Friday, April 26, 2024
spot_img
Home Blog Page 20

Hạt giống nảy mầm | Tuần 29 | Mùa Thường niên năm C

CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN

Lc 18,1-8

A. Hạt giống…

Thánh Luca cho biết rõ ý nghĩa của dụ ngôn này là dạy “các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Dụ ngôn có hai vai :

– bà góa : trong xã hội Do thái, các bà góa chịu nhiều thiệt thòi và không ai bênh vực. Bà góa này có lẽ bị người ta ức hiếp nhưng vì không ai bênh vực nên chỉ còn biết chạy đến kêu cứu với thẩm phán.

– thẩm phán : lẽ ra nhiệm vụ của ông là bênh vực những người bị ức hiếp. Nhưng ông thẩm phán này không bênh vực bà góa vì bà chẳng có lợi gì cho ông cả. Dù vậy, nhờ bà cứ kiên trì kêu xin nên cuối cùng ông cũng xử công bình cho bà.

* Bài học : một người bất công như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì. 

Tuy nhiên, có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng : “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”. 

B. … nảy mầm.

1. “Nhiều người có thói quen xưng thú một cách máy móc “Con có chia trí lo ra trong khi đọc kinh dự lễ”. Để việc xưng thú một cách ý thức hơn, có lẽ chúng ta nên nói “Con thiếu tin tưởng và kiên trì trong khi cầu nguyện”… Chúng ta cầu xin, nhưng không tin đủ rằng Thiên Chúa sẽ nhận lời chúng ta”. (trích “Mỗi ngày một tin vui”)

2. Chúng ta đã từng kinh nghiệm, có nhiều điều ta cầu xin mãi mà chẳng được như ý. Nhưng đừng vội kết luận rằng : Hễ lần nào xin mà không được như sở thích, là chứng tỏ Chúa không tốt với tôi. Thử suy nghĩ mà xem : – Ai cũng xin trúng số độc đắc (độc đắc : chỉ một người duy nhất trúng) – Đứa trẻ nằng nặc đòi được ở nhà chơi không chịu đi học (thường không được như ý, còn bị thêm roi vọt). Nước nào đang bị chiến tranh cũng quen cầu xin theo kiểu ‘Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn…’, nhưng ý Chúa quan phòng chưa muốn thế… 

3. Việt Nam ta có câu truyện truyền thuyết về ‘ông già Ba Tri’ kiên trì gan góc. Ông lặn lội tới tận triều đình Huế, gõ trống trước cung điện vua để kêu nài, và cuối cùng đã được nhận lời.  

4. Beppo Sala là một cậu bé 8 tuổi. Cha mẹ cậu rất nghèo mà phải nuôi tới 6 đứa con. Mẹ cậu lại sắp sinh thêm đứa thứ 7. Tuy còn nhỏ nhưng Beppo cũng biết khi đứa bé sinh ra thì nó phải thiếu thốn như thế nào. Cậu muốn làm một việc gì đó để giúp cha mẹ. Cậu nhịn ăn quà, dùng tiền mua một chiếc bong bóng bay. Cậu viết một bức thư ngắn cột vào bong bóng rồi thả cho bay lên trời. Bức thư viết “Chúa ơi, trong vài tuần nữa mẹ con sẽ sinh em bé. Nhưng gia đình chúng con nghèo quá. Xin Chúa giúp chúng con tìm được một chiếc chăn và vài bộ quần áo cho nó. Đồ cũ thôi cũng được. Con là Beppo Sala, nhà ở Arcorle”. Beppo về nhà hồi hộp chờ đợi. Chờ đã 3 ngày mà chẳng thấy gì cả. Đến ngày thứ tư, một nhân viên bưu điện mang tới nhà Beppo một thùng giấy lớn có ghi rõ “Người nhận : Beppo Sala, Arcorle. Người gởi : Rovingo”. Trong nhà chẳng ai có quen người nào tên Rovingo cả nên bảo nhân viên bưu điện trả về người gởi. Nhưng không có địa chỉ người gởi nên cậu bé đành mở thùng ra coi. Trong thùng toàn là quần áo trẻ con rất sạch và đẹp. Có cả một chiếc chăn nhỏ nữa. Thì ra một người nào đó tên Rovingo đã tình cờ nhặt được chiếc bong bóng và bức thư của cậu bé nên đã thay Chúa gởi quà cho em của cậu.

Nhiều khi Thiên Chúa đáp lời cầu nguyện của chúng ta bằng một cách thức và vào một thời điểm mà chúng ta không ngờ. (Pastor Paterno)

5. Một người đưa tin phóng ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín. Ông gõ cửa nhưng không ai mở cả. Ông biết trong nhà có người vì trước đó ông đã nhìn qua cửa sổ thấy họ. Bởi đó ông nổi cáu vừa la lớn tiếng vừa dùng hết sức mình đập vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 30 lần thì một cái đầu mới thò ra qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa, hỏi :

– Ông có muốn vào không ?

– Muốn vào không ư ? Tôi đã kêu cửa muốn khàn cả cổ rồi đây này.

– Xin ông thông cảm. Mỗi ngày rất nhiều đứa bé hàng xóm cứ đến gõ cửa để phá chơi rồi lại chạy trốn. Ban đầu chúng tôi tưởng ông cũng thế. Nhưng khi nghe thấy ông vẫn kiên trì kêu cửa, chúng tôi biết ông muốn vào thật nên mới mở cho ông. (Bruno Hagspiel)

6. “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?”. (Lc 18,7)

“Khi tạo dựng nên ta Thiên Chúa không cần hỏi ý ta, Người không thể cứu rỗi ta nếu ta không cộng tác với Người”.

Chuyện kể về thánh Vincent Ferrier sau khi gặp các tội nhân cứng lòng, khuyên bảo mấy cũng không chịu trở lại. Ngài đã gia tăng việc ăn chay, hãm mình, cầu nguyện.. Ngài than thở, năn nỉ cùng Chúa ban ơn để cứu các linh hồn ấy khỏi sa hỏa ngục.

Nhưng Chúa ơi, được ích gì nếu lời cầu nguyện ấy không có sự cộng tác, đồng ý của đối tượng cần được cứu rỗi ?

Vâng, đã hơn một lần con đặt ra câu hỏi đó, vì nghi ngờ. Con đã đòi hỏi Chúa phải làm cho con điều này, thực hiện cho con điều nọ… Và con thất vọng khi không đạt được điều con muốn.

Lạy Chúa, xin cho con biết nhặt lên những mảnh vụn của mọi biến cố, mọi rủi ro, thất vọng mà trao lại cho Chúa Giêsu trong niềm tin, niềm xác tín, để con được cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong suốt cuộc đời con. (Hosanna)

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 29 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

SUY NIỆM LỜI CHÚA TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 18, 1-8

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng, mà rằng: “Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: ‘Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù’. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: ‘Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc’ “.

Rồi Chúa phán: “Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”     

SUY NIỆM:

Mục đích của dụ ngôn là để dạy các môn đệ “phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng”. Như vậy Chúa Giêsu cho thấy sự cần thiết của việc cầu nguyện. Nó là sự kết nối với Thiên Chúa là Cha, Đấng giàu lòng thương xót.

Thực sự không cần chúng ta là con cái trình bày. Chúa biết rõ tư tưởng của chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta đến với Ngài để thể hiện lòng tín thác nơi Ngài.

Mọi trục trặc của con người là do họ quá cậy dựa vào sức mình mà lãng quên sức mạnh nội tại từ Thiên Chúa, hoặc chỉ tìm đến với Chúa một phần nào đó.

Chính Chúa cũng đã thở dài:  “Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Nghĩa là bao lâu còn niềm tin chúng ta sẽ còn nơi để tìm về; một khi mất đức tin, chúng ta sẽ chẳng biết đường biết hướng về đâu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, dù cuộc sống của con có gặp biết bao điều gian nan thử thách, nhưng xin cho con biết tin tưởng, cậy trông vào Chúa để nhờ sức mạnh của Ngài mà con sẽ vượt qua tất cả. 

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 12, 13-21

Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Người bảo kẻ ấy rằng: “Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?” Rồi người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”.

Người lại nói với họ thí dụ này rằng: “Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: “Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?” Ðoạn người ấy nói: “Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: “Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi!” Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: “Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?” Vì kẻ tích trữ của cải cho mình, mà không làm giàu trước mặt Chúa, thì cũng vậy”.

