo Đức Kitô trên con đường khổ nạn để được đón nhận vinh quang phục sinh cùng với Ngài.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con tham dự đầy đủ, trọn vẹn những nghi thức trong Tuần Thánh, như dấu chỉ cùng bước đi với Đức Giêsu Kitô trên con đường thập giá. Khi thông hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa, xin cho chúng con được chia sẻ vinh quang Phục Sinh với Người.

THỨ HAI TUẦN THÁNH

TIN MỪNG: Ga 12, 1-11

“Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta”.

Sáu ngày trước Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania, nơi Ladarô đã chết được Người cho sống lại. Tại đây người ta dọn bữa cho Người ăn. Martha hầu bàn. Còn Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người. Bấy giờ Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau. Hương thơm toả đầy nhà. Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: “Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?” Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó. Vậy Chúa Giêsu nói: “Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta. Vì các ngươi sẽ có người nghèo luôn bên cạnh các ngươi, còn Ta, các ngươi sẽ không gặp Ta mãi đâu”.

Có đám đông người Do-thái biết Người đang ở đó, nên tuôn đến, không những vì Chúa Giêsu, mà còn để thấy Ladarô, kẻ đã chết được Người cho sống lại. Thế là các Thượng tế quyết định giết luôn cả Ladarô, vì tại ông mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin theo Chúa Giêsu.    

SUY NIỆM:

Mỗi người một thái độ khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện mối tương quan giữa họ với Chúa Giêsu.

Cả 3 chị em Martha, Maria và Ladarô đều thân tình đến mức trở thành người nhà với Chúa Giêsu và các môn đệ. Thầy trò Chúa Giêsu thường xuyên lui tới ngôi nhà này để nghỉ ngơi, ăn uống, chia sẻ những mệt mỏi trên bước đường rao giảng.

Vì lẽ đó : “Martha hầu bàn. Còn Ladarô cũng là một trong những kẻ đồng bàn với Người”.

Người đặc biệt trong trang Tin mừng hôm nay chính là Maria, vì cô có hành động lạ thường: “Maria lấy một cân dầu thơm, dầu cam tùng hảo hạng, và xức chân Chúa Giêsu, rồi lấy tóc mình mà lau”.

Hành động này khiến nhiều người phản ứng, đặc biệt là Giuđa Iscariô vì lẽ ông có một cái nhìn khác không cùng dòng chảy yêu thương với những người thân của Chúa Giêsu. Chính Gioan đã khẳng định: “Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó.”

Còn Chúa Giêsu thì thấu suốt mọi bí ẩn, sâu xa hơn nữa, Ngài còn chấp nhận hành động tiên tri của Maria: “Hãy để mặc cô ấy làm công việc chỉ về ngày táng xác Ta”.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, rất gần với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ nhân loại. Mỗi người chúng con đều có những tâm tình, những ý hướng khác nhau. Xin cho chúng con biết quy hướng tất cả mọi sự về tình yêu của Chúa đã dành cho chúng con qua chính cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô.

THỨ BA TUẦN THÁNH

PHÚC ÂM: Ga 13, 21-33. 36-38

“Một người trong các con sẽ nộp Thầy… Trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần”.

Khi ấy, (Chúa Giêsu đang ngồi ăn với các môn đệ), tâm hồn Người bị xao xuyến, nên Người tuyên bố: “Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy”. Các môn đệ nhìn nhau phân vân không biết Người nói về ai. Có một môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý, đang ở bàn ăn gần lòng Chúa Giêsu. Vậy Phêrô làm hiệu cho môn đệ ấy và nói: “Hỏi xem Thầy nói về ai đó”. Môn đệ ấy nghiêng mình sát ngực Chúa Giêsu và hỏi Người: “Thưa Thầy, ai vậy?” Chúa Giêsu trả lời: “Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó”. Và Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn. Chúa Giêsu nói với hắn: “Con tính làm gì thì làm mau đi”. Nhưng những người đang ngồi ăn không một ai hiểu được vì sao Người lại nói với hắn như vậy. Có nhiều người tưởng tại Giuđa giữ túi tiền, nên Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy mua những gì chúng ta cần dùng trong dịp lễ, hoặc Người bảo hắn bố thí cho người nghèo. Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối. Khi Giuđa đi rồi, Chúa Giêsu phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính Mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển! Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa. Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do-thái: ‘Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được’, nay Thầy cũng nói với các con như vậy”.

Simon Phêrô hỏi Người: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Nơi Thầy đi, nay con chưa thể theo tới đó được, nhưng sau này con sẽ theo Thầy”.

Phêrô thưa lại: “Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được! Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy”. Chúa Giêsu nói: “Con liều mạng sống vì Thầy ư? Thật, Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần”.   

SUY NIIỆM:

Bối cảnh Giuđa bước ra khỏi bàn tiệc là đêm tối: “Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối.”

Sự dữ là do người ta chấp nhận đứng về phía bóng tối hoặc bước vào bóng tối, hay tệ hại hơn là sống trong bóng tối.

Bóng tối của Giuđa chính là những toan tính cho riêng mình chứ không sống theo đường lối Chúa.

Bóng tối của thế giới hôm nay chính là sự ích kỷ chỉ nghĩ về lợi ích cá hoặc nhóm nhỏ, thậm chí là quốc gia để sẵn sàng gây nên chiến tranh, chết chóc.

Bóng tối của xã hội hôm nay là sự vô cảm, ngay cả với những thứ tình cảm thiêng liêng như cha mẹ, anh em ruột thịt hoặc người thân khiến người ta trở nên lạnh lùng như robot.

Giuđa bước vào bóng tối và đã chết. Nhân loại nếu bước vào bóng tối của sự dữ chắc chắn cũng sẽ chết. Nhưng ánh sáng Phục Sinh của Đức Giêsu đã phá tan mọi bóng tối.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho chúng con từ khước sự an toàn của bóng tối để không bao giờ bước vào giới hạn của sự mờ ám. Và lạy Chúa, nếu lỡ chân con đã đặt đến bến bờ sự chết của bóng tối, thì xin cho con mạnh dạn quay trở lại với ánh sáng Phục Sinh của Đức Giêsu.

THỨ TƯ TUẦN THÁNH

TIN MỪNG: Mt 26, 14-25

Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: “Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?” Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người.

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn Bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con sửa soạn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?” Chúa Giêsu đáp: “Các con hãy vào thành đến với một người kia, và nói rằng: Thầy bảo, giờ Ta đã gần, Ta sẽ mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông”. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu đã truyền và sửa soạn Lễ Vượt Qua.

Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: “Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy”. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: “Thưa Thầy, có phải con không?” Người trả lời: “Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ sẽ nộp Thầy. Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!”

Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có phải con chăng?” Chúa đáp: “Đúng như con nói”.  

SUY NIỆM:

Có lẽ Giuđa không muốn gây nên cái chết đau thương cho Thầy mình, nhưng chắc chắn ông muốn Thầy mình đi trên con đường ông vẽ ra.

Chương trình của Thiên Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu là đến thế gian này cứu độ con người vì họ đã mất đi hạnh phúc thuở ban đầu. Cũng có lúc Ngài không muốn làm theo chương trình của Chúa Cha, nhưng vì yêu mến Cha trọn vẹn nên Ngài chẳng những bằng lòng mà còn vui lòng nữa.

Môn đệ phải là những người theo Thầy, nghe Thầy và làm như Thầy. Giuđa muốn theo nhưng lại không nghe và càng không làm như Thầy… nên ông đã gây nên hậu quả là trở thành kẻ phản bội. Sự phản bội của Giuđa chính là không cùng đi trên con đường với Thầy Giêsu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, Mùa Chay đã sắp kết thúc, nhưng con đã thanh luyện được con người của con như thế nào? Nghĩa là tâm trí con đã hướng về Chúa, ý chí con đã thuần phục thánh ý Chúa và thân xác con nhẹ nhàng đến mức nào? Xin Chúa tiếp tục uốn nắn và quy hướng mọi sự của con về Chúa.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH

TIN MỪNG: Ga 13, 1-15

“Ngài yêu thương họ đến cùng”.

Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và vì Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?” Chúa Giêsu đáp: “Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”. Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Phêrô liền thưa: “Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải tất cả các con đều sạch đâu”.

Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.    

SUY NIỆM:

Một ngày đầy tâm tình của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người để cứu độ con người, vì Ngài biết: “đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha”, nhưng “Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian.”

Vì lẽ đó Ngài muốn truyền đạt tất cả những ưu tư, những điều cốt lõi mà Ngài đã giảng dạy, đã thực hành và mong muốn các môn đệ sống như  là sự hiện diện và sống còn của con đường mang tên Giêsu.

Hành động cúi xuống rửa chân cho các môn đệ chính là bài học yêu thương- phục vụ. Yêu thương sẽ dẫn đến phục vụ, và phục vụ để kiện toàn tình yêu thương.

Chính vì thế môn đệ của Chúa Giêsu ở mọi thời đại phải là những con người yêu thương- phục vụ, vì đó là điều căn bản của đạo Công giáo, là cốt lõi giáo lý của Chúa Giêsu, và nét đẹp của người môn đệ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, đôi khi vì nhiều lý do khiến chúng con chưa thể kiện toàn lề luật Chúa trong cuộc đời, nhưng xin cho chúng con dù như thế nào vẫn nhớ và giữ được bài học căn bàn mà Chúa Giêsu đã dạy chúng con, đó là bài học yêu thương- phục phục.

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

TIN MỪNG: Ga 18, 1 – 19, 42

“Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

SUY NIỆM:

Có nhiều nhân vật trong sự thương khó của Đức Giêsu. Mỗi người một tâm tình, một ý hướng khác nhau. Điều đó cho chúng ta thấy sự hiệp hành là cùng đi với nhau, nhưng phải cùng hướng về một mục đích.

Những phụ nữ Giêrusalem, bà Vêrônica, ông Simon, môn đệ Gioan, và nhất là Đức Maria là những người “hiệp hành” với Chúa Giêsu. Có người ngay từ đầu như Đức Maria, có người được mời gọi như Gioan, có người cùng đi vì tình cảm như những phụ nữ hay bà Vêrônica, có người chỉ là tình cờ cùng đi với Chúa như ông Simon qua việc vác đỡ thánh giá với Ngài.

Đặc biệt có người chỉ hiệp hành với Chúa trong ý tưởng ở những thời khắc cuối cùng của cuộc đời, đó là tên trộm cùng chịu đóng đinh với Chúa.

Nhưng kết quả chung cuộc cho những người cùng hiệp hành với Chúa Giêsu chính là đạt đến cùng đích của cuộc đời mình: hạnh phúc tròn đầy, viên mãn trong nhà Cha.

Trong tiến trình hiệp hành, có những niềm vui nỗi buồn, có đau khổ hạnh phúc… nhưng người môn đệ được mời gọi luôn luôn vác lấy thánh giá để cùng đi với Thầy, vì nếu con đường theo Đức Giêsu mà không có thánh giá là con đường giả dối do ma quỷ bày ra

CẦU NGUYỆN:

“Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang.”

THỨ BẢY TUẦN THÁNH

TIN MỪNG: Lc 24, 1-12

Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn. Thấy hòn đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng bước vào, các bà không thấy xác Chúa Giêsu. Đang khi các bà còn ngơ ngác không hiểu việc đó, thì có hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói. Các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất, thì hai người lên tiếng bảo: “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại, các bà hãy nhớ lại Người đã nói với các bà thế nào khi Người còn ở xứ Galilêa. Người đã nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Và các bà nhớ lại những lời Người đã nói.

Bỏ mồ đi về, các bà tường thuật lại tất cả sự việc cho mười một Tông đồ và các người khác. Các bà đó là Maria Mađalêna, Gioanna, Maria mẹ Giacôbê; và những người nữ khác cùng đi với họ cũng nói như vậy với các tông đồ. Nhưng những lời đó, các ông cho là truyện vớ vẩn, nên các ông không tin. Dầu vậy Phêrô cũng đứng dậy chạy ra mồ, nhưng khi cúi xuống nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm nằm đó và ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự đã xảy ra.  

SUY NIỆM:

Nếu Chúa Giêsu không sống lại, thì quả thật chúng ta là những kẻ mù quáng. Nhưng không, Chúa Giêsu đã sống lại thật qua sự kiện ngôi mồ trống; những lần hiện ra của Chúa Giêsu, điển hình như với các phụ nữ trong đoạn Tin Mừng hôm nay; và nhất là những cuộc đời biến đổi.

Việc phục sinh của Chúa Giêsu không phải là “tình cờ” những phụ nữ và các môn đệ phát hiện ra, nhưng nếu những ai chăm chỉ với Lời Chúa thì sẽ thấy đó là ứng nghiệm những gì các tiên tri và chính Chúa Giêsu đã loan báo.

Bỏ qua tất cả mọi sự để nhìn thấy một điều duy nhất còn đọng lại trong trang Tin mừng hôm nay, đó là những ai yêu nhiều sẽ được thấy nhiều.

Cái thấy ở đây ngược lại với cái thấy của ông Adam và bà Evà sau khi họ ăn trái cấm: “Mắt họ liền mở ra” để thấy những điều sai trái của mình. Còn cái thấy ở đây là thấy được vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu, quyền lực để có thể xua đuổi ma quỷ ra khỏi vườn địa đàng năm xưa và ra khỏi thế gian này.

