Tuesday, January 21, 2025
spot_img

Ôn tập Tin mừng Mátthêu

DẪN NHẬP

01. Dẫn nhập:

a. Mt còn tên gọi khác là gì?

– Lêvi.

b. Trước khi theo CGs, Mt làm nghề gì? Mt có thuộc nhóm 12 Tông đồ hay không?

– Mt làm nghề thu thuế.

– Mt thuộc nhóm 12 tông đồ.

c. Mt viết Tin mừng cho ai? (do thái hay dân ngoại) (độc giả). Viết Tin mừng để làm gì? (mục đích). Viết khi nào?

– Viết cho người Do thái (trong nước cũng như ngoài nước).

– Viết để chứng minh rằng CGS là Đấng Messia mà Thánh Kinh loan báo.

– Viết khoảng năm 80-90.

d. Tin mừng Mt có bao nhiêu chương?

– 28 chương

CHƯƠNG 1

02. Trong 4 tác giả Tin mừng, tác giả nào ghi lại chuyện thời thơ ấu của CGS?

  – Chỉ có Mt và Lc.

03. Gia phả (1,1-17):

a. Mt ghi gia phải của CGS để liên kết CGS với ai?

                  – Đavít và Abraham.

b. Trong gia phải chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn gồm bao nhiêu đời? Số đời này có ý nghĩa gì?

– Chia làm 3 giai đoạn.

– Mỗi giai đoạn 14 đời. Số 14 liên hệ đến tên vua Đa.vít, chứng tỏ Đức Giê-su là Đấng Messia dòng Đavít.

c. Trong gia phả, Mt có nói đến mấy người đàn bà (không kể Đức Maria)? ý nghĩa là gì?

– 4 người đàn bà: Tama, Ra.kháp, Rút và vợ ông Urigia (bà Batshêba).

– Ý nghĩa: Chúa chọn những người bất thường vào chương trình cứu độ để chứng tỏ rằng trong CGS mọi bức tường ngăn cách bị phá huỷ (dân ngoại và do thái, phụ nữ và nam, thánh nhân và tội lỗi).

04. Truyền tin cho Giuse (1,18-25):

a. Ý định ban đầu của Giuse trước khi sứ thần báo tin là gì?

– Từ bỏ Maria cách kín đáo.

b. Sứ mệnh mà sứ thần trao cho Giuse?

– Đón nhận và bảo vệ cho Maria và Hài nhi Giêsu.

c. Đáp trả của Giuse với lời của sứ thần là gì?

– Vâng theo lời sứ thần.

CHƯƠNG 2

05. Các nhà đạo sĩ đến tìm Chúa (2,1-12):

a. Dấu chỉ Chúa ban cho các nhà đạo sĩ là gì? Họ đáp lại thế nào?

– Ngôi sao. Họ mau mắn lên đường để tìm Chúa.

b. Dấu chỉ Chúa ban cho các thượng tế và kinh sư là gì? Họ đáp lại thế nào?

– Thánh Kinh mà họ học biết. Họ không chịu lên đường.

c. Dấu chỉ Chúa ban cho Hêrôđê là gì? Họ đáp lại thế nào?

– Việc các nhà đạo sĩ hỏi đường và những lời Thánh Kinh mà các thượng tế và kinh sư nói. Nhưng ông chỉ muốn tìm để giết hài nhi Giê-su.

d. Chúa có tiếp tục ban dấu chỉ cho chúng ta không?

– Chúa tiếp tục ban dấu chỉ cho chúng ta qua các biến cố hằng ngày.

06. Đưa Hài Nhi Giêsu đi trốn (2,13-18):

a. Giuse đưa Maria và Hài nhi trốn sang đâu?

– Ai cập.

b. Từ con người Giuse trong câu chuyện này, chúng ta bài học gì?

– Vâng phục Thiên Chúa cách tuyệt đối và ra sức bảo vệ gia đình.

c. Từ con người Hêrôđê trong câu chuyện này, chúng ta bài học gì?

– Đam mê quyền lực dẫn đến tội ác.