SUY NIỆM:

“Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12, 20b)

Chủ nghĩa hưởng thụ đang đẩy con người đến chỗ chỉ lo tìm kiếm hưởng thụ một cách thái quá. Thực ra một cuộc sống đầy đủ, dư giả, sung túc là điều tốt. Nhưng điều đáng nói là “Kẻ tích trữ của cải cho mình, mà không làm giàu trước mặt Thiên Chúa…”

Điều này có nghĩa là người ta chỉ thấy những cái trước mắt mà không thấy những chuyện xa hơn. Cái trước mắt là được sung sướng, thoải mái. Chuyện xa hơn là con người rồi sẽ ra sao?

Lời Chúa hôm nay là một lời cảnh báo: nếu con người chỉ lo tìm kiếm những giá trị vật chất thì “Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”

Vậy thái độ đúng đắn của con người là biết lo cho cuộc sống đời này bằng tất cả khả năng Chúa ban; nhưng điều quan trọng nhất là phải biết “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Tài sản trước mặt Chúa chính là sự cố gắng, nổ lực hằng ngày để bước đi trong ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con biết siêng năng làm việc hằng ngày để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Chúa, Nhưng xin đừng để con quên đi ơn cứu độ của mình.

THỨ BA- 17/10 : THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 6, 12 – 16

Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Ðó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.

SUY NIỆM:

Chọn 12 Tông đồ là việc làm quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, vì họ sẽ là nền tảng để Thiên Chúa xây dựng Hội thánh của Ngài. Chính vì thế Đức Giêsu đã phải cầu nguyện suốt đêm.

Việc chọn gọi này cho thấy Thiên Chúa tin tưởng, cho con người được cộng tác với Ngài chứ không phải vì con người đủ tài đức. Việc chọn 12 Tông đồ cho biết ý định cứu độ của Thiên Chúa trong lòng Giáo hội.

Tuy nhiên việc chọn gọi này cũng có sai lầm do con người không biết sử dụng tự do đúng đắn. Giuđa Iscaiôt là kẻ đã phản bội vì ông muốn theo chương trình của riêng ông mà không đi theo chương trình của Thiên Chúa.

Mỗi người đều được Chúa chọn gọi trong một ơn gọi khác nhau ;  đặc biệt với những ai sống đời tận hiến. Họ được Thiên Chúa cho tham dự vào sứ mạng đặc biệt của Ngài không phải vì họ xứng đáng, không phải vì có đủ tài đức, nhưng chỉ vì Ngài muốn. Vì thế hãy cố gắng sống tốt ơn gọi của mình.

Có những người đã không cộng tác mà còn phá hoại chương trình của Thiên Chúa vì họ sống theo ý riêng của mình. Hãy biết hoán cải để quay trở lại phục vụ Nước Chúa.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã ban con được sống trong bậc sống của mình. Trong mỗi bậc sống Chúa đều muốn chúng con cộng tác với Chúa để mang lại phần rỗi cho mình và cho tha nhân. Xin cho con luôn nổ lực hết mình để cho ơn cứu độ được thực hiện. 

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 12, 39-48

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy hiểu biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

Phêrô thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?” Chúa phán: “Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: “Chủ tôi về muộn”, nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn”.

SUY NIỆM:

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người biết Chúa là chủ tể cuộc đời chúng ta, vì vậy Ngài có quyền để ban cho mỗi người tùy theo sự quan phòng của Ngài, nhưng phải tin chắc một điều: cái nhìn của Chúa luôn luôn tốt cho con người.

Và cũng nhắc cho những ai được Chúa ưu ái trao ban cho những điều thuận lợi, những chuyện xem ra “nhiều” hơn người khác biết rằng “Được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều”. “Cái đòi” của Chúa chính là việc chúng ta sử dụng những ơn ban đó như thế nào cho Chúa, cho bản thân và cho tha nhân. Có người cho mình làm “Chúa” trong tất cả những gì Chúa ban để đối xử một cách thậm tệ với người khác, nghĩa là họ đã lấy đi chủ quyền của Thiên Chúa.

Ngược lại có những người được Chúa ban cho rất ít, nhưng họ lại làm lợi nhiều, vì họ biết tất cả đều là của Chúa, nên họ sống hết mình, hết tình với Chúa, với Giáo hội và tha nhân.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con biết bằng lòng với những gì mà Chúa đã ban, vì chắc chắn một điều, cho nhiều sẽ bị đòi nhiều. Việc cần thiết là hãy làm cho những gì Cúa ban được sinh hoa kết trái. Cũng xin cho con có được sự khiêm tốn để sử dụng những ơn ban của Chúa như là một đầy tớ để phục vụ chứ không phải như một ông chủ để hưởng thụ.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 12, 49-53

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng”.

SUY NIỆM:

“Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên”

Ngọn lửa tình yêu của Chúa đã được trao ban cho Giáo hội để thắp lên cho thế giới hôm nay, nhất là những nơi còn hận thù, chiến tranh, chia rẻ,…

Tình yêu đó cũng được trao ban cho mọi người, để tất cả những nơi bước chân Kitô hữu hiện diện, phải là một đóm lửa yêu thương trong cung cách sống.

Nhưng rõ ràng như lời Chúa nói: “Thầy không đến để ban hòa bình, nhưng là đem sự chia rẽ”. Sự chia rẽ phát xuất từ việc người ta thiếu bác ái, thiếu yêu thương; mà nguyên nhân sâu xa là vì người ta chỉ nghĩ đến thân mình.

Khi thấy ai đó được người khác quý mến, lẽ ra tôi phải vui mừng, nhưng tôi lại khó chịu. Khi thấy ai đó được người khác giúp đỡ, lẽ ra tôi phải chia vui với họ, nhưng tội lại ganh tị. Khi thấy ai đó được những thứ mà tôi đang được, lẽ ra tôi phải hướng dẫn để họ được nhiều hơn, nhưng tôi lại tìm cách hạ bệ họ… Sự chia rẽ là do thiếu tình thương.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, trong mỗi người chúng con có một cái tôi quá lớn, để chỉ nghĩ đến mình. Xin cho con biết nghe theo lời chỉ dạy của thánh Phaolô: “Vui với người vui, khóc với người khóc”. Chính lúc đó, ngọn lửa của Chúa sẽ được cháy bùng lên.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 12, 54-59

Khi ấy, Chúa Giêsu phán bảo dân chúng rằng: “Khi các ngươi xem thấy đám mây nổi lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như thế. Và khi gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các ngươi không tự mình phê phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi ngươi cùng với kẻ đối phương ra trước mặt quan quyền, thì đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn thoả với nó đi, kẻo nó lôi ngươi đến trước quan toà, và quan toà trao ngươi cho lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể ra khỏi đó cho đến khi nào trả xong đồng xu cuối cùng”.

SUY NIỆM:

 “Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?”

Câu hỏi của Chúa cũng là một sự chất vấn cho lương tâm mỗi người chúng con, khi thời đại hôm nay có nhiều thứ cám dỗ khiến chúng con nghiên cứu, tìm tòi, hiểu biết rất sâu rộng. Nhiều lúc tự hào về những hiểu biết của mình, và lấy sự hiểu biết đó để “đè trên đầu trên cổ” người khác… Trong khi Lời Chúa, ý Chúa, cung cách của Chúa thì chúng con thực sự thiếu hiểu biết, vì vậy chúng con hành xử không giống Chúa.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con đừng tự hào về điều gì ngoài thập giá Đức Kitô. Xin cho con mỗi ngày chiêm ngắm mầu nhiệm thập giá để sống sự tự hủy, yêu thương quên mình giống như Chúa vậy.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 13,1-9

Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giê-su đáp lại rằng : “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao ? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu ; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”

Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này : “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn : ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất ?’ Nhưng người làm vườn đáp : ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.'”

SUY NIỆM:

Những dòng trước của trang Tin mừng này, Đức Giêsu nói về những dấu chỉ để qua đó người ta đọc được ý Chúa. Hôm nay qua câu chuyện “những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng”, một số người Do Thái kết án những người đó tội lỗi nên mới bị phạt.

Chắc chắn Đức Giêsu không nghĩ đến việc người khác gặp sự xấu như hình phạt của Thiên Chúa, mà qua sự kiện đó Ngài mời gọi con người hãy hướng về sâu thẳm cõi lòng mình để xem Chúa muốn nhắc mình điều gì.

Câu chuyện dụ ngôn sau đó kể về việc cây nho không sinh trái và sự nhẫn nại của ông chủ. Kết hợp sự kiện và dụ ngôn ta nhận được sứ điệp : Chúa chờ ta!

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, con biết Chúa vẫn đang từng ngày chờ đợi con như người cha trông ngóng đứa con hoang trở về.  Chúa không trừng phạt những lỗi lầm của con vì Chúa vẫn còn cho con cơ hội. Xin Chúa giúp con biết tận dụng thời gian và cơ hội Chúa ban để ăn năn sám hối và sống tốt hơn. Amen.