CẦU NGUYỆN:  

 Lạy Chúa, xin cho con yêu Chúa hết lòng để nổ lực trong suốt cuộc đời bước theo Chúa một cách  sát gót, để con được chiêm ngưỡng vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu.

[Bài học] Sách Sáng thế | Bài 1: Dẫn nhập tổng quát về Ngũ Thư

Đây là dẫn nhập cho năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước gồm: sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Lêvi, sách Dân số và sách Đệ nhị luật. Nó cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về bộ Ngũ Thư, sự kết nối với nhau giữa năm quyển sách; đồng thời chúng ta thấy rõ được lịch sử hình thành dân tộc Israel, dân riêng của Thiên Chúa.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 5 Mùa Chay | Năm C

CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY

Ga 8,1-11

A. Hạt giống…

Câu chuyện về người phụ nữ này giống một bức tranh trong đó các hình ảnh đối chọi nhau nhưng lại làm nổi bật nhau lên : 

– Một bên là một con người tội lỗi rõ ràng vì bị bắt quả tang đang phạm tội đáng chết, bên kia là Con Thiên Chúa thánh thiện vô cùng.

– Một bên là thái độ hung hăng của những người Biệt phái đòi giết kẻ có tội, bên kia là thái độ nhân từ hiền hậu của Đấng Cứu Thế. 

Bởi đó thánh Augustinô đã tóm ý nghĩa bức tranh này bằng một câu ngắn gọn rất súc tích : “Miseria et misericordia”. (Sự cùng khốn và lòng thương xót) 

B. … nảy mầm.

1. Những kẻ “đạo đức” trong chuyện trên đều muốn giết người. Giết người tội lỗi để tỏ ra mình nghiêm chỉnh tuân thủ lề luật. Những ông này còn lợi dụng mạng sống của nạn nhân để gài bẫy Chúa Giêsu. Thì ra, người ta có thể tô vẽ bộ mặt đạo đức của mình bằng chính những mưu toan tội lỗi.

2. Chúa Giêsu buồn vì những người đạo đức giả dối đó. Ngài nhắc họ “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Tôi có đang hay sắp ném đá ai không ? Hãy trả lời câu Chúa Giêsu hỏi.

3. “Ta không kết án chị đâu. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa không kết án ta, ta hãy cảm mến lòng khoan dung của Ngài. Nhưng ta không nên lợi dụng lòng khoan dung ấy “Từ nay đừng phạm tội nữa”. Cảm mến tình Chúa thì đừng làm Chúa buồn nữa.

4. Chú giải đoạn Tin Mừng này, một nhà Thánh Kinh viết “Luôn có rủi ro khi tha thứ”, nghĩa là nhiều khi người được tha lại đi phạm tội nữa. Chính vì muốn bảo đảm, tránh rủi ro đó mà nhiều người không tha thứ. Nhưng Chúa Giêsu thì dám chấp nhận rủi ro. Phần tôi thì sao ?

5. Đọc chuyện này dưới góc cạnh tâm lý, ta còn thấy thêm rằng xét đoán người khác là một cám dỗ thường xuyên và kết án người khác nhiều khi cũng là một thứ khoái lạc. Bởi đó nhiều người rất thích xét đoán và kết án.

6. Tv 32 có thể giúp chúng ta hiểu được tâm trạng của người phụ nữ ngoại tình, và của… chính chúng ta : “Phúc cho ai có tội mà được tha, có lỗi lầm mà được khỏa lấp”. (Tv 32,1)

7.. Một mục sư giảng về chiếc thang Gia-cóp. Cậu con trai ông rất cảm động. Mấy ngày sau, cậu nói với cha là mình vừa mơ về câu chuyện đó.

– Sao, con mơ thấy gì ?

– Con mơ thấy một chiếc thang lên tới tầng mây. Ở dưới chân thang có rất nhiều phấn, và mỗi người phải lấy phấn viết hết các tội mình đã phạm lên chiếc thang đó thì mới lên được.

– Hay thật ! Rồi con thấy gì nữa ?

– Con thấy con leo lên, nhưng chưa được bao xa thì con thấy có người leo xuống. 

– Ai vậy ?

– Ba chứ ai.

– Ba ? Thế ba leo xuống để làm gì ?

– Ba lấy thêm phấn ! (Winnder, London)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 5 | Mùa Chay | Năm C

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN V MÙA CHAY NĂM C

CHÚA NHẬT

TIN MỪNG: Ga 8, 1-11

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.     

SUY NIỆM:

“Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”.

Luật sĩ và biệt phái đặt Chúa Giêsu trong thế bị động: Người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và theo luật Môsê là ném đá. Nếu Chúa Giêsu cũng đồng ý xử như vậy thì những lời rao giảng của Ngài chẳng có giá trị gì, và những lời Ngài loan báo chẳng đáng là tin mừng.

Ngược lại, nếu Chúa Giêsu bỏ qua tội của chị này, thì Ngài không xứng đáng là một bậc thầy trong dân, huống chi là Con Thiên Chúa, vì Ngài đã phớt lờ lề luật, xem thường sự dữ…

Chúa Giêsu đã không hành xử theo kiểu con người, nhưng hành xử theo cung cách của Thiên Chúa. Ngài không đồng lõa với sự dữ nhưng cũng không để con người phải chết khi gặp sự dữ. Ngài lên án tội, nhưng khoan dung với người có tội.

Ngài như nhắc nhở những người hiện diện ở đó phải lo sám hối ăn năn về những tội lỗi của mình hơn là nhìn đến tội lỗi người khác: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Đồng thời Ngài cho người có tội một cơ hội: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.     

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, đã bao lần con lỗi phạm và đã được Chúa thứ tha. Xin cho con luôn nhớ phận người mong manh của con để lo sám hối lỗi lầm của mình hơn là nhìn đến lỗi lầm người khác để chê cười.

THỨ HAI

TIN MỪNG: Ga 8, 12-20

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: “Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”.

Những người biệt phái nói: “Ông tự làm chứng cho mình, nên chứng của ông không xác thực”.

Chúa Giêsu trả lời: “Cho dầu Ta tự làm chứng về Ta, thì chứng của Ta cũng xác thực, vì Ta biết rõ Ta từ đâu tới và đi về đâu. Còn các ông, các ông không biết Ta từ đâu tới, cũng chẳng biết Ta đi đâu. Các ông đoán xét theo xác thịt; còn Ta, Ta không đoán xét ai. Hoặc nếu Ta có đoán xét, thì sự đoán xét của Ta cũng xác thực, bởi vì không phải chỉ có mình Ta, nhưng còn có Cha Ta là Đấng đã sai Ta. Vả lại trong luật của các ông có ghi: Chứng của hai người thì xác thực. Ta tự làm chứng về Ta, và Đấng đã sai Ta, là Chúa Cha, cũng làm chứng cho Ta nữa”.