– Mưu tính của con người không thắng được Thiên Chúa.

d. Khi trở về, họ ở đâu trong nước Palestin?

– Nadarét

CHƯƠNG 3

07. Gioan Tẩy Giả (3,1-12):

a. Cha mẹ của Gioan Tẩy Giả tên gì?

– Dacaria và Êlisabéth (Isave).

b. Chúa chọn Gioan Tẩy Giả để làm gì cho Chúa? Ông đã kêu gọi dân chúng làm gì?

– Chúa chọn ông làm tiền hô.

– Ông kêu gọi dân chúng sám hối.

08. CGS chịu phép rửa (3,13-17):

Qua biến cố phép rửa, Chúa Cha muốn nói gì về CGS?

– CGS là Con Thiên Chúa, rất đẹp lòng Người.

CHƯƠNG 4

09. CGS chịu cám dỗ (4,1-11):

a. CGS chịu mấy cuộc cám dỗ? Các cám dỗ đó là gì?

– 3 cuộc cám dỗ: bánh ăn, sụp lại ma quỷ và lao mình xuống từ trên cao.

b. CGS ở trong sa mạc bao nhiêu ngày? Con số này gợi lên điều gì?

– 40 ngày đêm. Con số này gợi lại thời gian thử thách của dân Israel 40 năm trong sa mạc.

c. Noi gương CGS, chúng ta phải làm gì để có thể chiến thắng cám dỗ?

– Dựa vào Lời Chúa để đi theo con đường của Chúa.

10. CGS kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên (4,18-22):

a. 4 môn đệ đầu tiên tên là gì?

– Phêrô, Anrê, Gioan và Giacôbê.

b. Chúa gọi họ đang làm gì?

– Đang hành nghề đánh cá.

CHƯƠNG 5

11. Tám mối phúc (5,1-12):

a. CGS giảng một bài dài trên núi. Bài giảng này gọi là gì?

– Gọi là bài giảng trên núi.

b. Có mấy mối phúc mà CGS nói đến.

– 8 mối phúc

c. Tâm hồn nghèo khó nghĩa là gì?

– Là tâm hồn cậy dựa vào Chúa chứ không cậy dựa vào quyền thế hay vật chất…

12. Muối và ánh sáng (5,13-16):

     Là môn đệ CGS, chúng ta là muối và ánh sáng cho trần gian:

a. Là muối nghĩa là gì?

– Có nghĩa là tín hữu phải ướp cho đời không bị hư hoại mà mỗi ngày trở nên tốt hơn.

b. Là ánh sáng nghĩa là gì?

– Người tín hữu phải chiếu sáng cho thế giới bằng những việc tốt trong cuộc sống.

13: CGS kiện toàn lề luật (5,17-48):

Người ta kết án CGS vi phạm lề luật nhưng Ngài đến để kiện toàn luật: Kiện toàn một số luật thế nào?

– CGS kiện toàn lề luật nghĩa là giúp người ta sống đúng tinh thần của luật: yêu thương.

CHƯƠNG 6

14. Ba việc làm quan trọng (6,1-18) là bố thí, ăn chay, cầu nguyện, CGS dạy thế nào?

– Không làm vì khoe khoang nhưng làm vì lòng yêu mến.

15. Của cải đích thực (6,19-34):

Của cải đích thực là gì? Làm cách nào để tích trữ?

– Của cải đích thực là nước trời. Tích trữ của cải đích thực bằng cách làm những việc bác ái.

CHƯƠNG 7

16. Đừng xét đoán (7,1-5):

Tại sao chúng ta không được xét đoán (kết án)?

– Vì chúng ta ai cũng có lỗi và quyền kết án chỉ thuộc một mình Thiên Chúa.

17. Cứ xin thì được (7,7-11):

CGS khuyến khích chúng ta cứ xin.

a. Nhưng xin gì?

– Xin Chúa ban CTT để Người hướng dẫn chúng ta sống tốt.

b. Tại sao cứ xin?

– Cứ xin vì Thiên Chúa là Cha nhân từ sẵn sàng ban những điều tốt đẹp cho chúng ta.