[Bài học] Sách Công vụ Tông đồ| Bài 13: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – P.3

Chương 12: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – (Phần 3)

Chương này gồm 2 phần:

1. Phêrô được giải cứu cách lạ lùng (12,1-19): Giáo hội tại Giêrusalem bước vào thời kỳ bị bách hại. Sau khi chém đầu Giacôbê, vua Hêrôđê cho bắt cả Phêrô trong khi Hội thánh không ngừng cầu nguyện cho ông. Đêm trước ngày bị đem ra hành quyết, Chúa đã cho thiên thần đến giải thoát ông.

2. Cái chết của Hêrôđê, Barnaba và Saolô trở lại Antiôkia (12,20-25): Số phận của vua Hêrôđê đã được Thiên Chúa định đọat vì tất cả những khổ đau ông đã gây ra cho các tín hữu Chúa. Nhà vua đã bị thiên sứ Thiên Chúa đánh phạt. Ông bị giòi bọ rúc rỉa cho đến chết. Riêng Saolô và Barnaba, sau khi hoàn thành nhiệm vụ mang tiền quyên góp hỗ trợ cho giáo đoàn mẹ Giêrusalem, hai ông trở lại Antiôkhia. Từ đây, Antiôkhia trở thành điểm khởi hành cho các chuyến truyền giáo của Saolô tại Tiểu Á và Hy lạp.

Bước 1: Làm dấu Thánh Giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

[Bài học] Sách Công vụ Tông đồ| Bài 12 : Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – P.2

Chương 11: Hoạt động của Phêrô và những sự kiện khác – (Phần 2)

Chương này gồm 2 phần:

1. Phêrô biện minh tại Giêrusalem (11,1-18) Một số tín hữu gốc Do thái tại Giêrusalem đã chỉ trích Phêrô vì: “Ông đã vào nhà những kẻ không cắt bì và cùng ăn uống với họ” (11,3). Hơn thế nữa, Phêrô còn rửa tội cho họ. Não trạng của các tín hữu gốc Do thái chưa thoát khỏi các tập tục của Do thái giáo. Vì thế, Phêrô phải biện minh cho việc làm của mình. Ông kể lại sự việc đã xảy ra và quả quyết rằng: tất cả những gì ông làm là làm theo sự thúc đẩy của Thánh Thần.

2. Hội thánh tại Antiôkia (11,19-30): Vì biến cố Stêphanô chịu tử đạo, các tín hữu đã chạy đến Antiôkia, và Hội thánh tại đây đã được thành lập. Khi hay tin tốt lành ấy, Giáo hội mẹ tại Giêrusalem đã cử Barnaba đến xem xét tình hình. Barnaba đi Tạcxô tìm Phaolô và đưa ông đến Antiôkia. Hai ông đã ở lại đây để chăm sóc giáo đoàn và gây quỹ giúp đỡ Giáo hội tại Giêrusalem.

Bước 1: Làm dấu Thánh Giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

[Bài học] Sách Công vụ Tông đồ| Bài 14: Hành trình truyền giáo thứ nhất – phần 1

Chương này gồm 2 phần:

1. Phaolô tại đảo Sýp: Phù thủy Êlyma (13,1-12): Saolô, Barnaba và Márcô khởi hành chuyến truyền giáo thứ nhất từ Antiôkia, miền Syria. Cộng đoàn tại đây đã ăn chay, cầu nguyện và đặt tay trên các ông, rồi tiễn họ đi. Điểm đầu tiên các ông đến là Xalamin, sau đó đi đường bộ đến Paphô. Tại đây, Saolô đã đổi tên thành Phaolô; tên của một công dân Rôma thực thụ. Cũng tại nơi này, khi Phaolô đang giảng giáo lý cho tổng đốc Xécgiô Phaolô, thầy phù thủy Êlyma đã cố tình ngăn cản. Ông ta bị trừng phạt, và hình phạt là phải bị mù cả hai mắt.

2. Phaolô tại Antiôkia miền Pixiđia (13,13-51): Từ Paphô thuộc đảo Sýp, các ông vượt biển đến Pécghê miền Pamphylia. Tại đây, Marcô đã bỏ về Giêrusalem; còn hai ông tiếp tục đi đến Antiôkia, miền Pamphylia. Tại đây, trong các ngày Sabát, hai ông đã vào hội đường Do Thái mà giảng dạy cho họ. Kết quả là có nhiều người Do Thái và dân ngoại đã tin theo.

Bước 1: Làm dấu Thánh Giá

Bước 2: Lắng nghe Lời Chúa

Bước 3: Giải thích Lời Chúa

Bước 4: Cầu nguyện kết thúc

Hạt giống nảy mầm | Tuần 28 | Mùa Thường niên năm C

CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN

Lc 17,11-19

A. Hạt giống… 

1. Thái độ của 10 người cùi trong đoạn Tin Mừng này : biết phận mình nên khi thấy Chúa Giêsu thì “dừng lại đàng xa” và kêu xin.

2. Khi Chúa Giêsu bảo họ “Hãy đi trình diện với các tư tế”, Chúa Giêsu vừa thử đức tin của họ vừa mời họ tin tuyệt đối vào Ngài :

– Thử thách đức tin : vì Ngài không chữa bệnh ngay.

– Mời gọi đức tin : nếu họ đi là chứng tỏ họ tin Ngài chữa họ.

3. 9 người cùi Do thái không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường. Một người cùi xứ Samari trở lại tạ ơn vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được ơn, thế mà lại được.

B. … nảy mầm.

1. Cám ơn là gì ? Điểm đáng chú ý là Thánh Luca không ghi lại lời cám ơn của Người Samari cho nên chúng ta không biết anh ta đã nói gì. Nhưng Thánh Luca ghi khá tỉ mỉ thái độ của anh ta : anh “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại, lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn Ngài”. Thực ra nói cám ơn Chúa thì chúng ta đã nói nhiều. Nhưng lòng biết ơn thực còn xuất phát từ sự nhận thấy tình thương Chúa, thúc đẩy ta quay trở lại với Chúa, thôi thúc ta tôn vinh Chúa và sấp mình thờ lạy Chúa nữa. 

2. Hai tiếng “Cám ơn” giúp ích rất nhiều chẳng những cho ta mà còn cho người được nghe nó nữa :

– Khi ta cám ơn ai, người đó sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sẵn sàng giúp ta nữa.

– Nghe ta nói cám ơn, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn.

Hai tiếng “cám ơn” khi được thốt ra bởi những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn học trò, chủ cám ơn tớ…

Nhưng tại sao người ta thường cám ơn “người dưng” hơn là cám ơn “người nhà” ? (Frank Mihalic).

3. Tâm lý chung : 

– Ta quen nghĩ đến mình và quên nghĩ tới người, nhất là trong những lúc quá mừng, quá lo (những ngày đại tiệc, dễ quên cám ơn những người phục vụ bếp núc đã vất vả cho buổi lễ của ta). 

– Ta dễ vụ lợi, ích kỷ, vô ơn : ‘Hữu sự vái tứ phương, vô sự đồng hương không mất’, ‘Vòng chưa thoát khỏi đã cong đuôi’.

4. Người Á đông chúng ta có thói quen trọng sự biết ơn : Biết ơn ông bà tổ tiên, Đạo ông bà… Nhưng cũng nên đề phòng thái độ biết ơn chỉ ngừng lại ở phạm vi công bằng, biết điều, ‘Ơn đền; oán trả’, và đi đến chỗ phải mau lo đền ơn để rũ nợ cho sớm. 

5. Một cậu bé ngồi hàng ghế đầu trên xe buýt. Thấy một cụ già lên xe, cậu nhường ghế cho cụ. Ông cụ ung dung ngồi xuống, không nói tiếng nào. Cậu bé hỏi :

– Thưa ông, ông vừa nói gì thế ?

– Tôi có nói gì đâu.

– Vậy mà cháu tưởng ông nói “cám ơn” chứ. (Quote)

6. Các tâm tình tạ ơn gương mẫu : – Magnificat – Benedictus – Nunc dimmittis – Thánh Lễ (Eucharistie).

7. “Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa”. (Lc 17,15)

Chúa cho con đôi mắt, con nhìn bao kỳ công

Chúa cho con đôi tai, con nghe đủ âm thanh

Chúa cho con đôi môi, con hé mở nụ cười

Chúa cho con hai tay, bưng chén cơm, cầm bút

Chúa cho con đôi chân, dẫn con khắp nẻo đường

Chúa cho con khối óc, phân biệt điều thực hư…

Những điều con có đó, tưởng tầm thường nhưng thật vĩ đại, thật cao cả. 