Họ nói: “Cha của ông đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Các ông không biết Ta, cũng chẳng biết Cha Ta. Nếu các ông biết Ta thì cũng sẽ biết Cha Ta”.

Chúa Giêsu nói những lời trên gần nơi để Kho Tiền, khi Người giảng dạy trong đền thờ. Thế mà không ai bắt Người, vì chưa đến giờ Người.    

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu khẳng định: “Ta là sự sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”. Ánh sáng là để soi dọi, có tác dụng giúp cho người khác biết đường, thấy đường…

Sự sống ở đây là mục tiêu chỉ đường của ánh sáng. Ánh sáng dẫn người ta đến sự sống, và duy chỉ Chúa Giêsu mới có thể biết và chỉ đường cho người ta đi.

Sự sáng của Chúa Giêsu chính là chân lý, là sự thật. Tuy nhiên đôi khi người đời không thích sự sáng vì chân lý và sự thật như ánh sáng chói lòa, sẽ khiến người ta chịu không nổi. Ví dụ phá thai là tội ác, đó là chân lý, nhưng sẽ có những người không chấp nhận điều đó… nhưng chân lý vẫn là chân lý.

Sự sáng của Chúa Giêsu chính là tình yêu, để dù người đời có gian ác, có phản bội, có như thế nào, thì Chúa Giêsu vẫn yêu và yêu đến cùng. Sự sáng nơi Ngài sẽ không bị vụt tắt vì bất cứ lý do gì.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con được sinh ra, được làm con Chúa là con đã được đặt trong ánh sáng. Xin cho con biết bước đi trong ánh sáng của chân lý, của sự thật của tình yêu dù đôi khi con thích bóng tối để an toàn, thích ánh sáng “màu mè” khác để hấp dẫn. Trong mọi sự xin cho con xác tín chỉ có Chúa mới dẫn con đến sự sống thật.

THỨ BA

TIN MỪNG: Ga 8, 21-30

“Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai”.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: “Ta ra đi, các ông sẽ tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới được”.

Người Do-thái nói với nhau rằng: “Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói ‘Nơi Ta đi các ông không thể tới được?”

Chúa Giêsu nói tiếp: “Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói: Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết trong tội của các ông”.

Vậy họ liền hỏi: “Ông là ai?” Chúa Giêsu trả lời: “Là Nguyên thuỷ đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông, nhưng Đấng đã sai Ta là Đấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài”.

Nhưng họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình làm điều gì. Điều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Đấng đã sai Ta đang ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng Ngài”. Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.     

SUY NIỆM:

Hành động để nhận biết Chúa Giêsu ai chính là “Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai.” Nghĩa là chỉ khi Chúa Giêsu bị treo lên thập giá, chính lúc đó Ngài Con Thiên Chúa, Đấng Messia, Đấng Cứu Độ được thể hiện rõ ràng nhất, vì Ngôi Con đã thực hiện thánh ý Chúa Cha trọn vẹn, và ơn cứu độ được trao ban qua cái chết và sự phục sinh của Con Thiên Chúa.

Hành động “treo lên” chính là việc hiến tế trọn vẹn của Chúa Giêsu để làm theo thánh ý Chúa Cha; là việc trao ban tất cả cho nhân loại, không còn giữ lại điều gì cho Ngài…

Cũng vậy, chỉ khi nào “treo lên” trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta mới có thể là môn đệ của Đức Kitô. Treo lên qua việc hiến tế chính bản thân để thờ phượng Thiên Chúa, để sống ơn gọi của bậc sống mình.

“Treo lên” để không còn giữ lại điều gì, mà tất cả đều là trao ban để sống theo thánh ý Chúa, để phục vụ tha nhân. Vì thế việc “treo lên” cũng chính là hành động từ khước những dễ dãi, những vui thú, những gì không thích hợp với ơn gọi là Kitô hữu và ơn gọi riêng của mỗi người.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn lên thập giá Đức Giêsu mỗi ngày để có thể chấp nhận “treo lên” chính bản thân của con, làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa Cha và của lễ cho mọi người.

THỨ TƯ

TIN MỪNG: Ga 8, 31-42

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Điều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.     

SUY NIỆM:

Đối tượng Chúa Giêsu nhắm đến trong đoạn Tin Mừng này là “những người Do-thái đã tin nơi Ngài”. Với họ đây là cả một thách thức để chấp nhận sự thật, vì một số người Do Thái lúc bấy giờ chưa tin vào lời của Chúa Giêsu, thậm chí còn phản bác, chống đối và muốn tiêu diệt Ngài.

Sứ điệp Ngài gởi đến những người dám chấp nhận dấn thân tin vào Ngài là được biết sự thật, và nhờ sự thật đó họ sẽ được giải phóng.

Như vậy tự do đích thực của con người là được biết Chúa Giêsu và sống trong đường lối của Người, vì nhờ đó họ sẽ được giải phóng khỏi những nô lệ, mà sự giải phóng lớn lao nhất chính là ơn cứu độ của Chúa Giêsu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con còn bị những giá trị thế gian ràng buộc khiến con vẫn chưa thực sự tự do. Xin cho con dám sống theo Lời Chúa để con được giải phóng, được tự do đích thật.

THỨ NĂM

TIN MỪNG: Ga 8, 51-59

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Nếu ai giữ lời Ta, thì muôn đời sẽ không phải chết”. Người Do-thái lại nói: “Bây giờ thì chúng tôi biết rõ ông bị quỷ ám. Abraham đã chết và các tiên tri cũng vậy, thế mà ông lại nói: ‘Ai giữ lời Ta, thì không bao giờ phải chết’. Chẳng lẽ ông lại lớn hơn cha chúng tôi là Abraham sao? Ngài đã chết, các tiên tri cũng đã chết. Ông cho mình là ai?” 

Chúa Giêsu trả lời: “Nếu Ta tự tôn vinh chính mình, thì vinh quang của Ta sẽ không giá trị gì. Chính Cha Ta tôn vinh Ta. Người là chính Đấng các ngươi xưng là Thiên Chúa của các ngươi. Vậy mà các ngươi không biết Người. Còn Ta, Ta biết Người. Nếu Ta nói Ta không biết Người, thì Ta cũng nói dối như các ngươi. Nhưng Ta biết Người, và Ta giữ lời Người. Cha các ngươi là Abraham đã hân hoan, vì nghĩ sẽ được thấy ngày của Ta. Ông đã thấy và đã vui mừng”. 