18. Khuôn vàng thước ngọc (7,12-14):

Đâu là khuôn vàng thước ngọc mà CGS dạy chúng ta?

– Tất cả những gì anh em muốn người khác làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta.

19. Môn đệ chân chính (7,21-27):

Thế nào là một môn đệ chân chính của CGS?

– Đó là người nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.

CHƯƠNG 8

20. Chữa người cùi (8,1-4):

Lời cầu xin của anh cùi chứa đựng bài học về cầu nguyện đáng cho chúng ta học hỏi.  Đó là điều gì?

– Đó là cầu nguyện theo ý Chúa muốn chứ không phải ý muốn của chúng ta.

21. Chữa người đầy tớ viên đội trưởng (8,5-13):

Viên đội trưởng là mẫu gương cho các tín hữu về điều gì?

– Mẫu gương về đức tin.

22. CGS dẹp yên sóng biển (8,23-27):

CGS nói gì với các môn đệ và với sóng biển?

– CGS quở trách các môn đệ kém tin.

– CGS ra lệnh cho sóng biển yên lặng.

CHƯƠNG 9

23. Chữa người bại liệt (9,1-8):

CGS chữa người bại liệt nhờ lòng tin của ai?

– Lòng tin của những người khiêng anh đến, đó là sức mạnh lòng tin của cộng đoàn.

24. Kêu gọi Mt và tranh luận về quyền tha tội (9,9-13):

a. CGS gọi Mt khi ông đang làm gì?

– Ngồi bàn thu thuế.

b. Khi dùng bữa trong nhà Mt, CGS tranh luận với ai về quyền tha tội?

– Với những người biệt phái (Pharisiêu).

25. Chữa người phụ nữ bị băng huyết và con gái ông Giairô (9,18-26):

a. Người đàn bà bị băng huyết bao lâu?

– 12 năm.

b. Hai phép lạ này dạy điều gì?

– Lòng tin vào quyền năng của Chúa.

26. Thương dân chúng lầm than (9,35-38):

Thấy dân chúng bơ vơ nhưng đàn chiên không người chăn, CGS làm gì?

– Ngài chạnh lòng thương. 

CHƯƠNG 10

27. Sai các tông đồ (10,1-16):

a. CGS chọn bao nhiêu tông đồ?

– 12.

b. Hai nhiệm vụ chính của các tông đồ khi CGS sai họ đi là gì?

– Rao giảng Tin mừng.

– Chữa lành bệnh và trừ quỷ.

c. Phủ bụi chân nói lên điều gì?

– Là dấu hiệu nói lên sự đoạn tuyệt.

28. Nhưng đòi hỏi của người môn đệ (10,17-42):

a. Người môn đệ chắc chắn gặp khó khăn, thậm chí bị bách hại. CGS dạy họ thế nào?

– Đừng sợ nhưng kiên tâm, tin vào Chúa và hãy nói công khai.

b. CGS dạy điều gì khi nói: “ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng là môn đệ Ta” (10,37) ?

– Hãy dành cho Ngài vị trí ưu tiên.

c. Đón tiếp các nhà truyền giáo là đón tiếp ai?

– Đón tiếp CGS và Chúa Cha.

CHƯƠNG 11

29. Câu hỏi của Gioan Tẩy Giả (11,1-15):

a. Gioan Tẩy Giả sai hai môn đệ đến hỏi CGS: “Thầy có phải là Đấng phải đến không?”. “Đấng phải đến” là ai?

– Chính là Đấng Messia hay Đức Kitô.

b. CGS nói gì về Gioan Tẩy Giả?

– Gioan Tẩy Giả là một người cao trọng, hơn cả các tiên tri ngày xưa.

30. CGS nói về thế hệ đương thời (11,16-19):

CGS dùng hình ảnh trẻ con chơi trò đám cưới và đám tang để nói lên thái độ của những người biệt phái và kinh sư. Thái độ đó là gì?

– Cứng lòng trước lời rao giảng của CGS.