Mà đã lần nào con nhớ đến những thứ ấy để cám ơn Chúa.

Chắc đợi đến khi mắt mù, tai điếc, chân què, con mới nhận ra những thứ ấy thật quý giá.

Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con nhiều điều. Nhưng xin ban cho chúng con một điều nữa là cho chúng con luôn biết nhận ra những ân huệ Chúa mà không ngừng cảm tạ tri ân. Amen (Hosanna) 

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 28 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng  Lc 17, 11-19

Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”. Thấy họ, Người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế”. Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria.

Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này”. Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: “Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”. 

SUY NIỆM:

Được chữa lành là một niềm vui lớn lao vô cùng. Chữa lành bệnh tật của thể xác thì niềm vui có hạn, vì đến lúc thân xác trở về cát bụi. Chữa lành bệnh tật tâm linh mới là niềm vui vĩnh cửu, vì linh hồn là mãi mãi.

Điều kiện để được chữa lành thân xác, đơn giản chỉ cần chạy đến, van xin với Thầy Giêsu vì quyền năng của Ngài có thể chữa lành tất cả.

Điều kiện để được chữa lành tâm linh đòi hỏi sự nhận thức ai là Đấng cứu độ tôi, nghĩa là cần có một đức tin.

Cả mười người phong hủi đều được sạch phần xác vì họ đã kêu xin Chúa Giêsu. Chỉ một người được chữa lành tâm hồn nhờ lòng tin: “Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”. 

Lòng tin của anh thể hiện qua việc anh không có nơi nào để tìm về ngoài người đã thực hiện lòng thương xót với anh.

Thế cho nên nhờ việc tín thác vào lòng thương xót của Chúa, nghĩa là đặt tất cả tình yêu, tin tưởng và hy vọng vào Đấng duy nhất cứu độ ta mà ta sẽ được chữa lành.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Đấng duy nhất làm cho con được sạch thực sự, cái sạch với ý nghĩa trả lại hình ảnh tốt đẹp thuở ban đầu. Xin cho con đừng tìm kiếm những sự chữa lành khác, ngoài Chúa. Amen.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng : Lc 11,29-32

Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na. Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.

SUY NIỆM :

Khi nghe những lời rao giảng của Giôna, dân thành Ninivê đã sám hối bằng những hành động cụ thể từ loài người cho đến súc vật.

Dấu lạ vĩ đại nhất mà Chúa đã làm cho cuộc đời của mỗi con người không phải là được việc này việc nọ vượt quá khả năng tự nhiên của họ như hết bệnh, trúng số, mang thai… mà chính là ý thức hoán cải.

Quả thật nếu không ý thức mình có những điều sai thì con người sẽ không sửa đổi, mà nếu không sửa đổi thì chúng ta sẽ mãi ở trong tội, mà ở trong tội chúng ta sẽ phải chết.

Ơn sám hối còn hơn dấu lạ phục sinh Chúa làm cho Lazarô. Vì thân xác sống lại rồi sẽ chết, nhưng nhờ sám hối con người sẽ được hạnh phúc đời đời.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, Chúa luôn mời gọi con người chúng con hoán cải vì Nước Trời đã gần đến. Mẹ Maria cũng đã nhắn nhủ con người: Hãy ăn năn đền tội. Dấu chỉ dịch bệnh và tai ương khắp nơi cũng cho thấy sự mong  manh của thế giới này. Vì vậy xin cho chúng con biết ý thức hoán cải để được sống trong ơn nghĩa của Chúa. Amen.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng : Lc 11,37-41

Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn. Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu lấy làm lạ vì Người không rửa tay trước bữa ăn. Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: “Thật, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao?Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người.

SUY NIỆM :

Thành phần ưu tuyển như nhóm Pharisêu, họ để ý đến hình thức bên ngoài, vì họ là người của công chúng. Vì vậy không biết bên trong họ ra sao, nhưng bên ngoài của họ phải đẹp. Đó là lý do họ luôn chu toàn lề luật cách tỉ mỉ.

Đức Giêsu không chấp nhận thái độ giả hình. Theo Ngài “lòng đầy miệng mới nói ra”. Bên ngoài phải được thể hiện bằng tính cách bên trong.

Vì vậy mà Ngài yêu cầu ông Pharisêu phải “bố thì những gì ở bên trong”. Mà muốn bố thí người ta phải có, vì không ai có thể cho cái mình không có.

Đối với Đức Giêsu, điều cốt lõi bên trong con người phải có chính là sự chân thành và tình yêu thương. Sự chân thành giúp chúng ta sống thật với mình, không muốn phô trương, không thích khoe khoang. Tình yêu thương giúp ta trân trọng mọi người như Đức Giêsu. Khi có hai điều đó, “mọi sự sẽ trở nên trong sạch” cho chúng ta.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, được gặp gỡ, được đón rước hằng ngày là một vinh dự cho chúng con. Xin cho chúng con đến với Chúa bằng tấm lòng thành để học nơi Chúa tình yêu thương hầu sống chan hòa với mọi người. Amen.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng : Lc 11,42-46

Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ. Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng. Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”

Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa! ”  Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.

SUY NIỆM :

Cái khốn của những người Pharisêu không phải vì họ làm những việc “lặt vặt”, vì nếu làm tốt những việc dù chỉ nhỏ mọn thì đó là dấu chỉ một người công chính. Nhưng Đức Giêsu quở trách vì họ lo làm việc lặt vặt mà “bỏ qua công bình và lòng yêu mến Chúa”.

Sự công bằng là không được chiếm đoạt của người khác. Những người Pharisêu đã tìm mọi cách để chiếm đoạt của người khác, đôi khi bằng cả những phương pháp thánh thiên như lấy lòng các bà góa về đời sống đạo đức giả tạo của họ.

Đáng sợ nhất là dùng phương thế thánh thiện để chiếm đoạt của người khác, điều mà Đức Giêsu đã hành động mạnh mẽ để khử trừ qua hình thức đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Điều mà Giáo hội gọi là mại thánh.

Đáng sợ hơn nữa khi người ta làm những việc đạo đức mà không có lòng mến Chúa, những việc đó như một thứ đánh bóng tên tuổi, như một liều thuốc phiện để trấn an lương tâm của mình.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, thật đáng sợ những việc mà Chúa đã lên án trong bài Tin Mừng hôm nay, vì nhiều khi chính chúng con đã làm điều đó. Xin Chúa giúp chúng con hoán cải để biết làm mọi sự vì lòng yêu mến Chúa. Amen. 

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng  Lc  11,47-54

“Khốn cho các người! Các người xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy! Như vậy, các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng.  “Vì thế mà Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã phán: “Ta sẽ sai Ngôn Sứ và  Tông Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia. Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập địa, từ máu ông A-ben đến máu ông Da-ca-ri-a, người đã bị giết giữa bàn thờ và Thánh Điện. Phải, tôi nói cho các người biết: thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu. “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản.  Khi Đức Giê-su ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện, gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng.

SUY NIỆM :

Đức Giêsu vạch rõ bộ mặt của những người Pharisêu và các kinh sư. Cha ông họ đã không đón nhận các ngôn sứ còn giết chết các ngài.

Bản thân họ mang danh là những người hướng dẫn người khác, nhưng lại không chỉ đường dẫn lối cho người ta, hoặc chỉ những con đường sai lạc.

Khi được Đức Giêsu chỉ cho thấy những sai trái đó, họ có thể trở thành người tốt nếu họ biết tiếp thu và sửa đổi, đằng này còn còn “căm giận Đức Giêsu ra mặt”, nghĩa là họ không chấp nhận sự thật để hoán cải.

Con người có thể sai, nhưng không thể chấp nhận những người biết sai mà không sửa. Lời Chúa có thực sự là Tin mừng hay không còn tùy thuộc vào người đón nhận, vì dù lời Chúa luôn luôn là tin mừng, nhưng nếu những người không đón nhận thì nó trở thành tin buồn với họ.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con biết tránh thái độ tự hào tự mãn về đời sống đức tin của mình để không còn đón nhận, mà tưởng rằng mình trao ban. Chính vì nghĩ mình ở một vị thế cao như vậy nên con không thể lắng nghe và sửa đổi được. Xin Chúa biến đổi con. Amen.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng : Lc 12,1-7

Trong lúc ấy, đám đông tụ họp hàng vạn người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với các môn đệ: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà. “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

SUY NIỆM :

Ba bài học khác nhau được Đức Giêsu lồng vào chung một bài giảng.

