Tuesday, December 24, 2024
spot_img

[Bài viết] Kinh Thánh là gì?

Pr. Lê Tấn Lợi

I. Định nghĩa

Chữ “Kinh Thánh” được dịch từ chữ Hy Lạp “Ta Biblia”, số nhiều của “Biblos“, nghĩa là “sách”. Vậy “Ta Biblia” nghĩa là “những sách”.

Danh từ Hy Lạp ở số nhiều như thế, vì Kinh Thánh không phải là một quyển sách nhưng là một bộ sách gồm rất nhiều quyển thuộc rất nhiều thể loại, được viết bởi nhiều tác giả và vào nhiều thời điểm khác nhau.

Vì vậy, Kinh Thánh là bộ sách viết lại những mặc khải của Chúa, trải qua nhiều giai đoạn và được viết bởi nhiều người.

II. Chia phần

Bộ Kinh Thánh được chia làm hai phần:

1. Cựu Ước.

– Gồm có 46 quyển.

– Phần này viết về những điều đã xảy ra từ thuở khai thiên lập địa cho đến trước lúc Đức Giêsu xuất hiện.

– Được gọi là Cựu Ước hay Cựu Giao Ước vì trọng tâm của phần này là Giao Ước Cũ Thiên Chúa đã thiết lập với con người qua trung gian ông Môsê trên núi Sinai

2. Tân Ước.

– Gồm có 27 quyển.

– Phần này viết về những điều từ lúc Chúa Giêsu xuất hiện cho đến thời Giáo Hội sơ khai.

– Được gọi là Tân Ước hay Tân Giao Ước, vì trọng tâm của phần này là Giao Ước Mới Thiên Chúa đã ký kết với con người qua trung gian của Chúa Giêsu

3. Phân loại

Nếu chia phần nhỏ hơn nữa thì:

a. Cựu Ước lại chia làm bốn loại:

– Ngũ Thư

– Các sách Lịch sử

– Các sách Thi ca và Minh triết hay sách Giáo huấn

– Các sách Ngôn sứ.

b. Tân Ước cũng chia làm bốn loại:

– Các sách Tin mừng (4 quyển)

– Sách Công vụ Tông đồ (1 quyển).

– Các thư (21 thư)

– Sách Khải huyền (1 quyển)

III. Nguyên ngữ Kinh Thánh

1. Cựu Ước

Phần lớn Cựu Ước được viết bằng chữ Hípri; một phần nhỏ, khoảng 7, 8 quyển mà thư qui Palestin không công nhận, được viết bằng chữ Hy Lạp.

Ví dụ: St 1,1

`#r,a'(h’ taeîw> ~yIm:ßV’h; taeî ~yhi_l{a/ ar’äB’ tyviÞareB[1].

2. Tân Ước

Toàn bộ các sách được viết bằng tiếng Hy Lạp, loại văn chương Hy Lạp bình dân, được gọi là Koine.

Ví dụ: Lc 1,5

Ege,neto evn tai/j h`me,raij ~Hrw,|dou basile,wj th/j VIoudai,aj i`ereu,j tij ovno,mati Zacari,aj evx evfhmeri,aj VAbia,( kai. gunh. auvtw/| evk tw/n qugate,rwn VAarw.n kai. to. o;noma auvth/j VElisa,betÅ

Vì thế, những ai muốn nghiên cứu Kinh Thánh cho thấu đáo, cần phải học tiếng Hipri và Hy Lạp cổ.


[1] Ngôn ngữ Hipri đọc từ phải sang trái.

bài viết mới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here