31. CGS quở trách các thành (11,20-24):

Ba thành bị CGS quở trách là thành nào? Tội gì?

– 3 thành đó là: Khoradin, Bétxaiđa và Caphanaum.

– Tội của 3 thành: Cứng lòng tin dù chứng kiến nhiều phép lạ.

32. Mang lấy ách (11,28-30):

CGS bảo “hãy mang lấy ách của Ta?”. Ách của Ngài là gì?

– Mang lấy ách của CGS là học cách lấy lời dạy và cách sống của ngài, đó là tình yêu thương và sự hiền lành.

CHƯƠNG 12

33. Tranh luận về ngày Sabat (12,1-14):

Đâu là ý nghĩa đích thực của ngày Sabat mà CGS muốn dạy?

– Đó không phải là giữ những điều cấm kỵ, mà là cố gắng thánh hoá cho Chúa bằng những việc làm bác ái yêu thương.

34. Tội chống lại Chúa Thánh Thần (12,32):

CGS nói tội chống lại CTT thì không được tha. Tội chống lại CTT là tội gì?

– Đó là tội ngoan cố, không chịu lắng nghe lời TC để thay đổi cuộc sống.

35. Dấu lạ Giôna (12,38-42):

CGS lấy lại dấu lạ Giôna để nói điều gì với những người biệt phái và kinh sư?

– CGS muốn nhấn mạnh đến lòng sám hối của dân Ninivê, trái ngược với sự cứng tin của nhóm biệt phái và kinh sư?

36. Gia đình thật của CGS (12,46-50):

CGS dạy thế nào để trở nên gia đình của Ngài?

– Lắng nghe và thực hành lời Chúa.

CHƯƠNG 13

37. Dụ ngôn người gieo giống (13,1-23):

a. Có mấy loại đất? Chia thành mấy nhóm?

– Có 4 loại đất: Vệ đường, đá sỏi, gai gốc và đất tốt.

– Chia làm 2 nhóm: Nhóm không sinh hoa trái và nhóm sinh hoa trái.

b. Hạt giống là gì? Các loại đất ám chỉ điều gì?

– Hạt giống là lời Chúa.

– Các loại đất ám chỉ thái độ đón nhận lời Chúa của con người.

38. Dụ ngôn cỏ lùng (13,24-30.36-43):

Dụ ngôn cỏ lùng dạy điều gì về Thiên Chúa?

– Thiên Chúa không thích sự ác, nhưng Ngài kiên nhẫn với người tội lỗi. Ngài mong họ hoán cải để được sống.

39. Dụ ngôn hạt cải và nắm men (13,31-33.44-50):

Hai dụ ngôn này nói điều gì về Nước Trời?

– Dụ ngôn hạt cải: Nhấn mạnh sự phát triển bên ngoài của nước trời, từ nhóm nhỏ trở nên lớn.

– Dụ ngôn nắm men: Nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng bên trong. Nước trời ảnh hưởng và biến đổi thế giới.

40. Dụ ngôn kho báu và viên ngọc (13,44-46):

Hai dụ ngôn này nhấn mạnh điều gì?

– Nước Trời là kho báu cao quý nhất mà con người cần phải theo đuổi.

41. CGS trở về Nadarét (13,53-58):

Thái độ của dân thành Nadarét thế nào? Tại sao?

– Sửng sốt về lời dạy và các phép lạ CGS đã làm, nhưng họ không tin.

– Lý do: vì họ dựa vào nguồn gốc trần thế của Ngài: Con ông thợ mộc Giuse.

CHƯƠNG 14

42. Gioan Tẩy Giả bị giết (14,3-13):

a. Gioan bị giết bởi ai?

– Hêrôđê Antipas.

b. Tại sao Gioan bị giết?

– Tố cáo vua Hêrôđê loạn luân vì lấy chị dâu của mình.

43. Hoá bánh ra nhiều (14,13-21):

a. Mt kể lại mấy lần việc CGS làm phép lạ hoá bánh ra nhiều? Mỗi lần nuôi bao nhiêu người?

– 2 lần.