Bài học thứ nhất là tránh men Pharisêu, nghĩa là thói đạo đức giả. Họ sống không vì mối tương quan với Chúa và tha nhân, mà chỉ quy về mình. Nếu hướng về Chúa, họ sẽ phải lắng nghe và thực hành lời Chúa, họ sẽ thấy mình yếu kém để cố gắng hơn. Nếu hướng về tha nhân họ sẽ không muốn phô trương đạo đức để muốn khẳng định bản thân mình hơn người khác. Chính vì hướng về bản thân nên họ phải giả hình để bản thân mình được luôn đẹp.

Bài học thứ hai là phải biết kính sợ Thiên Chúa. Con người sợ những ai làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm, ảnh hưởng đến danh giá và uy tín của mình. Con người không biết nhìn xa hơn để hướng về Đấng có thể làm mọi sự cho ta, Đấng có thể ban tất cả, cũng như có thể lấy tất cả của ta.

Bài học thứ ba là về sự quan phòng của Thiên Chúa cho mỗi cuộc đời khác nhau, nhưng tất cả đều được Ngài chăm sóc, vì vậy đừng quá lo lắng.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con biết tránh xa men Biệt phái là lối sống giả hình, để con biết thật tình với Chúa và người khác, dù bản thân con còn rất nhiều điều xấu. Amen.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng : Lc 12, 8-12

“Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa. “Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha. “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.”

SUY NIỆM :

Đức Giêsu nói rõ ràng về phần thưởng dành cho những ai biết giới thiệu Chúa cho người khác. Phần thưởng đó là được Thiên Chúa tuyên bố nhận vào gia đình Đức Giêsu.

Vì vậy đời sống người Kitô hữu phải có một sự ý thức trong mọi lời nói việc làm của mình đều có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản người khác đến vơi Chúa.

Người ta không chịu nghe giáo lý của Đức Giêsu mà người ta chỉ nhìn vào cách sống của các môn đệ Đức Giêsu để mới có thể biết đến Ngài.

CÀU NGUYỆN :

Lạy Chúa, xin cho con tuyên xưng Chúa trong cuộc sống thường ngày bằng cách sống đúng tư cách người Kitô hữu: gắn bó với Chúa và yêu thương con người.

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 27 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 17, 5-10 

Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”. Chúa liền phán rằng: “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: ‘Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển’, nó liền vâng lời các con.

“Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về, liền bảo nó rằng: ‘Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa’, mà trái lại không bảo nó rằng: ‘Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống’. Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng: Không. Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: ‘Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm'”.    

SUY NIỆM:

Đức tin thực sự là xác tín rằng tất cả đều là của Chúa, chúng ta chỉ là người quản lý. Vì thế sống đức tin là lo trau giồi đức tính của người quản lý trung thành.

Người quản lý trung thành biết chủ mình là ai. Đức tin đòi buộc chúng ta sống sự nhận biết Thiên Chúa là chủ tể của cuộc đời mình để loại trừ những “ông chủ” khác ra khỏi cuộc đời chúng ta. Ông chủ Tiền, ông chủ Tình, ông chủ Tửu, ông chủ Tước…

Người quản lý trung thành biết làm tất cả để sinh lời cho ông chủ của mình. Đức tin đòi buộc chúng ta sống theo những gì Chúa chỉ dạy, vì chính những điều đó sẽ làm cho đời sống chúng ta mang lại nhiều lợi ích cho Nước Chúa.

Tuy nhiên khi biết ông chủ thực, khi trung thành làm lợi cho ông chủ lại là điều lợi ích cho chúng ta trước tiên, vì chính bản thân chúng ta sẽ được hưởng nhờ từ những việc mình làm.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con luôn ý thức mình chỉ là đầy tớ được Chúa giao phó cho những công việc của Chúa. Vì vậy trong tất cả xin cho con luôn trung thành với Ngài.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 10, 25-37

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?”

Chúa Giêsu nói tiếp: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: “Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông”.

“Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”.

SUY NIỆM:

Đức Giêsu đã cho người thông luật biết điều cốt yếu của Tin mừng là sống tình yêu thương một cách cụ thể giống người Samari dù anh ta không có đạo, chứ đừng nệ vào luật lệ như ông tư tế và trợ tế là những người lãnh đạo tôn giáo.

Sống đạo là sống theo Tin mừng của Đức Giêsu, vì Người “là đường, là  sự thật và là sự sống”. Tin mừng đó chính là tình yêu muốn cứu độ nhân loại. Tin mừng đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu Kitô “là họa ảnh của lòng thương xót”. Tin mừng đó được diễn tả trong chính cuộc đời của người môn đệ Đức Giêsu.

“Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” cũng phải là tâm nguyện từng giây từng phút trong suốt cuộc đời chúng ta. Và câu trả lời đã được chính Đức Giêsu nói lên trong đoạn Tin Mừng hôm nay: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót”. Khi biết xót thương, chúng ta đang tìm sự sống đời đời và làm cho đời thêm tươi đẹp.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con nhận ra được sứ điệp chính yếu trong Tin mừng của Đức Giêsu là con được Chúa yêu thương. Từ đó mời gọi con hãy trở nên giống Đức Giêsu trong tình yêu thương cụ thể, biết hạ mình xuống để đến với mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh. Xin đừng để bất cứ điều gì cản trở bước đường yêu thương của con. Amen.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 10, 38-42

Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với”.

Nhưng Chúa đáp: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.

SUY NIỆM:

Phác họa vài hình ảnh những người bạn của Đức Giêsu:

Đón tiếp Ngài: Khi đến nhà ai, lẽ thường tình ta xem họ là người thân, hoặc trước lạ sau quen.  Đức Giêsu đến ngôi nhà ở Bêtania rất nhiều lần và xem đây như nhà của  mình. Chính vì vậy 3 chị em Matta, Maria, Lazarô xem Ngài như người nhà của họ. Mỗi khi Ngài đến họ rất vui mừng, mỗi khi Ngài đi họ nhớ, và mong ngày Ngài trở lại. Cho nên thái độ đầu tiên của những người bạn thân là mong được đón tiếp nhau.

Phục vụ: Mỗi người một cách thức khác nhau, Matta phục vụ bằng miếng ăn, giấc ngủ cho Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài, vì tính cách của bà là một người hoạt động ; Maria phục vụ bằng việc ngồi tâm sự với Chúa vì tính cách của cô là một người sống nội tâm ; còn Lazarô chắc chắn cũng có cách thức phục vụ của anh, thân thiết đến mức khi hay tin anh chết, Chúa Giêsu phải rơi lệ. Nói chung, mỗi người một tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều là phục vụ Chúa Giêsu.

Nhưng thái độ phục vụ này không giống như kẻ hầu người hạ, kẻ trên người dưới… Mà phục vụ ở đây là xem nhau như những người thân nên muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau. Chính Đức Giêsu cũng đã phục vụ họ khi mang lại cho họ hạnh phúc được đón tiếp Ngài.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa cho con được biết Đức Giêsu. Con xin Chúa cho con được yêu mến những lời Ngài giảng dạy. Con tha thiết được dành mọi ưu tiên trong cuộc đời cho đối tượng duy nhất của lòng con. Con xin Chúa bảo vệ con, đừng để những xáo trộn bên ngoài làm con xa cách Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Ngài! Amen.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 11, 1-4

Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông”. Người nói với các ông: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói:

“Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.

SUY NIỆM:

Tất cả môn đệ Đức Giêsu đều được mời gọi nhằm làm cho “Danh Cha cả sáng”. Chính vì thế nhiệt thành trong công việc truyền giáo là rất tốt, nhưng phải làm sao để người ta nhận ra “Danh Cha” trong từng lời nói, việc làm của mình kẻo như chính lời của thánh Phaolô đã nói: “E rằng mình đang bôn tẩu hoặc đã bôn tẩu luống công chăng”

Lời kinh Lạy Cha vang lên hằng ngày từ giờ kinh sáng, Thánh lễ, kinh chiều và những việc đạo đức khác… nhắc nhở người môn đệ của Chúa Giêsu phải biết làm cho “Danh Cha cả sáng” để họ luôn ý thức trong từng lời ăn tiếng nói và công việc mình làm sao cho đúng tư cách là những Kitô hữu, những người thuộc “Nước Chúa”, mà “Nước Chúa” phải thật đẹp, thật hấp dẫn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, hạnh phúc đích thực của con là được sống trong “Nhà Chúa”. Xin cho con thể hiện hạnh phúc đó qua chính cách sống yêu thương, phục vụ của mình, để qua đó sẽ làm cho “Danh Cha cả sang, Nước Cha trị đến”. Amen.

THỨ NĂM

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 11, 5-13

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với người ấy rằng: ‘Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy’. Và từ trong nhà có tiếng người ấy đáp: ‘Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được’. Thầy bảo các con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì anh ta cần.

“Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho. Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”.