Người Do-thái liền nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã trông thấy Abraham rồi sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi: Khi Abraham chưa sinh ra, thì Ta đã có rồi”.

Bấy giờ họ lượm đá ném Ngài, nhưng Chúa Giêsu ẩn mình đi ra khỏi đền thờ.

SUY NIỆM:

Xung đột lên đến đỉnh điểm khi người Do Thái lượm đá ném Ngài, lý do là vì họ không chấp nhận Ngài là Đấng Messia được Chúa Cha sai đến. 

Người Do Thái nhìn Đấng Messia theo cái nhìn, quan điểm của họ; trong khi Đấng Messia hiện diện ngay giữa họ.

Nhiều khi chính cái nhìn, chính định kiến của chúng ta đã bóp nghẹt hoặc làm méo mó sự thật.  Muốn đón nhận sự thật con người phải mở lòng ra với Thần Khí Chúa, vì chính Thần Khí sẽ dẫn chúng ta vượt qua mọi rào cản để đến với sự thật.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, đôi khi cũng vì định kiến mà con đã chối từ sự thật hoặc nghi ngờ những sự thật về Chúa, về Giáo hội của Chúa. Xin cho con biết buông bỏ tất cả để được Thánh Thần dẫn lối đến với sự thật.

THỨ SÁU

TIN MỪNG: Ga 10, 31-42

Khi ấy, người Do-thái lượm đá để ném Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi rằng: “Ta đã cho các ngươi thấy nhiều việc tốt lành bởi Cha Ta. Vậy vì việc nào mà các ngươi muốn ném đá Ta?” 

Người Do-thái trả lời: “Chúng tôi muốn ném đá ông không phải vì việc lành, nhưng vì một lời lộng ngôn, bởi vì ông chỉ là người mà lại tự cho mình là Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu đáp lại: “Nào trong sách luật của các ngươi không có chép câu này: ‘Ta đã nói: các ngươi là thần’? Vậy nếu sách luật gọi những kẻ được nghe lời Chúa là thần, mà Kinh Thánh không thể huỷ diệt được, thì tại sao các ngươi nói với Đấng đã được Chúa Cha thánh hoá và sai đến trong trần gian rằng ‘Ông nói lộng ngôn’, vì Ta đã nói Ta là Con Thiên Chúa? Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, thì các ngươi đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm những việc đó, thì dầu các ngươi không muốn tin Ta, cũng hãy tin vào các việc đó, để các ngươi biết và tin rằng: Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”.

Bởi đó họ tìm cách bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ. Người lại qua bên kia sông Giođan, nơi trước kia Gioan đã làm phép rửa. Và Người ở lại đó. Có nhiều kẻ đến cùng Người. Họ nói: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”. Và có nhiều kẻ tin Người.      

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu mời gọi người Do Thái nếu không chấp nhận những giáo lý của Ngài, thì hãy nhìn hành động của Ngài, hành động mà nhiều kẻ đã phải nhìn nhận: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”.

Người ta nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu để ít nhất nhận ra Ngài không phải là con người bình thường. Một số người Do Thái đã phủ nhận tất cả, kể cả những hành động quyền năng của ngài để bảo vệ lợi ích chung của phe nhóm họ.

Người môn đệ Chúa Giêsu cũng không cần nói nhiều về giáo thuyết, nhưng hãy sống theo những gì Chúa Giêsu dạy. Người ta cần hành động hơn lời dạy;  và nếu người ta không tin thì chính hành động của chúng ta vẫn khẳng định chúng ta là ai.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, có nhiều thái độ từ chối Chúa. Có lẽ chúng con không đến mức quyết liệt để từ khước Chúa, nhưng cũng thường khi từ chối Chúa “có điều kiện”, nghĩa là những khi vì hoàn cảnh cũng dễ chối Chúa. Xin cho chúng con cố gắng tuyên xưng Chúa trong mọi hoàn cảnh.

THỨ BẢY

TIN MỪNG: Ga 11, 45-56

Khi ấy, trong những người đến thăm Maria và đã chứng kiến việc Ngài làm, có nhiều kẻ đã tin vào Chúa Giê-su. Nhưng trong nhóm có kẻ đi gặp người biệt phái và thuật lại các việc Chúa Giêsu đã làm. Do đó, các thượng tế và biệt phái họp công nghị, và nói: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”. Một người trong nhóm là Caipha làm thượng tế năm đó, nói với họ rằng: “Quý vị không hiểu gì cả! Quý vị không nghĩ rằng thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Không phải tự ông nói điều đó, nhưng với danh nghĩa là thượng tế năm ấy, ông đã nói tiên tri rằng Chúa Giêsu phải chết thay cho dân, và không phải cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát về một mối.

Bởi vậy, từ ngày đó, họ quyết định giết Người. Vì thế Chúa Giêsu không còn công khai đi lại giữa người Do-thái nữa. Người đi về miền gần hoang địa, đến thành phố tên là Ephrem, và ở lại đó với các môn đệ. Khi đó đã gần đến Lễ Vượt Qua của người Do-thái. Có nhiều người từ các miền lên Giêrusalem trước lễ, để được thanh tẩy. Họ tìm Chúa Giêsu; họ đứng trong đền thờ và bàn tán với nhau: “Anh em nghĩ sao? Người có đến hay không?” Còn các thượng tế và biệt phái đã ra lệnh rằng nếu ai biết Người ở đâu, thì phải tố cáo để họ bắt Người.

SUY NIỆM:

Rõ ràng chỉ vì lợi ích nhóm mà người Do Thái đã lên kế hoạch để thủ tiêu Ngài: “Chúng ta phải xử trí sao đây? Vì người này làm nhiều phép lạ. Nếu chúng ta để mặc người ấy làm như thế, thì mọi người sẽ tin theo và quân Rôma sẽ kéo đến phá huỷ nơi này và dân tộc ta”.

Như vậy người Do Thái có muốn tìm hạnh phúc đích thật  hay chỉ là hạnh phúc chóng qua ở đời này? Chắc chắn chỉ là hạnh phúc chóng qua được thể hiện qua những quyền lợi trong phe nhóm của họ.

Vì thế, cám dỗ lớn nhất của con người là chỉ thấy những cái trước mắt, chỉ tìm giá trị tự nhiên mà bỏ qua những điều sâu xa, những giá trị linh thánh.