– Lần 1: 5000 người; lần 2: 4000 người.

b. Khi thấy dân chúng đói, giải pháp của CGS và các môn đệ thế nào? CGS dạy chúng ta bài học gì qua sự việc này?

– Giải pháp của các môn đệ là giải tán đám đông; nhưng giải pháp của CGS là phải lo cho họ.

– Bài học cho chúng ta: đứng trước nhu cầu của tha nhân, chúng ta cũng phải làm cái gì đó cho họ chứ không phải thoái thác.

44. CGS đi trên mặt nước (14,22-33):

a. Ai xin CGS được đi trên mặt nước như Ngài?

– Phêrô.

b. Người này bị chìm. Tại sao ông bị như thế?

– Vì ông yếu lòng tin, hoài nghi.

CHƯƠNG 15

45. Tranh luận về sạch và dơ 915,10-20):

Cái dơ đáng quan tâm mà CGS nói đến là gì?

– Đó là những ý định xấu xa trong tâm hồn của con người. Từ đó phát xuất tội lỗi.

46. CGS chữa con gái người đàn bà Canaan (15,21-28):

a. CGS nói với người đàn bà Canaan: “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó”. Tại sao CGS nói thế?

– Vì Ngài muốn thử thách đức tin của bà.

b. Người đàn bà Canaan dạy chúng ta bài học gì?

– Bài học của đức tin.

CHƯƠNG 16

47. Men biệt phái (16,5-12):

a. Men biệt phái mà CGS nói đến là gì?

– Đó là giáo lý sai lạc và đời sống giả hình của họ.

b. CGS cảnh báo các môn đệ điều gì?

– Đừng để bị ảnh hưởng bởi men biệt phái, đó là lối sống giả hình.

48. Phêrô tuyên xưng đức tin (16,13-20):

a. Ông Phêrô tuyên xưng đức tin ở đâu?

– Xêdarê Philípphê.

b. Phêrô tuyên xưng thế nào?

– Ông nói: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống“.

c. CGS trao chìa khoá cho Phê-rô nghĩa là gì?

– Trao quyền.

49. CGS báo cuộc thương khó (16,21-23):

a. Trong Tin mừng, có mấy lần CGS báo về cuộc thương khó?

– 3 lần.

b. Nội dung là gì?

– Ngài phải bị giết chết rồi phục sinh.

50. Điều kiện theo CGS (16,24-28):

CGS mời gọi người môn đệ vác thập giá theo Chúa. “Vác thập giá” nghĩa là gì?

– Nghĩa là bước theo con đường của Chúa, con đường khổ giá. Con đường khổ giá của mỗi người là những thử thách trong cuộc sống.

CHƯƠNG 17

51. CGS biến hình (17,1-8):

a. CGS biến hình ở đâu?

– Trên núi Tabor.

b. CGS mang theo các môn đệ nào?

– Phêrô, Gioan và Giacôbê.

c. Có ai hiện ra đàm đạo với CGS?

– Môsê và Êlia.

d. Tiếng từ trời là của ai? và nói điều gì?

– Đó là tiếng của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói về CGS: “Đây là Con Yêu dấu của Ta. Hãy vâng nghe Lời Người“.

52. Câu hỏi về Êlia (17,9-13):

CGS nói với các môn đệ là Êlia đã đến rồi. Êlia mà CGS nói đến là ai?

  – Đó là Gioan Tẩy Giả.

53. Chữa đứa bé bị kinh phong (17,14-22):

Các môn đệ không thể chữa khỏi cho đứa bé bị kinh phong (do ma quỷ). Họ thiếu những điều kiện nào?

– 3 điều kiện này: Lòng tin, ăn chay và cầu nguyện.

54. Nộp thuế (17,24-27):

a. CGS có buộc phải nộp thuế cho đền thờ không? Tại sao?

– Không, vì là Con Thiên Chúa, là người nhà. Đền thờ là nhà Cha của Ngài.

b. CGS bảo Phêrô làm gì để nộp thuế?

– Đi câu cá để lấy đồng tiền để nộp thuế.

c. CGS bảo Phêrô nộp thuế cả cho Ngài. Việc làm này dạy ta bài học gì?