SUY NIỆM:

Mục đích của dụ ngôn này là muốn nói lên kết quả của sự kiên trì, nhẫn nại cầu nguyện. Cứ van xin, một người không có tình cảm cũng sẽ cho vì sự quấy rầy của mình; huống hồ chi Thiên Chúa.

Đức tin xác quyết Thiên Chúa là người Cha nhân từ, yêu thương, nên chắc chắn Ngài không bỏ rơi những con cái liên lỉ cầu xin với Ngài.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nói: “Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”. Nghĩa là chúng ta phải biết cách thức xin.

Xin không phải theo nhu cầu chúng ta, nhưng xin điều đẹp lòng Chúa, vì Chúa biết mọi sự trước khi chúng ta xin. Xin là để bày tỏ tâm tình khiêm tốn của chúng ta muốn tín thác vào Ngài; cho thấy sự bất lực của con người để chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, “Xin cho con luôn nhận thấy được rằng, tình Ngài thương hơn trời cao đất sâu. Đã từ lâu Chúa hằng ủ ấp con, đã từ lâu Ngài chở che giữ gìn”… Để con luôn tín thác vào Ngài mà thôi.

THỨ SÁU – 07/10 : Lễ Đức Mẹ Mân Côi

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 1, 26-38

Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ”. Nghe lời đó, Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận.

Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”

Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”.

Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

SUY NIỆM:

Mẹ được tôn vinh vì một đời sống đơn sơ, chân thành, ngoan ngoãn với thánh ý Chúa. Điều gì lạ, ngoài sức tưởng tượng của mình, Mẹ sẵn sàng thắc mắc, tìm hiểu.

Dẫu chưa hiểu, chưa thỏa mãn với trí khôn của con người nhưng Mẹ cũng sẵn sàng “xin vâng” vì Mẹ biết đường lối của Chúa là tốt đẹp dành cho Mẹ.

Đó là gì nếu không phải là tình yêu chân thành Mẹ dành cho Chúa, Đấng là chủ tể cuộc đời Mẹ, để từ đó Mẹ xứng đáng cưu mang và hạ sinh Đấng Cứu Thế.

Tôn vinh Mẹ chính là tôn vinh Tình Yêu Mẹ dành cho Chúa, một tình yêu đơn sơ, chân thành dám mạnh dạn thắc mắc mọi sự với Chúa; nhưng quan trọng hơn cả là một tình yêu phó thác cho Đấng dù không hiểu nhưng sẵn sàng làm tất cả những gì Ngài muốn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Mẹ Maria, lời kinh Mân Côi chính là lời kinh của Tình Yêu được dệt kết bằng đời sống của mỗi ngươi chúng con, giống như Mẹ ngày xưa đã phó dâng tất cả cho Chúa. Với lời kinh này hằng ngày, xin Mẹ giúp con biết sẵn sàng nói tiếng Xin Vâng trong mọi hoàn cảnh. Amen.

THỨ BẢY

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 11, 27-28

Khi ấy, Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì từ giữa đám dân chúng, có một phụ nữ cất tiếng nói rằng: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” Nhưng Người phán rằng: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”.

SUY NIỆM:

Trong bối cảnh Chúa Giêsu đang giảng, dân chúng thán phục Ngài và tận thâm tâm họ mến mộ Ngài. Vì vậy câu nói: “Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!” là để tỏ lòng thán phục theo tình cảm tự nhiên của con người.

Nhưng Đức Giêsu đã hướng họ đến cái nhìn siêu nhiên: “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”. Ngài mời gọi họ đừng nhìn Ngài bằng tình cảm, nhưng hãy lắng nghe lời giảng dạy của Ngài vì đó là lời của Chúa; và quan trọng hơn cả là biết thực hành những lời đó.

Chúng ta được hấp dẫn bởi linh mục này giảng hấp dẫn, cha xứ kia khéo nói, cha sở nọ làm việc từ thiện giỏi, cha “người ta” như tài tử… Tất cả đó là cái nhìn tự nhiên của con người không có gì là xấu, cái nhìn thán phục thực sự.

Nhưng Chúa muốn người Kitô hữu qua tất cả những điều tốt đẹp đó có còn nhận ra được điều gì Chúa muốn gửi đến chúng ta không? Hay chúng ta chỉ nghe được những lời êm dịu, những cái nhìn “đã con mắt”…

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết vượt qua những tình cảm tự nhiên của con người để khám phá ra những chân lý sâu xa trong từng lời nói, việc làm và những sự kiện đang diễn ra xung quanh con. Amen.

Hạt giống nảy mầm | Tuần 27 | Mùa Thường niên

CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN

Lc 17,5-10

A. Hạt giống…

Đoạn Tin Mừng này gồm 2 giáo huấn của Đức Giêsu : 1/ Về sức mạnh của Đức tin ; 2/ Về việc phục vụ cách khiêm tốn. 

1. Đức tin : Những người trong tập thể Giáo Hội hãy cố gắng củng cố lòng tin của mình. Nếu có lòng tin thì sẽ làm được nhiều điều phi thường. 

2. Phục vụ : Chúa Giêsu dạy muốn phục vụ, trước hết hãy khiêm tốn, khiêm tốn đến mức tự coi mình là đầy tớ. Khi ta đã tự coi mình là đầy tớ rồi thì ta sẽ không ngại phục vụ người khác, hơn nữa ta sẽ coi tất cả những gì ta làm cho người khác ta đều là bổn phận.

B. … nảy mầm.

1. Đức tin : một đức tin nhỏ sẽ đưa linh hồn bạn vào thiên đàng ; một đức tin lớn sẽ đưa thiên đàng vào linh hồn bạn (H. Spurgeon).

2. “Đầy tớ vô dụng” : Thánh Phaolô đã viết : “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh ?” (1Cr 4,7 ) Nếu xét cho kỹ thì tất cả những gì ta cho là tài ba hay công lao “của mình” đều không phải là của mình thực :

– Trí óc ta thông minh ư ? Đó là nhờ Chúa sinh ra ta như thế. Nhiều người khác mới sinh ra đã đần độn.

– Sức khỏe ta dồi dào ư ? Cũng nhờ Chúa sinh ta ra sẵn như vậy. Nhiều kẻ sinh ra đã sẵn èo ọt.

– Ta có nhiều năng khiếu ư ? Cũng do Chúa sinh ra ta như vậy.

– Ta đẹp ư ? : cũng thế.

– Ta làm nhiều việc thành công ư ? Đó là nhờ ta có sẵn thông minh, sức khỏe, năng khiếu.

Bởi vậy dù ta làm được gì thì ta cũng là đầy tớ vô dụng thôi.

3. Trong một tập thể, nếu ai cũng coi mình là đầy tớ của người khác thì việc chung sẽ chạy đều. Còn nếu ai cũng muốn làm kẻ chỉ huy thì sẽ thế nào ?

4. Quan niệm ‘sống đạo để lập công’ : quan niệm của Pharisêu, của người con cả trong dụ ngôn Người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng. Đây là kiểu sống không có tình; chỉ có tính thương mại. ‘Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày’.

5. Ta sống tốt chỉ có giá trị nhằm gợi lên lòng thương xót và sự nhân hậu của Chúa, ta không có quyền đòi hỏi gì ; hoặc nếu có đòi, thì hãy đòi trong tâm tình của đứa con nhỏ vòi vĩnh trong tình thương. Thân phận ta, về một khía cạnh nào đó, có thể ví như  thân phận người đang chờ án tử hình, nay vì tin vào lòng nhân hậu Chúa, ta làm tốt để cố vớt vát lấy lòng Chúa và cố đền bù những thiệt hại tan hoang mình đã gây ra.

6. Người ta hỏi Thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà ngài làm được nhiều việc như thế. Thánh nhân đáp : 

– Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống dưới đất. Ngài tự hỏi : “Tìm đâu ra một người yếu đuối nhất, nhỏ bé nhất và hèn hạ nhất đây ?” Thế rồi Thiên Chúa tìm thấy tôi. Ngài lại tự nhủ : “Ta đã tìm được nó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ được với những việc đó, bởi vì nó biết rằng Ta xử dụng nó chỉ vì sự yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ của nó thôi”. (Christian Herald)

7. “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chỉ làm việc theo bổn phận ấy thôi”. (Lc 17,10b)

Một nhân viên gác cầu quay có nhiệm vụ quay cây cầu lên cao mỗi khi có tàu thủy qua lại phía dưới. Một ngày kia, cậu con trai ông đi qua phía cầu để chơi và xem cha mình làm việc. Thình lình cậu bé trượt chân té. Thấy con bị té, người cha hốt hoảng định kéo con lên. Nhưng ngay lúc đó một chuyến tàu chở đầy hành khách đang lao tới trong tiếng còi văng vẳng từ xa vọng lại. Ông phải nâng cầu lên cho con tàu đi qua và như vậy con trai yêu quý của ông sẽ chết. Tâm trí bấn loạn… nhưng ông cũng đã hoàn tất nhiệm vụ, để rồi phải nhìn chiếc tàu đi qua với những hành khách nhộn nhịp cười nói mà lòng quặn đau…

Trong cuộc đời, có lần nào tôi đã dám hy sinh vì anh em mà không tính toán, dám phục vụ mà không nghĩ thiệt hơn ?