Người Do Thái sống cùng thời với Chúa Giêsu, chứng kiến những dấu lạ Ngài làm, thường xuyên nghe lời giảng dạy của Chúa Giêsu còn như vậy, huống chi con người thời nay chỉ được nghe kể lại và sống bằng niềm tin…

Vì lẽ đó chúng ta phải thông cảm cho nhau, dìu dắt nhau, giúp nhau để sống đức tin cho tốt.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, nhiều khi vì lợi ích cá nhân mà chúng con đã “tiêu diệt” Chúa bằng cách bỏ qua những lời dạy của Ngài; tiêu diệt người khác bằng cách nói xấu, trù giập, vu không… Xin cho chúng con biết sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng để nhận ra Chúa vẫn đang hiện diện  trong cuộc đời, hiện diện trong mỗi người.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 4 Mùa Chay | Năm C

CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY

Lc 15,1-3.11-32

A. Hạt giống…

Hình ảnh người Cha trong bài Tin Mừng minh họa rất sống động tấm lòng nhân từ bao la đến độ không thể ngờ của Thiên Chúa.

B. … nảy mầm.

1. Dụ ngôn này giống như một bộ tranh gồm 3 bức. Bức nào cũng đáng ta chiêm ngưỡng :

– Hãy nhìn bức tranh người cha, và chiêm ngưỡng tấm lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa.

– Hãy nhìn bức tranh đứa em, để suy nghĩ về con đường hư đốn của kẻ tội lỗi và con đường trở về của kẻ sám hối.

– Hãy nhìn bức tranh người anh, để thấy cõi lòng “người công chính” có thể trở nên hẹp hòi như thế nào.

2. Nhà truyền giáo T.R. Stevenson ở Thượng hải kể : một thương gia giầu có ở Quảng đông có hai con trai. Người con lớn thường kết bè tụ đảng với bọn bất lương phá phách làng xóm. Một lần, quá túng, hắn dẫn cả một băng về cướp ngay tại nhà mình. Khi tội hắn bị lộ, người cha cho người đến nói với hắn : nếu biết đường cải tà qui chánh thì sẽ được tha. Người nhắn còn bảo đây là lần gia ân cuối cùng của ông chủ. Hắn chầm chậm đứng lên và quay về nhà cha. Một bữa tiệc đón tiếp xem ra cũng vui vẻ, nhưng trong đĩa thức ăn của hắn có bỏ thuốc độc. Hắn chết ngay đêm đó, nhưng người cha không bị ra tòa vì theo luật Trung hoa, cha có quyền giết con. Từ câu chuyện này, các nhà truyền giáo thường đem đối chiếu với đoạn 15 Tin Mừng thánh Luca.

3. Một bà già thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo : “Lần sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại. 

– Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

– Thế bà có hỏi Ngài không ?

– Thưa có chứ.

Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

– Bà hỏi thế nào ?

– Thì con hỏi y như Cha đã bảo : “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?”

Cha xứ càng hồi hộp thêm :

– Vậy Chúa có trả lời không ?

– Có chứ.

Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :

– Chúa nói sao ?

– Chúa nói : “Ta đã quên hết rồi”.

Cha xứ thở phào nhẹ nhõm. (Kể theo Đức Cha Px NVT)

4. “Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm lấy cổ anh ta và hôn lấy hôn để”. (Lc 15,20)

Mùa hè 95, tôi trở về nhà sau một chuyến đi xa. Vừa bước xuống xe, tôi cảm thấy lo ngại vì trời đã nhá nhem tối mà đường về nhà tôi còn hơn 4 cây số nữa. Đang lo lắng vì phải lội bộ một đoạn đường khá dài trong đêm tối, chợt tôi nghe có tiếng gọi từ đàng xa. Tôi nhìn lên và thấy ba đang chạy xe tới. Ba bảo tôi lên xe và chở tôi về. Nói chuyện với ba hết một đoạn đường dài, tôi mới biết là ba đã đón tôi mãi từ chiều, lúc trời còn sớm. Về đến nơi, tôi thấy cả nhà đã quây quần đông đủ bên bàn ăn, chỉ còn đợi chúng tôi về…

Mỗi lần phạm tội là mỗi lần tôi bỏ nhà ra đi, để Chúa phải mòn mỏi đợi chờ, chờ tôi trở về trong dòng kinh sám hối.

Lạy Chúa, xin cho con luôn xác tín rằng : Chúa đã yêu con từ ngàn đời, và yêu con ngay cả những khi con là tội nhân, và hằng đợi con mỗi ngày. Amen. (Epphata) 

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 4 | Mùa Chay | Năm C

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN IV MÙA CHAY NĂM C

CHÚA NHẬT

TIN MỪNG: Lc 15, 1-3. 11-32

Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con’. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: ‘Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha” ‘. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu…

Người con trai lúc đó thưa rằng: ‘Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa’. Nhưng người cha bảo đầy tớ: ‘Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy’. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

“Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: ‘Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ’. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: ‘Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó’. Nhưng người cha bảo: ‘Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy’ “.

SUY NIỆM

Nguyên nhân dẫn đến dụ ngôn trong đoạn Tin mừng hôm nay là vì: “những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”.

Những người biệt phái và luật sĩ cho rằng những người tội lỗi, xấu xa thì đáng bị trừng phạt, và người khác, nhất là những người đạo đức phải tránh xa họ.

Qua đó họ đã nâng mình lên ở một tầm mức cao và hạ người khác xuống ở chỗ không đáng được hòa nhập cộng đồng; đồng thời có ý nói Chúa Giêsu không phải là một người đạo đức thực sự, huống hồ chi là Con Thiên Chúa.

Chúa Giêsu cho thấy cái nhìn của Thiên Chúa khác xa cái nhìn của con người. Ngài là người Cha thương xót, không để ý đến lỗi lầm của con người, miễn là họ chấp nhận quay trở về, thì sẽ được trả lại tư cách là con cái trong nhà.

Ngược lại, những ai cho mình là người trong nhà để kiêu ngạo, ngăn lối, cản đường anh em mình trở về, thì họ đã tự tách mình ra khỏi gia đình Thiên Chúa.  

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, biết bao lần con đã đi hoang trong sự vong ân bội nghĩa với Chúa; trong sự thờ ơ, lãnh đạm, khinh thường anh chị em. Xin cho con biết khiêm tốn quay trở về trong tình yêu với Chúa và với mọi người, để con được sống trong một gia đình yêu thương.

THỨ HAI

TIN MỪNG: Ga 4, 43-54

Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.

Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Được tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.

Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Đó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa. 

SUY NIỆM

Ơn cứu độ không hệ tại ở yếu tố bên ngoài như người nhà của Chúa, đồng hương của Chúa, môn đệ của Chúa… nhưng hệ tại ở lòng tin. Nếu dựa vào những yếu tố bên ngoài đó thì rõ ràng người ta không cần ơn cứu độ của Chúa, mà người ta nghĩ rằng ơn cứu độ có thể lập được nhờ các mối tương quan, nghĩa là nhờ sức của họ.