– Có những việc chúng ta được phép làm nhưng không nên làm vì khi làm thì gây cớ vấp phạm cho người khác.

CHƯƠNG 18

55. Đức khiêm nhường (18,1-4):

CGS dạy hãy trở nên như trẻ nhỏ để vào nước trời. Trở nên như trẻ nhỏ nghĩa là gì?

– Đó là khiêm nhường, tin tưởng và sống nương tựa vào Chúa.

56. Sự từ bỏ (18,8-11):

CGS dạy: “Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt…”. CGS muốn dạy điều gì?

– Phải biết hy sinh những gì có thể gây tội để được vào Nước Trời.

57. Con chiên lạc (18,11-14):

Con chiên lạc là những anh em bị sa ngã. CGS dạy chúng ta phải làm gì với những anh em này?

– Cần phải có thái độ khoan dung, tha thứ và tìm cách để giúp họ trở lại cộng đoàn.

58. Sửa lỗi anh em (18,15-18):

a. CGS dạy sửa lỗi anh em theo tiến trình nào?

– Sửa lỗi gồm 3 bước: Cá nhân với cá nhân; Nhóm nhỏ với cá nhân; mang ra cộng đoàn.

b. Tiêu chuẩn sửa lỗi anh em là gì?

– Đó là bác ái, nhằm cứu vãn và xây dựng.

59. Hiệp thông trong cầu nguyện (18,19-20):

Hai điều cần thiết trong cầu nguyện chung mà CGS dạy là gì?

– Tâm đầu ý hiệp.

– Nhân danh CGS.

60. Tha thứ (18,21-35):

CGS dạy phải tha bảy mươi lần bảy nghĩa là gì?

– Nghĩa là tha thứ luôn luôn.

CHƯƠNG 19

61. Câu hỏi về ly dị (19,1-9):

CGS dạy gì về hôn nhân?

– Luật hôn nhân phát xuất từ Thiên Chúa chứ không phải do Môsê.

– Ý định của Thiên Chúa là hôn phân không bao giờ bị phá huỷ.

62. Người thanh niên giàu có (19,16-22):

Anh thanh niên muốn nên hoàn thiện, nhưng tại sao anh không đạt được?

– Anh chưa dứt khoát vì lòng anh còn dính bén của cải.

63. Người giàu có khó giàu nước trời (19,23-26):

CGS dùng hình ảnh con lạc đà chui qua lỗ kim để diễn tả người giàu có khó giàu nước trời. Tại sao?

– Vì người ta dễ bị cám dỗ chạy theo và tôn thờ vật chất.

CHƯƠNG 20

64. Dụ ngôn thợ làm vườn nho (20,1-16):

Ông chủ trả lương cho người làm công nói lên điều gì về Thiên Chúa?

– Thiên Chúa công bình và hết sức rộng lượng.

65. Bà mẹ của Gioan và Giacôbê (20,20-23):

a. Bà xin CGS điều gì cho hai đứa con?

– Đứa được ngồi bên phải và đứa bên trái của CGS.

b. CGS nói đến chén đắng. Chén đắng nghĩa là gì?

– Chén đắng là cuộc thương khó của Ngài. Uống chén đắng là thông phần đau khổ với Ngài.

66. Ai làm lớn phải phục vụ (20,24-28):

Với CGS, người làm lớn là người thế nào?

– Là người phục vụ người khác.

CHƯƠNG 21

67. CGS vào thành Giêrusalem (21,1-11):

CGS cởi lừa vào thành nói lên điều gì?

– Đây là hình ảnh của một vị vua khiêm nhu và hoà bình.

68. Đánh đuổi những người buôn bán (21,12-17):

a. Tạo sao CGS nổi giận với những người buôn bán trong đền thờ?

– Vì họ biến đền thờ thành nơi buôn bán.

b. Tâm hồn chúng ta là đền thờ CTT. Chúa sẽ nổi giận khi đền thờ chúng ta bị ô uế. Điều gì làm cho đền thờ chúng ta ra ô uế?