Lạy Chúa, xin cho con biết phục vụ một cách vô vị lợi, vì đó là bổn phận của con. (Hosanna) 

Sống Lời Chúa mỗi ngày | Tuần 26 | Mùa Thường niên | Năm C   

0

TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHÚA NHẬT

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 16, 19-31

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

” ‘Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này’. Abraham nói lại: ‘Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được’.

“Người đó lại nói: ‘Đã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này’. Abraham đáp rằng: ‘Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài’. Người đó thưa: ‘Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải’. Nhưng Abraham bảo người ấy: ‘Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu’ “.  

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu không lên án những người giàu, mà Ngài cho thấy hậu quả của việc chỉ sống hưởng thụ cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ đang sống bên cạnh mình.

Đức ái Kitô giáo đòi buộc Kitô hữu phải nhận thức được rằng không gì là của riêng mình, nhưng tất cả đều là hồng ân của Chúa ban, và tôi được chọn là người quản lý.

Hành động bác ái không là đợi người khác xin, nhưng là trái tim biết rung nhịp để đôi mắt biết nhìn, đôi chân biết đi, và đôi tay biết sẻ chia.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con biết quan tâm đến mọi người, nhất là những người nghèo. Cụ thể biết góp phần trong khả năng cho một người nghèo mà con nhìn thấy hôm nay.

THỨ HAI

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 46-50 

Khi ấy, các mộn đệ nghĩ ngợi trong lòng rằng ai trong các ông sẽ là người cao trọng nhất. Chúa Giêsu thấu biết tư tưởng trong lòng các ông, Người liền dẫn một trẻ nhỏ tới, để đứng bên cạnh Người, và bảo các ông rằng: “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy: mà hễ ai đón nhận Thầy, tức là đón nhận Đấng đã sai Thầy. Vì kẻ nào bé nhỏ nhất trong tất cả các con, đó là người cao trọng nhất”.

Gioan lên tiếng thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con thấy một người kia lấy danh Thầy mà trừ quỷ, và chúng con đã ngăn cản nó, vì nó không theo Thầy cùng với chúng con”. Chúa Giêsu bảo ông rằng: “Các con chớ ngăn cản, vì ai không chống nghịch các con, tức là thuận với các con”.   

SUY NIỆM:

Tin Mừng của Luca là Tin Mừng giải phóng, những kẻ bé mọn sẽ được nâng lên thành những con người cao trọng trong Chúa Giêsu.

Suy nghĩ của các môn đệ là suy nghĩ còn “bé mọn” dù các ông đang nghĩ đến việc “cao trọng nhất”. Sự bé mọn này được Chúa Giêsu nâng cấp bằng việc “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy”. Ngài muốn dạy các ông: trong Ngài không ai là bé mọn. Hay nói cách khác: mọi sự sẽ trở nên vĩ đại trong Chúa Giêsu.

Việc “đón nhận trẻ nhỏ” mà Chúa Giêsu dạy không phải là chuyện dễ dàng với các môn đệ, vì không riêng gì các ông, mà dường như mọi người thời đó đều xem trẻ nhỏ chẳng có giá trị gì. Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải biết chọn lựa những gì người đời chê ghét, loại trừ, chính lúc đó họ sẽ nên vĩ đại.

Mẹ Têrêxa Calcutta đã đi nhặt những con người bị quăng ra bên lề đường, bị người ta loại trừ vì họ nghèo, họ bẩn thỉu, họ bệnh hoạn… Mẹ đã chọn lựa những gì người ta loại bỏ, hay nói cách khác: Mẹ đã đón nhận những điều bé mọn nên Mẹ đã trở nên vĩ đại.

Người vĩ đại không cần phải làm những điều vĩ đại, mà chỉ cần họ làm những việc hết sức bình thường, nhỏ bé trong tinh thần là môn đệ của Chúa Giêsu, lúc đó họ đã nên vĩ đại; vì mọi sự vĩ đại không phải do nơi con người, mà do nơi Thiên Chúa.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con đừng tìm kiếm những chuyện vĩ đại theo kiểu người đời, nhưng biết tìm kiếm những gì là hèn mọn. Xin cho con âm thầm để sống, để yêu thương, để phục vụ.

THỨ BA

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 51-56

Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?” Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Và các Ngài đi tới một làng khác.     

SUY NIỆM:

Lên Giêrusalem là cụm từ nói về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. “Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem” cho thấy tự do, và sự quyết liệt của một Vì Thiên Chúa gánh lấy nỗi đau khổ của con người.

Chính thái độ gánh lấy nỗi đau của nhân loại mà Đức Giêsu không bao giờ muốn nhân loại phải khổ đau. Ngược lại hai người trong nhóm môn đệ thân tín của Ngài lại là những kẻ có ý định gây nên tội ác: “Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?”

Đây là thái độ cậy quyền. Rõ ràng 2 môn đệ này biết rõ thầy mình có quyền năng để làm mọi sự. Nhưng họ lại ghê gớm đến mức muốn dùng quyền năng đó để tiêu diệt những ai không đồng quan điểm, không đi chung con đường với họ. Suy nghĩ cho kỹ lại chúng ta mới thấy những môn đệ thân tín của Đức Giêsu thật là khủng khiếp.

Và Đức Giêsu đã huấn luyện, dạy dỗ lại các môn đệ để họ thấy họ đang bị tà thần trấn áp: “Các con không biết thần trí nào xúi giục mình”. Để từ đó nhắc cho họ biết: “Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”.

Con đường thập giá là con đường gánh lấy nỗi đau của nhân loại, và vì thế sẽ gây nên đau khổ cho chính mình. Con đường đó Chúa Giêsu đã đi cách trọn vẹn. Ngài cũng muốn các môn đệ của mình đi trên con đường đó và thậm chí chỉ có con đường  đó nếu muốn làm môn đệ của Ngài.

Vì thế người môn đệ phải chấp nhận đau khổ để gánh lấy nỗi đau của người khác như Chúa Giêsu là Thầy của họ. Gánh lấy nỗi đau của người khác khi chấp nhận hy sinh vì họ. Hy sinh thời giờ, sức lực, tiền bạc, khả năng, thậm chí bị hiểu lầm, chê bai, chỉ trích vì họ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, cuộc sống tự nhiên con dễ kiếm tìm những gì dễ dãi và trốn tránh gánh nặng, nhưng người môn đệ Chúa Giêsu không được thế, phải gánh lấy nỗi đau cho nhau. Xin cho con biết sẵn sàng trước thập giá để “gánh nhau trong đời”.  Amen.

THỨ TƯ

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 9, 57-62

Khi ấy, đang lúc Chúa Giêsu và các môn đệ đi đường, thì có kẻ thưa người rằng: “Dù Thầy đi đâu, tôi cũng sẽ theo Thầy”. Chúa Giêsu bảo người ấy rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Người bảo một kẻ khác rằng: “Hãy theo Ta”. Người ấy thưa: “Xin cho phép tôi đi chôn cha tôi trước đã”. Nhưng Người đáp: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”. Một người khác thưa Người rằng: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho phép tôi về từ giã gia đình trước đã”. Nhưng Chúa Giêsu đáp: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.    

SUY NIỆM:

Cùng là môn đệ của Đức Giêsu, nhưng mỗi người có một sứ mạng khác nhau. Không phải tất cả đều từ bỏ mọi sự mà theo Chúa một cách sát gót theo nghĩa đen. Và cũng không phải tất cả đều ở tại gia đình của mình.

Có người muốn từ bỏ gia đình để cùng đi với Chúa, nhưng Chúa biết tính cách của mỗi người nên đã nói lên sự thật của một người cùng đi với Chúa, để nếu anh ta thấy phù hợp thì bước đi: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”.

Có người đích thân Chúa mời gọi, nhưng họ còn những vướng bận, nên Ngài cũng đã nói lên đòi buộc dứt khoát của những người được mời gọi: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; phần con, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ; “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.    