Ơn cứu độ là sự tín thác vào Đấng sẽ làm những việc trọng đại, phi thường, đặc biệt là nâng cấp con người của chúng ta để đạt được giá trị vĩnh cửu.

Do đó có khi anh chị em lương dân, những tôn giáo bạn, những người khô khan nguội lạnh… có thiện cảm và tin vào Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ thì họ sẽ là những người được cứu độ trước nhất.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã cho con được biết Chúa, được làm con Chúa.  Xin cho con giữ vững niềm tin, cậy, mến nơi Ngài để nhờ đó con được ơn cứu độ, sự giải thoát, để được hạnh phúc đời đời với Chúa.

THỨ BA

TIN MỪNG: Ga 5, 1-3a. 5-16

Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Tại Giêrusalem, gần cửa “Chiên”, có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm. Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: “Anh muốn được lành bệnh không?” Người đó thưa: “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi”. Chúa Giêsu nói: “Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về”. Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: “Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng”. Anh ta trả lời: “Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: “Vác chõng mà đi”. Họ hỏi: “Ai là người đã bảo anh ‘Vác chõng mà đi’?” Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.

Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: “Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.

Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.   

SUY NIỆM

Giữa đám đông hiếu kỳ như thế, thường người ta cũng sẽ dễ bị cuống hút vào những việc hiếu kỳ để chờ đợi, nhìn xem những sự lạ xảy ra. Ở đây Chúa Giêsu không bị cuống vào những chuyện hiếu kỳ, nhưng Ngài lại dõi ánh nhìn về phía những con người cô đơn, bơ vơ, lạc lõng.

Ánh nhìn đó xuất phát từ tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa để quyền năng sẽ giải thoát anh khỏi bệnh tật, tình yêu sẽ nâng cấp anh từ một kẻ bị bỏ rơi trở thành người được quan tâm cách đặc biệt.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, trong mọi hoàn cảnh, con tin Chúa vẫn ở bên con, can thiệp vào cuộc đời của con để biến đổi nó thành trạng thái tốt hơn. Xin cho con dù thế nào vẫn không được chán nản, thất vọng.

THỨ TƯ

TIN MỪNG: Ga 5, 17-30

Khi ấy, Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy”. Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng:

“Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Điều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán phục. Bởi vì, cũng như Chúa Cha cho người chết sống lại và làm cho họ sống thế nào, thì Chúa Con cũng vậy, Ngài làm cho ai sống là tuỳ ý Ngài. Vì hơn nữa, Chúa Cha không xét xử ai cả, mà trao cho Chúa Con trọn quyền xét xử, để cho mọi người tôn trọng Chúa Con cũng như tôn trọng Chúa Cha: ai không tôn trọng Chúa Con thì không tôn trọng Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài. Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Ai nghe lời Ta và tin Đấng đã sai Ta, thì được sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng được từ cõi chết mà qua cõi sống. 

Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, vì đến giờ và ngay bây giờ, kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa, và ai đã nghe thì sẽ được sống. Cũng như Chúa Cha có sự sống nơi chính mình thế nào, thì Người cũng cho Chúa Con có sự sống nơi mình như vậy, và Người đã ban cho Chúa Con quyền xét xử, vì Ngài là Con Người. Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này, vì đến giờ mọi kẻ trong mồ sẽ nghe tiếng Con Thiên Chúa và ra khỏi mồ; kẻ đã làm việc lành thì sống lại để được sống, còn kẻ đã làm việc dữ thì sống lại để bị xét xử. Ta không thể tự mình làm điều gì. Nghe sao, Ta xét xử vậy. Và án Ta xử thì công minh, vì Ta không tìm ý riêng Ta, mà tìm ý Đấng đã sai Ta”.

SUY NIỆM

Đức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót. Đó là sự thật mà Đức Giêsu đã mặc khải trong suốt cuộc đời của Ngài.

Chính vì thế, những việc Chúa Giêsu làm hoàn toàn là hành động của Chúa Cha, để con người biết được mình có một Thiên Chúa yêu thương.

Hành động yêu thương cho đến tận cùng của Thiên Chúa là chết vì yêu, là hy sinh mạng sống cho người mình yêu.

Do đó căn bản của việc sống đạo là biết mình được yêu và cố gắng để sống cho tình yêu đó. Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu hướng thượng, tình yêu giải phóng để ta nên tốt hơn. 

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, có đôi khi con sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình mà quên rằng Chúa đã sống vì con và vì mọi người. Xin cho con biết quảng đại để hướng đến một tình yêu cao thượng, tình yêu của Chúa đã dành cho con, và tình yêu của tha nhân mà con được mời gọi để chia sẻ.

THỨ NĂM

TIN MỪNG: Ga 5, 31-47

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân Do-thái rằng: “Nếu chính Ta làm chứng về Mình, thì chứng của Ta sẽ không xác thực. Có một Đấng khác làm chứng về Ta, và Ta biết chứng Người làm về Ta thì xác thực. Các ngươi đã sai người đi hỏi Gioan, và Gioan đã làm chứng cho sự thật. Phần Ta, Ta không cần chứng của loài người, nhưng Ta nói những điều này để các ngươi được cứu thoát. Gioan là cây đèn cháy sáng. Các ngươi cũng muốn vui hưởng ánh sáng đó một thời gian. Nhưng Ta có một bằng chứng hơn chứng của Gioan: vì công việc Chúa Cha đã giao cho Ta hoàn thành, là chính công việc Ta đang làm. Các việc đó làm chứng về Ta rằng Chúa Cha đã sai Ta. Và Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, chính Người cũng làm chứng về Ta. Nhưng chưa bao giờ các ngươi được nghe tiếng Người, chưa bao giờ nhìn thấy mặt Người, và lời Người, các ngươi cũng chẳng giữ lại được, vì các ngươi không tin Đấng Người đã sai đến. Các ngươi tra cứu Sách Thánh, vì tưởng rằng trong đó các ngươi sẽ tìm thấy sự sống muôn đời; chính Sách Thánh lại làm chứng về Ta, vậy mà các ngươi vẫn không chịu đến với Ta để được sống.

Ta không tìm vinh quang nơi loài người. Nhưng Ta biết các ngươi không có lòng yêu mến Thiên Chúa. Ta đến nhân danh Chúa Cha, nhưng các ngươi không chịu đón nhận. Nếu có một người nào khác nhân danh mình mà đến, các ngươi sẽ đón nhận nó. Các ngươi là những người nhận vinh quang lẫn nhau mà không tìm vinh quang do một Thiên Chúa, thì làm sao các ngươi có thể tin được? Các ngươi đừng tưởng rằng Ta sẽ tố cáo các ngươi với Chúa Cha. Kẻ tố cáo các ngươi là Môsê, tức là người mà các ngươi vẫn tin tưởng. Vì nếu các ngươi tin Môsê, thì có lẽ các ngươi cũng đã tin Ta, bởi vì chính Môsê đã viết về Ta. Nhưng mà nếu các ngươi không tin điều Môsê đã viết, thì làm sao các ngươi tin lời Ta được?”   