– Đó là tâm hồn đầy ghen ghét, thù hận và tội lỗi.

69.  Dụ ngôn hai người con (21,28-32):

Qua dụ ngôn này, đâu là người con lý tưởng của Thiên Chúa mà CGS muốn dạy chúng ta?

– Đó là đứa con chấp nhận mệnh lệnh của Chúa và thực thi mệnh lệnh ấy.

70. Dụ ngôn tá điền sát nhân (21,33-45):

Các tá điền sát nhân trong dụ ngôn này là ai?

– Đó là giới lãnh đạo Do thái.

CHƯƠNG 22

71. Dụ ngôn tiệc cưới (22,1-14):

Cần có y phục lễ cưới để dự tiệc cưới. Tiệc cưới và y phục lễ cưới nghĩa là gì?

– Tiệc cưới: Ám chỉ hạnh phúc đời đời.

– Y phục lễ cưới: Là đời sống đức tin. Phải sống đời sống đức tin chúng ta mới được vào Nước Trời.

72. Nộp thuế cho Xêda (22,15-22):

CGS nói: “của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa” nghĩa là gì?

– Nghĩa là hãy chu toàn bổn phận với chính quyền nhưng cũng phải chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa.

73. Kẻ chết sống lại (22,23-33):

a. Nhóm biệt phái và nhóm Sađốc nhóm nào tin có sự sống lại?

– Biệt phái tin. Sađốc không tin.

b. CGS dạy gì về sự sống lại?

– Ngài xác định rằng có sự sống lại.

– Đó là sự sống vĩnh cửu, người ta sống như thiên thần.

74. Điều răn trọng nhất (22,34-40):

Điều răn trọng nhất là gì?

– Là yêu Thiên Chúa hết lòng, hết sức… và yêu tha nhân như chính mình.

CHƯƠNG 23

75. Sự giả hình của biệt phái và kinh sư (23,1-12):

Đâu là sự giả hình của biệt phái và kinh sư?

– Họ nói mà không làm; Họ làm để đề cao mình.

76. Quở trách thành Giêrusalem (23,37-39):

Đâu là tội của Israel và của Giêrusalem mà CGS quở trách?

– Giết các ngôn sứ.

– Từ chối Thiên Chúa.

CHƯƠNG 24-25

77. Dụ ngôn các cô trinh nữ (25,1-13):

a. Có mấy cô khôn ngoan và mấy cô khờ dại?

– 5 cô khôn ngoan và 5 cô khờ dại.

b. Thế nào là khôn ngoan?

– Đó là luôn sẵn sàng, chuẩn bị đầy đủ chờ Chúa đến.

78. Dụ ngôn nén bạc (25,14-30):

a. Tiêu chuẩn mà ông chủ xét xử các đầy tớ là gì?

– Đó là phải biết sinh lợi cho chủ.

b. Các nén bạc của chúng ta là gì? Chúa muốn gì nơi chúng ta?

– Đó là các khả năng Chúa ban. Chúa muốn chúng ta sinh lợi các nén bạc ấy: phục vụ Chúa và tha nhân.

79. Phán xét (25,31-46):

a. Chiên và dê tượng trưng cho ai?

– Chiên tượng trưng cho người lành; dê tượng trưng cho kẻ dữ.

b. Tiêu chuẩn Chúa phán xét là gì?

– Là tình yêu thương mà chúng ta dành cho tha nhân khi còn sống.

CHƯƠNG 26-27

80. CGS chịu thương khó trong thời vị thượng tế nào?

– Caipha.

81. Cuộc thương khó diễn ra trong dịp lễ gì của người Do thái? Ý nghĩa gì đối với CGS?

– Lễ Vượt Qua.

– Ý nghĩa: CGS là Chiên Vượt Qua hy sinh mạng sống để cứu nhân loại khỏi nô lệ tội lỗi.

82. Xức dầu (26,6-13):

a. Ở đâu?

– Làng Bêtania, cách Giêrusalem 5km, tại nhà ông Simon cùi.

b. Ai xức dầu cho CGS?