Trong mọi bậc sống, điều quan trọng nhất là cùng sống với Chúa trong sứ mạng của mình một cách trọn vẹn. Phải hiểu người môn đệ bấp bênh trong mọi sự, chỉ có Chúa là điểm tựa an toàn để đừng tìm một sự bảo đảm về những giá trị chóng qua ở đời này thì mới trở thành môn đệ của Chúa.

Và một khi đã bước theo Chúa thì phải mạnh dạn từ bỏ mọi giá trị khác để cuộc sống của ta phù hợp với ơn gọi, với sứ mạng mà ta đã chọn.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con quyết tâm sống tốt ơn gọi mà mình đang sống trong sự dấn thân hết mình vì Nước Trời và sự gắn bó trọn vẹn với Đức Giêsu, Đấng trở thành không để con trở thành tất cả.

THỨ NĂM – 29/09 : CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

LỜI CHÚA: Tin Mừng Ga 1, 47-51 

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông rằng: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanaen đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin. Ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người”.    

SUY NIỆM:

Không phải Chúa Giêsu thấy Nathanael ngồi dưới gốc cây vả làm cho ông kinh ngạc, nhưng vì Ngài thấu rõ tận thâm tâm của ông “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối” nên ông chân nhận Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.

Quả thật, chỉ khi nào hiểu thấu lòng nhau, lúc đó mới thuộc về nhau. Chúa Giêsu là người biết tất cả những mơ ước, hiểu thấu những lời cầu nguyện, và thấu suốt những khao khát thầm kín nhất của ta.

“Thấy trời mở ra, và các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người” là câu chuyện trong thánh kinh, lúc Giacop tại Bêtên thấy chiếc thang bằng vàng bắc lên tận trời (x.St 28,112.13). Đức Giêsu muốn nói với Nathanael: Ngài sẽ còn làm những điều tuyệt diệu hơn là đọc thấu lòng người. Ngài sẽ “là đường, là sự thật, và là sự sống” cho ông.

Nhưng qua câu chuyện “các thiên thần Chúa lên xuống trên Con Người” trong thánh kinh, mặc khải cho ta biết có những thụ tạo có trí khôn, có những phẩm tính tốt đẹp nhưng không có thân xác, được Chúa dựng nên để thờ kính, vâng phục Ngài và hưởng phúc đời đời. Họ chính là các thiên thần.

Không chỉ ở bên cạnh Chúa để hưởng phúc đời đời, mà Giáo lý còn dạy ta: các thiên thần là những vị hướng dẫn và giúp đỡ ta làm lành lánh dữ. Hơn thế nữa các Tổng lãnh Thiên thần là những thủ lãnh của các Thiên thần. Chắc chắn họ cũng phải có chương trình, hoạch định cho con người theo thánh ý Chúa.

Đức Giêsu hiểu thấu lòng ta kể cả những gì thầm kín nhất. Hiểu để Ngài dẫn ta đến hạnh phúc đời đời. Ngài còn ban cho ta những vị thiên thần như những người bạn tinh tuyền để cùng ta bước lên “chiếc thang bằng vàng”, là hình ảnh đường lên thiên đàng.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, không ai biết rõ con ngoài Chúa. Vì vậy xin cho con biết phó thác mọi sự nơi Chúa vì con tin chắc Chúa có đường lối riêng cho con. Trên bước đường đi theo Chúa là hạnh phúc đích thật, xin cho con đừng sợ hãi khi gặp chông gai, thú dữ; đừng nao lòng trước những sự phù vân, nhưng hãy luôn lắng nghe tiếng nói của các thiên thần trong sâu thẳm lương tâm con. Amen.

THỨ SÁU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Lc 10, 13-16

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Khốn cho ngươi, hỡi Corozain, khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa: vì nếu tại Tyrô và Siđon đã xảy ra những phép lạ thực hiện nơi các ngươi, thì từ lâu, những nơi đó đã mặc áo vải thô và ngồi trên tro bụi mà sám hối. Cho nên trong ngày thẩm phán, Tyrô và Siđon sẽ được nhiêu dung hơn các ngươi.

“Còn ngươi nữa, hỡi Capharnaum, phải chăng ngươi sẽ được nâng cao đến tận trời? Ngươi sẽ phải hạ thấp xuống tới địa ngục. 

“Ai nghe các con, tức là nghe Thầy, và ai khinh dể các con, là khinh dể Thầy. Mà ai khinh dể Thầy là khinh dể Đấng đã sai Thầy”.

SUY NIỆM:

Chúa Giêsu lấy làm tiếc cho những thành phố được chứng kiến những dấu lạ của Thiên Chúa làm nhưng cuộc sống của họ cũng vẫn “trơ trơ”, đó được xem là sự khốn nạn cho nơi ấy và dĩ nhiên là những con người trong đó.

Ngược lại, có những người tự hào về những điều nổi bật nào đó chẳng hạn như giàu có; sự cống hiến của những con người nơi đó cho xã hội; sự hiểu biết về chân lý… rồi cho rằng tất cả những điều đó xứng đáng để được cứu độ, thậm chí xem thường người khác và cho rằng họ không xứng đáng.

Chúa Giêsu cảnh báo con người phải biết đọc ra dấu chỉ thời đại để thấy rằng mọi biến cố, mọi sự kiện đều là một nhắc nhở nào đó  của Thiên Chúa, và vì vậy tất cả đều là Tình Yêu của Ngài dành cho mỗi người chúng ta.

Đồng thời phải biết khiêm tốn để đón nhận thêm những gì mà Chúa đã ban. Đừng tưởng rằng hiện tại may mắn của tôi đủ bảo đảm để tôi được cứu độ.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, xin cho con cái nhìn linh thánh để đọc được ý Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời. Biết cảm ơn Chúa về những gì tốt đẹp đang xảy ra. Biết nhắc nhở mình lo sửa đổi trước những điều xấu. Biết khiêm tốn khi đón nhận ơn lành của Chúa.

THỨ BẢY – 01/10 : THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

LỜI CHÚA: Tin Mừng Mt 18, 1-4 

Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?” Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: “Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời”.    

SUY NIỆM:

Cửa Thiên đàng luôn rộng mở, nhưng không phải ai vào cũng được, vì có những người đã hóa nên to chắn cả lối Thiên Đàng. Chính vì vậy Đức Giêsu dạy các môn đệ, những người hóa nên to vì luôn ấp ủ giấc mộng trở thành kẻ lớn nhất: “nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. “

Hóa ra việc vào Thiên đàng chính là nổ lực để mỗi ngày trở nên nhỏ bé chứ không phải miệt mài nhằm làm những việc lớn lao, vĩ đại. Trong cách thức trở nên nhỏ bé, có cả những việc lớn lao vĩ đại nhưng đã được hóa giải bằng sự đơn sơ, khiêm tốn. Ngược lại, đôi khi có người cố tình làm những việc “nhỏ bé” để được người ta khen ngợi là vĩ đại…

Thế cho nên tất cả mọi sự dù to hay nhỏ, dù vĩ đại hay tầm thường đều hệ tại bởi con tim biết yêu thương.

Con tim biết yêu thương sẵn sàng làm tất cả mọi sự vì tình yêu. Chính bởi tình yêu đó hóa giải tất cả để trở nên mềm mại trước cửa Thiên đàng dù họ có cứng cõi đến mức nào, vì tình yêu có sức hóa giải.

Chị Têrêxa không phải là mẫu người khiêm tốn, ngược lại theo chị nhận xét là một người kiêu căng; đâu phải là mẫu người hiền lành, nhưng rất nhiều khi nóng giận… Tự thân chị không phải là con người “nhỏ bé”, nhưng dễ dàng nhìn thấy nơi tính cách chị một con người “lớn lao”.

Tuy nhiên có một năng lực đã bào mòn sự cứng cõi của tính cách “vĩ đại” nơi chị để nó trở nên “nhỏ bé”. Năng lực đó chính là tình yêu. Trong sự vĩ đại nơi con người chị, có cả một tình yêu vĩ đại để nó biến đổi tất cả mọi sự.

Đoạn Tin Mừng dù rất ngắn gọn nhưng chứa đựng cả chân lý của Tin Mừng, từ đó định hình cách sống của những người môn đệ Chúa Giêsu, và mở rộng ra cho tất cả những ai dù không biết Chúa Giêsu, nhưng sống theo con đường đó, họ cũng sẽ được vào Nước Trời. Con đường bé nhỏ đó chính là Con Đường Tình Yêu.

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa, chị Têrêxa đã khám phá ra con đường nên thánh mang tên con đường bé nhỏ. Bé nhỏ nhưng thật ra rất to vì nó chính là cùng đích cho cuộc đời của mỗi chúng con. Xin cho chúng con dù không sống được như chị Têrêxa, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về con đường đó : Con Đường Tình Yêu. Amen.