SUY NIỆM

Chứng cớ để chứng minh mình là ai, mình như thế nào là rất quang trọng. Chúa Giêsu có lời chứng của Gioan và nhiều người uy tín khác về thân thế và sự nghiệp của Ngài, nhưng với Ngài lời chứng quan trọng nhất chính là những việc Ngài làm.

Quả thật Ngài đã cho người điếc nghe được, người mù thấy được, người què đi được và thậm chí người chết sống lại… đó là minh chứng về quyền năng của Đấng được xức dầu mà kinh thánh đã nhắc đến.

Ngoài ra minh chứng quan trọng nhất trong thời của Chúa Giêsu là những lời rao giảng cuốn hút đám đông và chính sự hiện diện mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người.

Không cần nói tôi là ai, mà chỉ cần sống bằng tình yêu thương chân thành, một tình yêu có khả năng cuốn hút mọi người, bất kể họ là ai. Tình yêu đó khiến người khác cảm thấy gần gũi, dễ sẻ chia, dễ thay đổi những bất toàn trong cuộc sống, và nhất là dễ hướng đến một giá trị cao cả hơn.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con biết làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của con, vì như thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã nói: “Người thời nay không cần thầy dạy, nhưng cần chứng nhân”.

THỨ SÁU

TIN MỪNG: Ga 7, 1-2. 10. 25-30

Khi ấy, Chúa Giêsu đi lại trong xứ Galilêa; Người không muốn đi lại trong xứ Giuđêa, vì người Do-thái đang tìm giết Người. Lúc đó gần đến lễ Trại của người Do-thái. Nhưng khi anh em của Người lên dự lễ rồi, thì Người cũng đi, nhưng không đi cách công khai, mà lại đi cách kín đáo.

Có một số người ở Giêrusalem nói: “Đây không phải là người họ đang tìm giết sao? Kìa ông ta đang nói công khai mà không ai nói gì cả. Phải chăng các nhà chức trách đã nhận ra ông ta là Đấng Kitô? Tuy nhiên, ông này thì chúng ta biết rõ đã xuất thân từ đâu. Còn khi Đấng Kitô tới, thì chẳng có ai biết Người bởi đâu”.

Vậy lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang giảng dạy trong đền thờ, Người lớn tiếng nói rằng: “Phải, các ngươi biết Ta, và biết Ta xuất thân từ đâu; Ta không tự Ta mà đến, nhưng thực ra, có Đấng đã sai Ta mà các ngươi không biết Ngài. Riêng Ta, Ta biết Ngài, vì Ta bởi Ngài, và chính Ngài đã sai Ta”. Bởi thế họ tìm cách bắt Chúa Giêsu, nhưng không ai đụng tới Người, vì chưa tới giờ Người.   

SUY NIỆM

Có nhiều người tưởng rằng Đấng Cứu Thế xuất hiện theo những gì họ suy đoán, tưởng tượng ra, nhưng Đấng Cứu Thế là chính Đức Giêsu ở giữa họ, thì họ lại không chấp nhận. Rõ ràng người ta đi tìm một Thiên Chúa hợp với nhãn quan, dễ dàng xui khiến. Thiên Chúa đó chẳng khác gì con rối của họ.

Thiên Chúa là Đấng đưa ta từ một giá trị xấu trở nên tốt hơn, hay nói cách khác, Ngài giúp ta trở về nguồn cội của mình, mà nguồn cội của con người là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vô cùng tốt đẹp.

Chính vì thế, tin Chúa không phải để thỏa mãn những nhu cầu vật chất, nhu cầu chóng qua, nhưng là để ta làm cho mình mỗi ngày mỗi đẹp hơn, cho đến khi ta hoàn thiện như Cha trên trời.

Những gì Chúa Giêsu mời gọi và dạy ta sống là để ta nên trở nên đẹp hơn mỗi ngày.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin cho con đừng tìm kiếm Chúa bằng lý trí hiếu kỳ, nhưng bằng tất cả tấm lòng để hướng đến một chân trời mới, chân trời mang lại sự giải thoát toàn diện cho con người của con.

THỨ BẢY

TIN MỪNG: Ga 7, 40-53

Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: “Ông này thật là tiên tri”. Kẻ khác nói: “Ông này thật là Đấng Kitô”. Người khác nữa lại nói: “Đấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Đavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Đavit?” Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: “Tại sao các ngươi không điệu nó tới?” Các người thừa hành thưa rằng: “Chẳng hề có ai nói như người ấy”. Các người biệt phái trả lời rằng: “Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật”. Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: “Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?” Nhưng họ trả lời rằng: “Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa”. Sau đó ai về nhà nấy.

SUY NIỆM

Chúa Giêsu đã từng nói Ngài không đến để mang hòa bình, nhưng là chia rẽ. Điều đó được chứng minh rõ ràng trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Hòa bình hay chia rẽ hệ tại ở cái nhìn về Chúa Giêsu.

Chính Chúa Giêsu là nguyên nhân làm khuấy động lòng người, là lý do cho nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng tổng hợp lại cũng đơn giản chỉ là có tin Ngài là Đấng Cứu Thế hay không mà thôi.

Đó là thực tế trong cuộc sống và cũng là trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Câu hỏi Chúa Giêsu là ai vẫn luôn lay động tâm hồn chúng ta, vẫn làm cho chúng ta nhiều khi gặp thách đố, khó khăn với người khác.

Có những người xem Chúa Giêsu chẳng là gì cả, thì quả thật họ có bình an trong hiện tại, hoặc bình an hời hợt… nhưng sau đó họ sẽ bất an và thậm chí là mất bình an mãi mãi.

Có những người xem Chúa Giêsu là Đấng làm cho cuộc đời họ trở nên tốt đẹp hơn, nên họ quyết tâm sống theo những gì Ngài chỉ dạy, thì đôi khi họ gặp bất an trong hiện tại, khó khăn trong cuộc sống… nhưng sau đó họ rất bình an, và nhất là tìm được bình an đích thực muôn đời.

CẦU NGUYỆN   

Lạy Chúa, xin cho con đừng ngại với tiếng nói của lương tâm, nhưng dám đối đầu với câu hỏi Ngài là ai? Để với thực tế cuộc sống sẽ trả lời cho con biết Ngài là ai trong cuộc đời của con. Cũng xin cho con mạnh dạn chấp nhận những bất trắc khi nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa và sống theo đường lối của Ngài.