– Maria, em của Mátta.

c. Xức dầu cho CGS mang ý nghĩa gì?

– Hành động ám chỉ mai táng cho CGS.

83. Ai nộp CGS? Người Do thái trả cho người này bao nhiêu tiền?

– Giuđa Iscariốt, một trong 12 tông đồ.

– Người Do thái trả cho ông 30 đồng.

84. Tiệc ly (26,17-35):

a. Dấu hiệu chứng tỏ người mà CGS báo là sẽ nộp Ngài?

– Kẻ giơ tay chấm chung đĩa với Ngài. Đó là Giuđa.

b. Phêrô phản ứng thế nào khi CGS báo rằng ông sẽ chối Chúa? Kết quả ra sao?

– Khẳng định mạnh mẽ dù chết cũng không bỏ Chúa.

– Kết quả: Đúng như CGS nói. Ông đã chối thầy.

85. Trong vườn cây dầu và bị bắt (26,36-56):

a. Vườn cây dầu còn gọi là gì?

– Ghếtsêmani hay núi Ôliu.

b. CGS cầu nguyện với Chúa Cha điều gì?

  – Xin Chúa Cha cất chén đắng nhưng luôn theo ý Chúa Cha.

c. CGS kêu gọi các môn đệ điều gì?

– Tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ.

d. Giuđa dùng dấu hiệu gì để cho quân lính bắt CGS?

– Nụ hôn.

e. Một môn đệ bênh vực CGS, ông làm gì? Môn đệ ấy tên gì?

– Rút gươm chém đứt lỗ tai tên đầy tớ vị thượng tế. Đó là Phêrô.

f. Phản ứng của các môn đệ khác thế nào?

– Bỏ chạy.

86. CGS ra toà (26,57-27,26):

a. CGS ra toà 2 lần. Ngài bị xử án bởi ai?

– Một lần bởi hội đồng do thái; lần thứ hai bởi Philatô, tổng trấn Rôma.

b. Giới lãnh đạo do thái tố cáo CGS tội gì trước Philatô?

– Xúi dân nổi loạn, ngăn cản dân nộp thuế và tự xưng là vua.

c. Dân chúng hô hào kết án CGS nhưng xin tha cho ai? Người này làm nghề gì?

– Baraba, một tên cướp.

d. Kết thúc thế nào?

– Philatô theo ý kiến của giới lãnh đạo Do thái: kết án CGS và tha Baraba.

87. Trên đường lên núi sọ (27,32-56):

a. Ai vác thập giá đỡ CGS?

– Simon, người Kyrênê.

b. Ai bị đóng đinh chung với CGS?

– Hai tên trộm cướp.

c. Sau khi CGS tắt thở, viên sĩ quan Rôma cùng các tên lính nói gì?

– Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa.

d. Ai xin xác CGS và mai táng Ngài?

– Giuse người Arimathê (cùng với Nicôđêmô).

e. Các thượng tế và biệt phái đề nghị điều gì với Philatô? Tại sao?

– Xin cho người canh mộ CGS.

– Lý do: Sợ các môn đệ đến ăn cắp xác CGS và hô hào Ngài sống lại.

CHƯƠNG 28

88. Ngôi mộ trống (28,1-8):

a. Ai ra mộ từ sáng sớm? Đó là ngày nào?

– Maria Mácđala và bà Maria khác.

– Đó là sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần (sáng Chúa nhật).

b. Sứ thần bảo hai người phụ nữ điều gì?

– CGS đã sống lại và đi đến Galilê trước.

– Trở về báo cho các môn đệ biết.

89. Các thượng tế lừa đảo (28,11-15):

Các thượng tế làm gì khi lính canh báo tin không thấy xác CGS?

– Họ trả tiền cho lính và bảo họ nói rằng các môn đệ CGS đến lấy trộm xác của Ngài.

90. CGS hiện ra ở Galilê (28,16-20):

CGS nói gì với các môn đệ?

– Ra lệnh cho các ông đi rao giảng.

– Hứa sẽ ở với các ông cho đến tận thế.

bài viết mới